Trung Quốc đưa tranh chấp trên Hoa Đông ra Liên Hợp Quốc
Trung Quốc mới đây đã đệ trình tuyên bố chủ quyền của mình lên một ủy ban của Liên Hợp Quốc, khẳng định thềm lục địa tự nhiên của mình mở rộng tới khu vực Máng Okinawa trên biển Hoa Đông, một hành động có thể khiến cả Nhật và Hàn Quốc giận dữ.
Khu Máng Okinawa với đường màu xanh là tuyên bố chủ quyền của Nhật và đường đứt đoạn màu đỏ là tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc
Hiện cả Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản đều tuyên bố chủ quyền của khu vực Máng Okinawa, với một phần tuyên bố chủ quyền của Seoul nằm chồng lấn trên các vùng hai nước còn lại tuyên bố chủ quyền.
Tuy nhiên trong khi Seoul và Bắc Kinh có những sự đồng thuận nhất định về việc xác định các ranh giới, thì cả hai nước này đều chưa thống nhất được với Nhật Bản, các quan chức Hàn Quốc chia sẻ với hãng tin Yonhap.
Trung Quốc hôm thứ Năm “đã lần đầu tiên đệ trình quan điểm của mình lên một Ủy ban Liên Hợp Quốc về sự phân định ranh giới đối với phần ngoài của thềm lục địa trên biển Hoa Đông”, tờ China Daily cho biết, liên hệ tới Ủy ban Liên Hợp Quốc về Ranh giới thềm lục địa (CLCS).
Video đang HOT
Chen Lianzeng, phó giám đốc Cơ quan hải giám nhà nước Trung Quốc khẳng định với tờ báo trên rằng việc đệ trình này đã đưa ra những bằng chứng khoa học rằng thềm lục địa của biển Hoa Đông mở rộng về hướng Đông tới Máng Okinawa.
Một quan chức Trung Quốc khác cũng khẳng định việc đã đưa ra các bằng chứng khoa học. “Chúng tôi đã đệ trình quan điểm của Trung Quốc cùng các bằng chứng khoa học và củng cố hơn nữa thực tế rằng thềm lục địa của biển Hoa Đông mở rộng một cách tự nhiên”, China Daily dẫn lời ông Li Jiabiao, phó giám đốc Viện hải dương học số 2.
Hồi đầu năm nay, Hàn Quốc cũng đã gửi một bức thư ngoại giao tới Ủy ban trên để phản bác sự phản đối của Nhật Bản đối với tuyên bố của nước này rằng, thềm lục địa của Hàn Quốc mở rộng tự nhiên tới máng Okinawa.
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, các quốc gia ven biển có thể tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trong phạm vi 200 hải lý (370 km) tính từ bờ biển nước mình. Trong EEZ, một quốc gia có toàn quyền thăm dò và sử dụng các nguồn tài nguyên biển.
Thềm lục địa tại Hoa Đông được cho là rất giàu khí tự nhiên và dầu mỏ.
Theo Dantri
Hàn Quốc hạ thủy tàu ngầm 1.800 tấn thứ tư
Hải quân Hàn Quốc hôm qua đã hạ thủy chiếc tàu ngầm 1.800 tấn loại 214 thứ tư, trong nỗ lực củng cố khả năng chiến tranh dưới nước với tàu ngầm Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tham dự lễ cắt băng hạ thủy tàu ngầm Kim Jwa-jin
Theo hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc, tàu ngầm được đặt tên theo nhà đấu tranh vì độc lập nổi tiếng của Hàn Quốc Kim Jwa-jin (1889-1930). Và đây là chiếc tàu ngầm Loại 214, nặng 1.800 tấn thứ tư nước này phát triển kể từ năm 2010.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, Bộ trưởng Quốc phòng Kim Kwan-jin và các giới chức quân sự cấp cao khác đã tham dự lễ cắt băng khánh thành con tàu ở nhà máy đóng tàu Daewoo trên đảo Geoje, gần với thành phố cảng Busan ở miền nam.
Hãng thông tấn Yonhap cho hay, chiếc tàu ngầm này có thể bắn 300 mục tiêu cùng lúc và được trang bị tên lửa hạm đối đất, ngư lôi cũng như hệ thống sonar (định vị siêu âm dưới nước) tiên tiến, được dùng trong cuộc chiến chống tàu ngầm, các sứ mệnh do thám, giám sát.
Hàn Quốc hiện có hơn 10 tàu ngầm.
Nhờ hoạt động bằng hệ thống đẩy được gọi là Air Independent Propulsion (AIP), nên chiếc tàu ngầm chạy bằng diesel này có khả năng ở dưới nước lâu hơn các tàu ngầm thông thường. Hệ thống AIP cũng cho phép các thủy thủ thực hiện sứ mệnh dưới nước trong nhiều tuần mà không cần tiếp cận với oxy trong không khí.
Giới chức Hàn Quốc cho hay, Hải quân Hàn Quốc sẽ tiếp nhận chiếc tàu ngầm tấn công này vào cuối năm 2014 và triển khai nó vào năm 2015.
Hàn Quốc hiện có hơn 10 tàu ngầm đang hoạt động, trong đó có các tàu ngầm loại 209, trọng tải 1.200 tấn và tàu ngầm loại 214, trọng tải 1.800 tấn.
Hải quân Hàn Quốc dự kiến tiếp nhận 9 tàu ngầm tấn công hạng nặng 3.000 tấn sau năm 2020, với hệ thống radar và vũ khí được cải thiện đáng kể so với các tàu ngầm trước đó.
Trong khi đó, Triều Tiên được cho là có khoảng 70 tàu ngầm. Chính một trong những tàu ngầm này bị tình nghi đã phóng ngư lôi vào một tàu chiến của Hàn Quốc trong khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt ở bờ biển tây bán đảo Triều Tiên vào tháng 3/2010. Tổng cộng 46 thủy thủ đã thiệt mạng trong vụ việc.
Theo Dantri
Hàn Quốc sắm 4 máy bay tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ Sau nhiều trì hoãn, Hàn Quốc hôm qua đã quyết định chi hơn 1.000 tỷ won (900 triệu USD) để mua 4 máy bay tiếp nhiên liệu trên không, nhằm tăng cường tầm hoạt động cho các chiến đấu cơ của nước này. Máy bay tiếp nhiên liệu giúp chiến đấu cơ mở rộng phạm vi tác chiến Theo hãng tin Yonhap, kế...