Trung Quốc đưa tàu nạo vét cát lớn nhất châu Á vào hoạt động
Chiếc tàu nạo vét cát lớn nhất châu Á của Trung Quốc vừa được hoàn thiện và đưa vào hoạt động.
Tàu nạo vét cát Tuấn Dương của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Trung Quốc tổ chức bàn giao chiếc tàu nạo vét cát lớn nhất châu Á mang tên Tuấn Dương 1 cho tổ hợp cảng Quảng Châu vào ngày 10/10, theoXinhua.
Tuấn Dương 1 được sản xuất bởi công ty nạo vét Quảng Châu, một công ty con của tập đoàn xây dựng và truyền thông Trung Quốc, có trụ sở tại Hà Lan, với chi phí 176 triệu USD.
Tàu được trang bị hệ thống kiểm soát tự động nên chỉ cần ba thành viên thủy thủ đoàn để vận hành, có thể nạo vét 20.000 m3 cát mỗi giờ ở độ sâu 90 m dưới đáy biển.
Trước mắt, Tuấn dương 1 sẽ được điều đến Sri Lanka phục vụ dự án xây dựng thành phố cảng Colombo, trong kế hoạch hợp tác “một vành đai, một con đường” giữa nước này và Trung Quốc.
Video đang HOT
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Thừa nhận sự thật sát thủ tàu sân bay Nga thua Mỹ
Lại xin được giới thiệu tiếp một bài của TS Khoa học quân sự Nga Konstan tin Sivkov về một vấn đề nữa không mấy vui vẻ của Hải quân Nga.
Thời gian gần đây một số phương tiện thông tin đại chúng đã "phong tặng" danh hiệu "sát thủ tàu sân bay Mỹ" cho một số tàu của Hải quân Nga.
Biệt danh này đã xuất hiện trên nhiều tờ báo và cả trên các chương trình truyền hình.
Có cảm giác như là một chiếc tàu nổi hoặc một chiếc tàu ngầm đơn lẻ nào đó của Nga cũng có thể tiêu diệt được tàu sân bay, còn đối với Hải quân Nga, việc đánh bại một cụm tàu sân bay (tàu sân bay luôn được nhiều tàu bảo vệ đi kèm - một đội hình gồm tàu sân bay và các tàu bảo vệ được gọi là " cụm tàu sân bay tấn công ") là một nhiệm vụ tương đối dễ dàng.
Tuy nhiên, mọi việc hoàn toàn không đơn giản như vậy.
Trước hết, hãy nói về chính bản thân các "sát thủ tàu sân bay". Biệt danh như trên được gắn cho các tàu tuần dương mang tên lửa dự án 1164. Ngoài những tàu này ra, các "chuyên gia" còn đưa vào danh sách "sát thủ" tàu tuần dương mang tên lửa hạng nặng dự án 1144 (nổi tiếng nhất trong số đó là " Petr Veliki" ( Piot Đại đế)- trên ảnh), cũng như tàu ngầm tên lửa dự án 949A (trở nên nói tiếng nhờ thảm kịch của tàu ngầm "Kursk").
Tàu tuần dương nguyên tử mang tên lửa " Petr Veliki" (Piot Đại đế). Ảnh: Lev Fedoseev)
Chúng ta hãy phân tích xem liệu một tàu tuần dương mang tên lửa trong đội hình một cụm 2-3 tàu (đây là đội hình thường thấy của Hải quân Nga hiện nay khi thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nền ngoại giao Nga và để "thể hiện sức mạnh") hoặc một chiếc tàu ngầm dự án 949A có thể tiêu diệt hoặc chí ít là loại khỏi vòng chiến đấu một chiếc tàu sân bay của Mỹ hay không?
Đội hình chuẩn của một cụm tàu sân bay tấn công (Mỹ) thường như sau:
Một chiếc tàu sân bay (phần lớn là tàu kiểu "Nimitz"), 6-8 tàu nổi bảo vệ, trong đó có 2-3 tàu tuần dương mang tên lửa lớp "Ticonderoga", 2-3 tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển kiểu "Arleigh Burke" và 2-3 tàu ngầm nguyên tử, chủ yếu là kiểu "Los Angeles".
Thành phần chuẩn theo biên chế của Lực lượng không quân trên tàu sân bay có -48 máy bay cường kích- tiêm kích F/A-18C và D, 10 máy bay chống ngầm "Viking", 4-6 máy bay tiếp dầu, cũng khoảng 4-6 máy bay tác chiến điện tử, 4 máy bay trinh sát, 4 máy bay tuần tiễu radar và điều khiển kiểu E-2C " Hawkeye", 10-16 máy bay lên thẳng chống ngầm và tìm kiếm - cứu nạn.
Các tàu tuần dương và khu trục mang tên lửa có điều khiển là hệ thống phòng thủ chủ yếu của cụm tàu sân bay tấn công Mỹ, chúng có các phương tiện phòng không, chống ngầm và tác chiến điện tử rất mạnh.
Khi giải quyết nhiệm vụ tác chiến chống các tàu nổi của đối phương, cụm tàu sân bay tấn công (Mỹ) có thể sử dụng không quân trên tàu với khoảng gần 40 chiếc tấn công mục tiêu ở cự ly (cách cụm tàu sân bay) đến 600-800 km và tấn công bằng tên lửa có cánh "Tomahawk" ở cự ly 500-600 km từ trung tâm đội hình cụm tàu, mỗi lần phóng vài chục tên lửa như vậy.
Chiều sâu tuyến phòng thủ chống ngầm của cụm tàu sân bay nếu tính từ chính tàu sân bay sẽ là khoảng 600 km hoặc hơn, tuyến phòng không sẽ đến 700 km tính từ trung tâm đội hình .
Xét tổng thể, cụm tàu sân bay tấn công Mỹ là một tổ hợp tác chiến đồng bộ, trong đó các lực lượng và phương tiện khác nhau hoạt động dưới sự điều khiển của một hệ thống tự động hóa thống nhất, giải quyết đồng thời tất cả các nhiệm vụ được giao, kể cả tấn công lẫn phòng thủ.
Một cuộc hải chiến với tàu sân bay có "quy trình" như thế nào?
Để có thể tiêu diệt (đánh chìm) tàu sân bay trong đội hình cụm tàu sân bay tấn công, cụm tàu nổi của chúng ta (Nga) trong đó có một tàu tuần dương mang tên lửa - hoặc chỉ một tàu ngầm phải: đảm bảo phát hiện kịp thời cụm tàu sân bay tấn công và phân loại cụm tàu này, tiếp cận chúng đến cự ly có thể phóng tên lửa, nhận chỉ thị mục tiêu xác định vị trí của tàu sân bay trong đội hình cụm tàu và phóng tên lửa, - các tên lửa được phóng nếu chọc thủng được hệ thống phòng không và tác chiến điện tử của cụm tàu (Mỹ) sẽ tiêu diệt tàu sân bay.
Theo Danviet
Nga tập trận với tàu tuần dương tên lửa hạt nhân tối tân Tàu tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng Pyotr Veliky của Hạm đội phương Bắc - Nga đã lần đầu tiên được triển khai ra khơi để tham gia tập trận trong 2 năm qua. Đó là thông tin vừa được văn phòng báo chí của hạm đội đưa ra hôm qua (17/5). "Đây là đợt thực hành trên biển đầu tiên...