“Trung Quốc đưa tàu tới Trường Sa là âm mưu thay đổi hiện trạng Biển Đông”
Philippines ngày 18/8 tuyên bố sẽ gửi công hàm phản đối các cuộc tuần tra tăng cường của tàu Trung Quốc tại một khu vực tranh chấp ở Biển Đông và gọi hành động này là một phần nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng khu vực.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines Charles Jose.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines Charles Jose hôm nay đã thông báo về công hàm phản đối Trung Quốc, một ngày sau khi truyền hình Philippines phát sóng cuộc phỏng vấn trong đó Tổng thống Benigno Aquino báo động về sự hiện diện của các tàu Trung Quốc gần Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Philippines cũng tuyên bố chủ quyền
“Chúng tôi phản đối các tàu Trung Quốc tiến hành tuần tra chủ quyền tại Bãi Cỏ Rong”, ông Jose tuyên bố trước báo giới.
Ông Jose cho hay các cuộc tuần tra chủ quyền trái phép của Trung Quốc nằm trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, vi phạm Công ước quốc tế về Luật Biển.
“Sự xuất hiện thường xuyên của các tàu Trung Quốc tại Bãi Cỏ Rong không phải là hành động tự do hàng hải đơn thuần, mà thực chất được thực hiện trong khuôn khổ các cuộc tuần tra chủ quyền trái phép, nhất quán với nỗ lực đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông”, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines nói thêm.
Video đang HOT
Vẽ bản đồ đáy biển?
Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình TV5 tại Manila ngày 17/8, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho hay quân đội nước này gần đây đã phát hiện 2 tàu nghiên cứu mới của Trung Quốc ở Bãi Cỏ Rong, nhưng không rõ các tàu này đang làm gì.
“Họ đang làm gì ở đó? Họ đang nghiên cứu cái gì? Tôi hy vọng vụ việc này sẽ không làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước”, ông Aquino nói trong cuộc phỏng vấn.
Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Philippines Paul Galvez ngày 18/8 cho biết các tàu của Trung Quốc là “tàu nghiên cứu thủy văn”, có khả năng vẽ bản đồ đáy biến.
Ông Galvez nói thêm rằng 2 tàu Trung Quốc được nhìn thấy lần đầu tiên hồi tháng 6 nhưng vẫn ở trên biển suốt hơn 1 tháng qua.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với 90% Biển Đông, thậm chí các vùng biển gần bờ các quốc gia láng giềng. Điều này mâu thuẫn với các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông của Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei, và đảo Đài Loan.
Trong những năm gần đây, căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc đã gia tăng khi Bắc Kinh tỏ ra hung hăng trong tuyên bố chủ quyền, viện dẫn các ‘”sự thật lịch sử”, và chiếm đóng, tăng cường cải tạo các đảo và bãi cạn.
Phát ngôn viên Herminio Coloma của Tổng thống Aquino hôm nay cho hay Philippines sẽ tiếp tục thực hiện “chiến lược tìm kiếm một giải pháp hòa bình và ngoại giao” cho cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
An Bình
Theo Dantri/AFP, Inquirer
Phát hiện 2 tàu nghiên cứu thủy văn Trung Quốc ở Trường Sa
Tổng thống Philippines Aquino cho biết, quân đội nước này đã phát hiện 2 tàu nghiên cứu thủy văn của Trung Quốc ở Bãi Cỏ Rong, thuộc quần đảo Trường Sa.
Tổng thống Philippines Aquino.
Thông tin được Tổng thống Philippines Aquino đưa ra trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình nước này TV5, được phát vào tối ngày hôm qua 17/8.
Dẫn báo cáo quân sự, Tổng thống Philippines đã lên tiếng cảnh báo về sự hiện diện của 2 tàu nghiên cứu thủy văn Trung Quốc ở gần Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà phía Philippines cũng tuyên bố chủ quyền.
"Họ đang làm gì ở đây? Họ đang tiến hành nghiên cứu gì? Tôi hi vọng sự hiện diện của họ không khiến căng thẳng gia tăng", ông Aquino cho biết trong cuộc phỏng vấn với TV5.
Tuy nhiên, Tổng thống Philippines không cho biết quân đội nước này đã phát hiện được các tàu Trung Quốc vào thời điểm nào và ông được thông báo về sự hiện diện của chúng khi nào. Theo miêu tả của quân đội Philippines, khi được phát hiện, các tàu đang khảo sát và vẽ biểu đồ khu vực.
Theo Tổng thống Aquino, thì sự xâm nhập này là động thái mới nhất cho thấy thái độ "theo thời vụ" của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp lãnh thổ. "Có thời vụ Trung Quốc hiếu chiến. Có thời vụ họ thân thiện. Và có thời điểm họ thích khiêu khích. Có thời điểm lại không", ông nhận định.
Tổng thống Aquino cho rằng, các cuộc xâm nhập của Trung Quốc vào vùng biển của Philippines vẫn không dừng lại, bất chấp nỗ lực giải quyết một tranh chấp một cách hòa bình của Manila.
Vụ thâm nhập của hai tàu nghiên cứu thủy văn trên diễn ra sau khi Mỹ-Philippines đề xuất một kế hoạch "đóng băng" các hoạt động làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông và sau khi Ngoại trưởng Philippines nỗ lực đưa ra "bản kế hoạch 3 hành động" nhằm tháo ngòi căng thẳng ở Biển Đông tại hội nghị ASEAN và diễn đàn khu vực ARF tại Myanmar vào tuần trước.
Trung Anh
Theo Dantri/ Inquirer
Philippines đề xuất 'kế hoạch ba hành động' giảm căng thẳng ở biển Đông Philippines ngày 1.8 tuyên bố nước này sẽ đưa ra "kế hoạch ba hành động" tại cuộc họp cấp bộ trưởng ASEAN vào tuần tới nhằm xoa dịu căng thẳng và giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông giữa Trung Quốc và các nước có liên quan. Quốc kỳ các nước thành viên ASEAN - Ảnh: Reuters Trung Quốc trong những...