Trung Quốc đưa máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 vào hoạt động
Ngày 6/7, máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 do Trung Quốc phát triển đã chính thức được phiên chế cho Lực lượng Không quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Trung Quốc đưa máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 vào hoạt động
Với tải trọng 200 tấn, Y-20 là phương tiện lý tưởng để vận chuyển hàng hóa và người đường dài trong những điều kiện thời tiết khác nhau.
Người phát ngôn Không quân PLA Thân Tiến Khoa nói: “Việc đưa Y-20 vào hoạt động là một bước đi quan trọng để Không quân nâng cao năng lực lược thực thi quyền lực”. Ông cho biết thêm Không quân cần nỗ lực hơn nữa để thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ quân sự, trong đó có bảo vệ an ninh quốc gia.
Những năm gần đây, Không quân Trung Quốc đã cung cấp viện trợ và chuyển hàng hóa cứu trợ thảm họa cho Pakistan, Mông Cổ, Thái Lan, Nepal và nhiều quốc gia khác.
Video đang HOT
Theo Soha News
Chỉ có 4 trong 147 tổ chức NGO ủng hộ Hun Sen chống PCA, bảo vệ Trung Quốc?
Theo ông, đây là cách Hun Sen thể hiện với giới lãnh đạo Bắc Kinh rằng, ông vẫn có hậu thuẫn của mình. Từ lâu Campuchia đã thể hiện rõ lập trường gạt ASEAN ra.
The Cambodia Daily ngày 6/7 đưa tin, sau bài phát biểu của Thủ tướng Hun Sen tuần trước cảnh báo những "nguy hiểm tiềm tàng của việc can thiệp vào tranh chấp Biển Đông", Chính phủ Campuchia thông báo có 147 tổ chức phi chính phủ và công đoàn ủng hộ lập trường này của ông Hun Sen.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen, ảnh: freemalaysiatoday.com.
Mặc dù nói có những 147 tổ chức NGO ủng hộ lập trường của ông Hun Sen chống lại phán quyết của PCA và bảo vệ Trung Quốc, nhưng danh sách Chính phủ Campuchia đưa ra chỉ có tên 4 tổ chức, trong số này chỉ có 2 tổ chức là rõ ràng hiện hữu. Đó là Liên minh các hiệp hội Campuchia (NACC) và Liên đoàn Vì nhân quyền và phát triển Campuchia (CFHRAD).
The Cambodia Daily bình luận, mặc dù chính phủ Campuchia tuyên bố trung lập trong vấn đề Biển Đông, nhưng nước này đang bị chỉ trích rộng rãi là bảo vệ yêu sách (bành trướng) của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông, phá hoại các nỗ lực chung của ASEAN để hình thành mặt trận thống nhất chống lại yêu sách (phi lý, phi pháp) của Bắc Kinh.
Còn The Phnom Penh Post ngày 6/7 nhận xét, sau khi bị vùi dập bởi những chỉ trích từ cộng đồng quốc tế về lập trường bảo vệ Trung Quốc (bành trướng) trên Biển Đông, Thủ tướng Hun Sen tuần này tìm kiếm sự hỗ trợ cho lập trường của mình từ dư luận trong nước.
Tuy nhiên các nhà phân tích đã nhanh chóng đặt câu hỏi về 147 tổ chức NGO ủng hộ ông Hun Sen.
The Phnom Penh Post đã liên hệ với Giám đốc tổ chức CFHRAD Thao Veasna, Giám đốc tổ chức Cơ quan Tư vấn xã hội cho Campuchia (SCAC) Ung Molyvann được nêu trong danh sách, nhưng cả hai từ chối bình luận. Chủ tịch tổ chức NACC, Som Aun thì không liên lạc được.
Yong Phanny, người đứng dầu đảng Liên minh Dân chủ - Độc lập - Đoàn kết, một trong 17 cơ quan nằm dưới sự bảo trợ của NACC cho hay, ông không hề được thông báo về việc NACC tham gia tuyên bố của 147 tổ chức NGO ủng hộ lập trường của Hun Sen.
Tuy nhiên về nguyên tắc, đảng này là thành viên của NACC nên phải ủng hộ quyết định của NACC.
Ông Phay Siphan, người phát ngôn Chính phủ Campuchia khẳng định, chính phủ không có bất kỳ tác động nào đến việc 147 tổ chức NGO ra tuyên bố. Đó là tiếng nói của bản thân các tổ chức này do lo ngại về tình hình Biển Đông.
Còn tác giả cuốn "Hun Sen của Campuchia", Sebastian Strangio hôm qua nhận định: "Tuyên bố này rõ ràng được dàn dựng bởi Thủ tướng Hun Sen và chính phủ của ông để đảm bảo sự hỗ trợ của Campuchia cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Không tổ chức nào trong con số 147 NGO được biết đến nó."
Theo ông, đây là cách Hun Sen thể hiện với giới lãnh đạo Bắc Kinh rằng, ông vẫn có hậu thuẫn của mình. Từ lâu Campuchia đã thể hiện rõ lập trường gạt ASEAN ra khỏi vấn đề Biển Đông.
Billy Chia-Lung Tai, một nhà tư vấn pháp lý và nhân quyền cho biết: "Tôi không nghĩ rằng hầu hết người dân Campuchia đang quan tâm đến những gì xảy ra ở Biển Đông".
Cá nhân người viết cho rằng, nhận xét của Sebastian Strangio đã nói lên nhiều điều và không cần phải bình luận gì nhiều. Tuy nhiên chỉ xin lưu ý một điều, động thái này của Campuchia rất giống với cách làm của Trung Quốc đã bị The Wall Street Journal vạch trần ngày 17/6: Bắc Kinh bịa đặt 60 nước ủng hộ họ chống PCA.
Trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay mà vẫn có ai đó tin rằng có thể một tay che cả bầu trời, một tay bịt miệng thế gian và nói những điều không trung thực như vậy thì thật kỳ lạ, ấu trĩ. Chắc chắn nó chỉ mang lại những tác dụng ngược mà bản thân họ không hề mong muốn.
Theo Giáo Dục
Giới phân tích đánh giá cuộc tập trận của Trung Quốc ở Biển Đông Cuộc tập trận vừa là cách để Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự vừa là để chứng tỏ họ sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Giới phân tích đánh giá cuộc tập trận của Trung Quốc ở Biển Đông Liên quan tới cuộc diễn tập quân sự kéo dài một tuần mà Trung Quốc...