Trung Quốc đưa hàng trăm quan chức chính phủ tới 100 công ty tư nhân làm việc
Chính quyền Hàng Châu cử hàng trăm quan chức chính phủ tới làm việc tại 100 công ty tư nhân ở Hàng Châu, trong đó có gã khổng lồ Alibaba.
Động thái này cho thấy Bắc Kinh đang muốn gia tăng ảnh hưởng và kiểm soát với khu vực tư nhân trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ vẫn đang tiếp tục leo thang.
Không rõ những cái tên nào có mặt trong danh sách này, nhưng ngoài Alibaba, nhà sản xuất ô tô Chiết Giang Geely Automobile là một trong các công ty chào đón sự xuất hiện của quan chức chính phủ thời gian tới.
Alibaba khẳng định kế hoạch này không ảnh hưởng gì tới hoạt động của họ.
Trụ sở công ty Alibaba ở Hàng Châu. (Ảnh: Reuters)
“Chúng tôi hiểu sáng kiến này nhằm mục đích thúc đẩy một môi trường kinh doanh tốt hơn để hỗ trợ các doanh nghiệp có trụ sở tại Hàng Châu. Đại diện chính phủ sẽ đóng vai trò là cầu nối cho khu vực tư nhân và không can thiệp vào hoạt động của công ty”, Alibaba nêu rõ trong thông báo đăng tải mới đây.
Geely chưa lên tiếng về vấn đề này.
Video đang HOT
Luật pháp Trung Quốc quy định các công ty tư nhân, bao gồm cả các thực thể nước ngoài, phải thành lập các tổ chức đảng chính thức.
Các tổ chức này từng được xem chỉ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các CEO nước ngoài nói rằng họ phải chịu áp lực ngày càng tăng khi được yêu cầu để các thành viên trong tổ chức đảng được linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh.
Trong khi đó, các công ty Trung Quốc cũng tăng cường ảnh hưởng của các tổ chức đảng. Năm 2018, hàng chục ngân hàng Trung Quốc công bố thay đổi các điều khoản để trao thêm quyền cho các tổ chức đảng.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo VTC
86 con hổ chết sau khi rời chùa Thái Lan: Chùa Hổ lên tiếng
Vụ việc 86 con hổ chết sau 3 năm rời Chùa Hổ, một trong những địa điểm thu hút khách du lịch ở Thái Lan đã gây chú ý đặc biệt và nhà chùa mới đây đã lên tiếng.
Chùa Hổ từng nuôi gần 150 con hổ.
Theo News Straits Times, Chùa Hổ ở phía tây thủ đô Bangkok, Thái Lan từng là địa điểm du lịch nổi tiếng. Khách tham quan có thể đến chụp ảnh với hổ và cho chúng uống sữa bình.
Năm 2016, trước áp lực từ các tổ chức phòng chống buôn bán động vật hoang dã, chính phủ Thái Lan tịch thu 147 con hổ tại chùa Wat Pa Luang Ta Bua, hay còn gọi là Chùa Hổ.
Chính phủ Thái Lan đổ lỗi việc 86 con hổ chết khi được bảo tồn ở các khu vực hoang dã là do hệ miễn dịch kém xuất phát từ giao phối cận huyết, không chống lại được những căn bệnh ở bên ngoài.
Những con hổ được đem đi khỏi chùa vào năm 2016.
Người phát ngôn cơ quan bảo tồn động vật hoang dã thuộc chính phủ Thái Lan, Pattarapol Maneeorn, nói: "Những con cọp giao phối cận huyết rất yếu ớt, dẫn đến hệ miễn dịch kém dễ mắc bệnh nên đã chết trong tại các khu bảo tồn của chính phủ".
Tuy nhiên, nhà chùa đã chính thức lên tiếng bác bỏ tuyên bố của chính phủ Thái Lan. "Chúng không chết vì giao phối cận huyết", Athithat Srimanee, người phụ trách chăm sóc hổ tại ngôi chùa nói.
"Khi lực lượng chức năng đột kích vào nhà chùa cách đây 3 năm, họ không nói gì về những rủi ro", Srimanee nói, cho rằng những con hổ chết là do bị nhốt trong lồng quá nhỏ.
Hổ bị gây mê và đem đi khỏi chùa.
"Tại chùa, dù chúng tôi thiếu kiến thức nhưng chúng tôi dùng tình yêu thương chăm sóc, nuôi chúng ở nơi có không gian rộng rãi, không phải trong lồng", ông Srimanee lưu ý.
Sau vụ việc năm 2016, Chùa Hổ vẫn là điểm đến thu hút khách du lịch. Chùa nuôi 400 con nai, hơn 300 con công, một con sư tử và một số động vật khác được chăm sóc một cách hợp pháp.
Ngược lại, chính phủ Thái Lan nói những con hổ được chăm sóc cẩn thận tại các khu bảo tồn của chính phủ. "Sức khỏe của chúng ngay từ đầu đã không tốt", Maneeorn nói.
Theo Danviet
Muôn vàn kiểu đưa và nhận hối lộ tinh vi làm 'tan chảy' quan tham Trung Quốc Dù Chính phủ Trung Quốc liên tục đẩy mạnh "đả hổ, diệt ruồi, săn cáo" nhưng số lượng quan tham nước này vẫn ngày càng gia tăng. Hối lộ mọi nơi, mọi lúc bằng mọi thủ đoạn Theo Tân Hoa xã, kể từ năm 2012, thời điểm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiến hành chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi, săn...