Trung Quốc đưa vào sử dụng phòng thí nghiệm khoa học ngầm sâu và lớn nhất thế giới
Theo Tân Hoa Xã, ngày 7/12, Trung Quốc đã khánh thành và đưa vào sử dụng phòng thí nghiệm khoa học ngầm sâu nhất và lớn nhất thế giới.
Phòng thí nghiệm khoa học Cẩm Bính. Ảnh: english.news.cn
Nằm dưới chân núi Cẩm Bính thuộc châu tự trị dân tộc Di Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Phòng thí nghiệm khoa học Cẩm Bính (DURF) được xây dựng dưới độ sâu 2.400m, tổng thể tích phòng 330.000 m3.
Thông lượng tia vũ trụ trong phòng thí nghiệm chỉ bằng 1/100 triệu so với bề mặt Trái đất và có nhiều ưu điểm như kết tủa radon môi trường cực thấp, bức xạ môi trường cực thấp, thông lượng tia vũ trụ cực thấp, không gian siêu sạch… nhờ đó sẽ giúp tăng cường khả năng phát hiện vật chất tối. Theo các nhà khoa học, vật chất nhìn thấy chỉ chiếm khoảng 5% vũ trụ, trong khi khoảng 95% vũ trụ được tạo thành từ vật chất tối và năng lượng tối.
Có tổng cộng 10 nhóm dự án thí nghiệm của các nhà khoa học các trường đại học và viện nghiên cứu khoa học như Đại học Thanh Hoa, Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Viện Nghiên cứu Khoa học Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc, Viện Nghiên cứu cơ học Nham Địa Vũ Hán (Viện Khoa học Trung Quốc)… sẽ đến phòng thí nghiệm này để triển khai thí nghiệm khoa học. Hiện có một số nhóm đã có mặt tại DURF để tiến hành các nghiên cứu.
DURF được xác định là cơ sở quan trọng của quốc gia, trong tương lai sẽ phát triển thành một trung tâm nghiên cứu khoa học chuyên sâu và đẳng cấp thế giới bao gồm sự giao thoa đa ngành của vật lý hạt, vật lý thiên văn hạt nhân, vũ trụ học, khoa học đời sống và cơ học đá…, góp phần giúp nền tảng sáng tạo khoa học của Trung Quốc có bước tiến nhảy vọt.
Nhà virus học nổi tiếng Trung Quốc cảnh báo về một loại virus corona khác
Một trong những nhà virus học nổi tiếng nhất của Trung Quốc Thạch Chánh Lệ gần đây cảnh báo rằng "rất có khả năng" một loại virus corona khác sẽ xuất hiện trong tương lai.
Bà Thạch cảnh báo trong một nghiên cứu gần đây rằng thế giới phải chuẩn bị cho một căn bệnh khác như Covid-19 vì "nếu virus Corona đã gây ra bệnh trước đây thì có nguy cơ cao là sẽ gây ra các đợt bùng phát tương lai", theo tờ South China Morning Post hôm nay 24.9. Nghiên cứu này được đăng trên chuyên san Emerging Microbes & Infections vào tháng 7.
Virus corona đã gây ra cả đợt bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2003 khiến hàng ngàn người chết trên toàn thế giới, cũng như đại dịch Covid-19. Virus corona gây ra Covid-19 được gọi là SARS-CoV-2 .
Nhà virus học Thạch Chánh Lệ trong một lần làm việc với các nhà nghiên cứu khác trong phòng thí nghiệm tại Viện Virus học Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc)
Chụp màn hình SCMP
Trong nghiên cứu mới, nhóm của bà Thạch từ Viện Virus học Vũ Hán (Trung Quốc) đã đánh giá nguy cơ lây lan sang người của 40 loại virus corona và kết luận một nửa trong số đó "có nguy cơ cao". Trong đó có 6 loại được biết là đã gây bệnh cho con người, và đã có bằng chứng cho thấy ba loại khác gây bệnh hoặc lây nhiễm cho các loài động vật khác.
"Gần như chắc chắn rằng sẽ có bệnh xuất hiện trong tương lai và rất có thể bệnh [do virus corona gây ra] sẽ tái diễn", nhóm nghiên cứu của bà Thạch cảnh báo trong nghiên cứu mới. Bà Thạch còn được gọi là "phụ nữ dơi" vì nghiên cứu về virus lây từ động vật, đặc biệt là dơi, sang người.
Nghiên cứu mới dựa trên phân tích các đặc điểm của virus, bao gồm quần thể, sự đa dạng về di truyền, loài vật chủ và tiền sử của các bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Tuy nhiên, nhiều nhà virus học Trung Quốc miễn cưỡng bình luận về nghiên cứu mới nhất của nhóm bà Thạch vì tính nhạy cảm ngày càng cao xung quanh công việc của bà, theo South China Morning Post.
Viện Virus học Vũ Hán đã bị vướng vào những nghi ngờ rằng virus gây Covid-19 có thể có nguồn gốc từ một vụ rò rỉ tình cờ từ phòng thí nghiệm của viện này.
Giả thuyết trên gây nhiều tranh cãi và đã bị phía Trung Quốc bác bỏ. Nhiều nhà khoa học tin rằng Covid-19 có nhiều khả năng bắt nguồn từ một loại virus ở động vật, có thể là dơi, sau đó truyền sang người thông qua một vật chủ không xác định.
Virus Nipah gây chết người, chưa có thuốc chữa: Bạn đã biết gì?
Vào tháng 6, Văn phòng Giám đốc Tình báo quốc gia (ODNI) của Mỹ công bố một báo cáo được giải mật về cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 của các cơ quan tình báo nước này. Báo cáo dài 4 trang của ODNI cho hay cộng đồng tình báo Mỹ vẫn không thể loại trừ khả năng SARS CoV-2 đến từ phòng thí nghiệm, nhưng họ không thể tìm ra nguồn gốc Covid-19, theo Reuters.
Trung Quốc đưa phi hành gia dân sự lên trạm không gian Ngày 30.5, Trung Quốc phóng tên lửa đẩy Trường Chinh 2F từ sa mạc Gobi, đưa phi thuyền Thần Châu 16 với 3 phi hành gia lên Trạm không gian Thiên Cung do nước này xây dựng, theo Tân Hoa xã. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa một phi hành gia dân sự lên quỹ đạo. Phi thuyền tách ra khỏi...