Trung Quốc đua ‘vận động hành lang’ trước thềm phán quyết vụ kiện Biển Đông
Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch ngoại giao toàn cầu, lôi kéo sự ủng hộ của các nước trước thềm phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế đối với vụ kiện mà Philippines khởi xướng chống lại Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình trong chuyến công du châu PhiReuters
Phán quyết dự kiến sẽ được Toà trọng tài quốc tế ở Hà Lan đưa ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.2016.
Mục tiêu của Bắc Kinh là thuyết phục các nước công nhận đòi hỏi phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông và ủng hộ không quốc tế hóa tranh chấp lãnh thổ, một nỗ lực được cho là sẽ đẩy các nước phải lựa chọn đứng về phía Trung Quốc hay Mỹ.
Trung Quốc đã thuyết phục được Lào, Campuchia và cả Nga, những quốc gia không liên quan gì đến tranh chấp ở Biển Đông, chấp nhận quan điểm của Bắc Kinh giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và tham vấn trực tiếp. Brunei, nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, cũng ủng hộ Trung Quốc.
Tuy nhiên, người phát ngôn chính phủ Campuchia là ông Phay Siphan nói rằng Phnom Penh không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào với Trung Quốc liên quan đến Biển Đông, theo Phnom Penh Post.
Đến hôm 28.4, tại một diễn đàn về an ninh tổ chức ở Singapore, ngoại trưởng Belarus và Pakistan đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Bắc Kinh và đồng quan điểm với Trung Quốc đối với tranh chấp ở Biển Đông, theo South China Morning Postngày 29.4.
Video đang HOT
Trước đó, truyền thông Trung Quốc nói rằng Ấn Độ ủng hộ quan điểm “đàm phán để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông” của Bắc Kinh thay vì dựa vào phán quyết của cơ quan pháp lý bên ngoài. Tuy nhiên, chưa thấy New Delhi chính thức công nhận hay phủ nhận thông tin này từ truyền thông Trung Quốc.
Trung Quốc ‘trước sau bất nhất’
South China Morning Post cho biết trong chiến dịch vận động ủng hộ quanh vụ kiện Biển Đông, Trung Quốc đang nhắm đến một số quốc gia ở khu vực châu Âu, nhưng đặc biệt là châu Phi, nơi nhận nhiều viện trợ từ Bắc Kinh.
Trung Quốc lại tiếp tục các hành động gây hấn bằng những chuyến bay dân sự sắp mở đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Stratfor
Ông Zhu Feng, Giám đốc điều hành Trung tâm hợp tác nghiên cứu Biển Đông thuộc trường đại học Nam Kinh, Trung Quốc, nhận định rằng Bắc Kinh “không có lựa chọn nào khác” vì Mỹ đã bắt đầu cuộc vận động tương tự.
Washington ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế và đã thuyết phục được nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) ủng hộ quan điểm này. Ngoại trưởng các nước G7 ra tuyên bố hồi đầu tháng 4.2016 phản đối “những hành động đơn phương khiêu khích” trong vùng biển có tranh chấp, dù tuyên bố không trực tiếp đề cập Trung Quốc.
Manoranjan Mohanty, cựu chủ tịch Viện nghiên cứu Trung Quốc ở Delhi (Ấn Độ) nói rằng các nước đang có cảm giác bị ép buộc bởi cả Trung Quốc và Mỹ.
South China Morning Post nhận định chiến dịch vận động của Trung Quốc có thể sẽ tạo ra phản ứng ngược khi Bắc Kinh cố gắng đưa vấn đề Biển Đông lên diễn đàn quốc tế, một hành động được xem là quốc tế hóa, đi ngược với quan điểm truyền thống của Trung Quốc, thậm chí cả Chủ tịch Tập Cận Bình cũng tuyên bố “tranh chấp Biển Đông là vấn đề song phương”.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc sốc vì bị Singapore cáo buộc gây chia rẽ ASEAN
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói cảm thấy sốc khi Singapore nhận xét Bắc Kinh gây chia rẽ ASEAN về vấn đề Biển Đông.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm 22/4. Ảnh: Reuters
Tại Diễn đàn cộng đồng ASEAN ở Jakarta, Indonesia, hôm 25/4, hai nhà ngoại giao Singapore cáo buộc Trung Quốc chia rẽ ASEAN khi đạt đồng thuận riêng với ba nước trong khối về vấn đề Biển Đông.
Phát biểu bên lề một cuộc họp giữa Trung Quốc và ASEAN, ông Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin) nói ông "bị sốc" với tuyên bố của Singapore. Ông Lưu cho rằng "ý định của Trung Quốc đã bị hiểu lầm" và mỗi nước ASEAN có chủ quyền của riêng mình, Trung Quốc không có ý định "chia cắt ASEAN". Ông cũng đòi Singapore giải thích về tuyên bố của mình, Straits Times hôm nay đưa tin.
Hôm 23/4, Trung Quốc tuyên bố đạt đồng thuận với Campuchia, Lào và Brunei, rằng các nước cần xử lý tranh chấp Biển Đông riêng với Trung Quốc thay vì với tư cách một khối.
Cựu tổng thư ký ASEAN Ong Keng Yong chỉ trích động thái của Trung Quốc không khác gì "can thiệp" vào công việc nội bộ của ASEAN. Còn ông Bilahari Kausikan, cố vấn chính sách của Bộ Ngoại giao Singapore, cho biết việc này có thể khiến ASEAN bị chia rẽ nếu có phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về vụ Philippines kiện yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc.
Tuy nhiên,ông Phay Siphan, phát ngôn viên chính phủ Campuchia, hôm 26/4 phủ nhận về thỏa thuận Biển Đông như Trung Quốc công bố. "Không có thỏa thuận hay các cuộc thảo luận nào, chỉ có một chuyến thăm của ngoại trưởng Trung Quốc", Phnompenh Post dẫn lời ông Siphan.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của nhiều nước láng giềng, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) và trên tinh thần của Tuyên bố của các bên (DOC).
Với những vấn đề chỉ liên quan đến hai nước, Việt Nam theo đuổi biện pháp giải quyết song phương. Đối với những vấn đề liên quan đến các nước và các bên khác, ví dụ như quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà một số bên cũng tuyên bố chủ quyền như Trung Quốc, Philippines, Malaysia và Brunei, thì không thể chỉ giải quyết song phương mà cần có sự tham gia của các bên liên quan.
Những vấn đề liên quan đến các nước ngoài khu vực, ví dụ như vấn đề an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, thì phải được bàn bạc, giải quyết với tất cả các nước có chung lợi ích và chung mối quan tâm.
Văn Việt
Theo VNE
ASEAN và vấn đề tranh chấp Biển Đông Quan chức cấp cao của ASEAN và Trung Quốc đang họp tại Singapore giữa lúc giới quan sát mong muốn đôi bên minh bạch và thiện chí trong vấn đề Biển Đông. Các quan chức ngoại giao cấp cao ASEAN chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị Cuộc họp thường niên cấp quan chức cấp cao (SOM) diễn ra trong hai ngày 27...