Trung Quốc đưa chiến cơ Su-35 ra diễn tập ở Biển Đông
Không quân Trung Quốc (PLA) thử nghiệm khả năng tác chiến trên biển của máy bay chiến đấu Su-35 cải tiến trên Biển Đông, truyền thông nước này đưa tin.
Theo PLA Pictorial, lữ đoàn không quân từ Bộ Tư lệnh Quân khu phía Nam tham gia bài tập sau khi cải tiến những máy bay Sukhoi do Nga sản xuất. Đợt diễn tập gồm các nội dung tấn công mục tiêu bằng biên đội ba tiêm kích, cơ động và khai hỏa hiệp đồng, cũng như hoạt động bay đêm. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc không cho biết chi tiết về địa điểm và thời gian diễn tập.
Tất cả 24 chiếc Su-35 của Trung Quốc được giao cho một lữ đoàn gần Trạm Giang ở tỉnh Quảng Đông, nơi bộ chỉ huy phía Nam phụ trách các hoạt động ở biển Đông, theo SCMP.
Hai máy bay chiến đấu Su-35 và máy bay ném bom H-6K của Không quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang tuần tra trên eo biển Luzon gần Đài Loan. Ảnh: AP
Trung Quốc là khách hàng nước ngoài đầu tiên của máy bay Su-35 hạng nặng hai động cơ, trụ cột của Không quân Nga. Su-35 là bản nâng cấp của Su-27, được đưa vào sử dụng thời Liên Xô vào năm 1985 và được các nhà quan sát Nato biết đến với cái tên Flanker.
Su-35 có động cơ mạnh hơn để đảm bảo khả năng cơ động cao hơn và khả năng mang trọng tải tám tấn, bao gồm cả tên lửa chống hạm. Máy bay chiến đấu J-11 Thẩm Dương của Trung Quốc cũng được phát triển từ khung máy bay Su-27.
Video đang HOT
Thông tin về cuộc tập trận của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh đô đốc Philip Davidson, chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của hải quân Mỹ, tuần trước lên tiếng chỉ trích hành động khiêu khích của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông như bồi đắp, quân sự hóa các đảo nhân tạo ở biển Đông và dùng lực lượng quân sự theo dõi tàu, máy bay Mỹ cùng đối tác hoạt động trong khu vực.
Mỹ và Trung Quốc đang tranh cãi về việc tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Trung Quốc liên tục phản đối các chuyến tuần tra duy trì tự do hàng hải của tàu chiến Mỹ ở biển Đông, trong khi Washington và các nước Đông Nam Á bày tỏ lo ngại về hoạt động quân sự hóa các đảo nhân tạo bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 20/7 ra thông cáo thể hiện quan ngại trước thông tin Bắc Kinh có hành vi can thiệp hoạt động khai thác dầu khí trong khu vực, bao gồm hoạt động thăm dò và khai thác lâu nay của Việt Nam. Mỹ yêu cầu Trung Quốc nên chấm dứt hành vi bắt nạt, kiềm chế các hành động khiêu khích và gây bất ổn khu vực.
(Nguồn: SCMP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Các tập đoàn TQ chạy đua chế tạo tiêm kích cho tàu sân bay tiếp theo
Hải quân Trung Quốc vẫn chưa quyết định mẫu tiêm kích cho tàu sân bay thế hệ tiếp theo, điều đó khiến cuộc đua giữa máy bay tàng hình FC-31 và J-20 càng trở nên gay cấn.
Tập đoàn chế tạo máy bay Thẩm Dương và Thành Đô đang chạy đua với thời gian để phát triển tiêm kích trên hạm cho tàu sân bay thế hệ tiếp theo của Trung Quốc, South China Morning Post dẫn các nguồn tin quân sự cho biết.
Đối với các kỹ sư hàng không từng tham gia phát triển tiêm kích trên hạm J-15, thách thức lớn nhất của họ là chế tạo phiên bản mới đủ ngắn để cất cánh với hệ thống máy phóng của tàu sân bay thế hệ tiếp theo.
Tập đoàn hàng không vũ trụ Thành Đô đang phát triển phiên bản ngắn hơn từ tiêm kích tàng hình J-20. Trong khi đó, Tập đoàn Máy bay Thẩm Dương đang phát triển FC-31. Trước đó, công ty này đã sản xuất tiêm kích trên hạm J-15 cho tàu sân bay Liêu Ninh và Type-001A, con tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc.
Trước đó, thông tin trên truyền thông nói rằng hải quân Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chọn FC-31, nhưng một nguồn tin quân sự am hiểu vấn đề nói rằng quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra.
Mẫu thử nghiệm tiêm kích tàng hình FC-31 do tập đoàn Thẩm Dương chế tạo. Ảnh: Tân Hoa xã.
Hải quân Trung Quốc vẫn chưa quyết định vì họ thích cả J-20 và FC-31. Mỗi máy bay đều có ưu và nhược điểm riêng. Theo một bài đăng trên tạp chí Naval and Merchant Ship, thiết kế của J-20 khiến nó rất phù hợp để hoạt động trên biển và nó có thể được cải tiến để dùng trên hạm.
Antony Wong Dong, chuyên gia quân sự ở Macau, đồng ý với nhận định trên. Ông cho biết nếu J-15 có thể hoạt động trên tàu sân bay, thì J-20 nhỏ hơn hoàn toàn có thể làm được. J-15 là tiêm kích trên hạm duy nhất của Trung Quốc được phát triển từ nguyên mẫu T-10K của tiêm kích trên hạm Su-33 do Liên Xô chế tạo.
J-20 được đưa vào sử dụng trong không quân Trung Quốc từ năm 2017, 6 năm sau chuyến bay đầu tiên. FC-31 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2012, nhưng đến nay vẫn chưa ấn định được thời gian đưa vào sử dụng.
Hiện tại FC-31 và J-20 đang sử dụng động cơ do Nga chế tạo, nhưng phiên bản hoạt động trên tàu sân bay tương lai có thể dùng động cơ do Trung Quốc sản xuất. Tuy vậy, động cơ sử dụng cho tiêm kích trên hạm đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn.
FC-31 đang sử dụng động cơ WS-13 được chế tạo dựa trên động cơ của Liên Xô sản xuất vào cuối những năm 1970 với công nghệ đã lạc hậu. Việc chế tạo động cơ mới cho FC-31 sẽ làm tăng chi phí.
Phiên bản tương lai của J-20 sẽ sử dụng động cơ WS-15 chế tạo trong nước. Các nhà phân tích nhận định J-15 vẫn là tiêm kích trên hạm duy nhất của Trung Quốc trong thập kỷ tới. Công ty Thẩm Dương đã sản xuất khoảng 50 tiêm kích J-15 đủ dùng cho tàu sân bay Liêu Ninh và Type-001A, trong khi chờ đợi tiêm kích trên hạm mới.
Theo Zing.vn
Nga tuyên bố sẵn sàng cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ Nhà nước "Rostec" Sergei Chemezov cho biết, Nga sẵn sàng cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ máy bay chiến đấu Su-35 nếu nước này thể hiện mong muốn phù hợp. Nga sẵn sàng cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ Ông Sergei Chemezov nói: "Tập đoàn Công nghệ Nhà nước Rostec sẵn...