Trung Quốc đưa các văn nghệ sĩ về nông thôn
Trung Quốc sẽ cử các văn nghệ sĩ, các nhà làm phim, nhà làm truyền hình về các vùng nông thôn để tìm hiểu cuộc sống của quần chúng nhân dân và hình thành quan điểm đúng đắn về nghệ thuật – báo chí Trung Quốc ngày 2.12 cho biết.
Những người nông dân có thể sớm được chia sẻ kinh nghiệm sống của mình với giới văn nghệ sĩ thành thị. Ảnh: BBC
Theo một văn kiện chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc được Tân Hoa xã trích đăng ngày 2.12, “Tổng cục đặc trách báo chí, đài phát thanh, truyền hình và phim ảnh Trung Quốc sẽ tổ chức đưa những người hoạt động trong ngành về nông thôn xa xôi và các khu hầm mỏ để tìm hiểu theo cơ sở ba tháng một lần”.
Chính sách này được công bố sau khi một số tác phẩm nghệ thuật bị Chủ tịch Tập Cận Bình phê phán là “tầm thường” hồi giữa tháng 10. Ông kêu gọi giới văn nhân nghệ sĩ không nên trở thành “nô lệ của thị trường”, mà cần sáng tác theo “giá trị xã hội chủ nghĩa, tinh thần yêu nước, phục vụ nhân dân”.
Cụ thể, các đạo diễn, phóng viên, phát thanh viên, nhà báo truyền hình sẽ sống chung ít nhất 1 tháng với “quần chúng” thuộc các dân tộc thiểu số, ở những vùng biên giới xa xôi, đặc biệt là những địa danh lịch sử đóng góp vào chiến thắng của Đảng Cộng sản năm 1949. Khoảng thời gian này sẽ giúp họ tìm nguồn cảm hứng sáng tác “đúng quan điểm về nghệ thuật và tạo ra nhiều đại tác phẩm”.
“Nghệ thuật và văn hóa không thể phát triển mà không có sự định hướng về chính trị”, hãng tin Tân Hoa xã nói. Đồng thời, hãng thông tấn nhà nước này cũng chúc mừng Chủ tịch Tập vì “nhấn mạnh sự thống nhất của hệ tư tưởng và các giá trị nghệ thuật”.
Video đang HOT
Theo G.M /Lao Động
Báo TQ nói gì về "thất bại" của người dân Hong Kong?
Bài báo được đăng tải rộng rãi ở Trung Quốc phản ánh cách nhìn của họ về vấn đề Hong Kong hiện nay.
Ngày 6/10, các tờ báo ở Trung Quốc đồng loạt đăng tải một bài viết được cho là của một nghị sĩ Hong Kong giấu tên nhằm "giải thích" về thất bại của cuộc biểu tình đòi dân chủ hiện nay do sinh viên Hong Kong phát động.
Biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong lúc cao điểm với hàng vạn người tham gia
Bài báo này đã được phổ biến rộng rãi trên các mạng xã hội và trang thông tin Trung Quốc, nhằm giúp người dân nước này "hiểu rõ hơn" về cuộc biểu tình ở Hong Kong hiện nay và nguyên nhân vì sao phong trào này không thể thành công.
Chúng tôi xin trích bài báo đã được đăng tải rộng rãi trên các tờ báo và trang mạng Trung Quốc:
Để hiểu được vì sao Hong Kong đang đi xuống, chúng ta phải nắm được nó phất lên như thế nào: Từ lâu thành phố này đã đóng vai trò là điểm trung chuyển thương mại và liên lạc giữa Trung Quốc đại lục với phương Tây. Thế nhưng kể từ khi được trao trả về cho Trung Quốc, vị thế này của Hong Kong bắt đầu phai nhạt.
Nhiều người dân Hong Kong đổ lỗi điều này cho sự bất tài của chính quyền, tuy nhiên cách giải thích này không có cơ sở. Lý do thật sự là mối quan hệ trực tiếp giữa Trung Quốc đại lục với phương Tây cũng như Đài Loan đã được tăng cường, khiến vai trò trung gian của Hong Kong ngày càng mờ nhạt.
Ông Lương Chấn Anh, Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong
Vấn đề thực sự của Hong Kong là phần lớn người dân không ý thức được sự thay đổi này, bởi thế họ chưa sẵn sàng về mặt tư tưởng cho tái cấu trúc nền kinh tế. Thái độ của nhiều người dân Hong Kong với sự thay đổi thời cuộc đó có thể được mô tả bằng từ "coi thường".
Trong hai năm qua, tin tức về những xung đột giữa người dân Hong Kong và du khách đại lục đã liên tục xuất hiện trên báo. Có người dân Hong Kong đã gọi người Trung Quốc đại lục là "ăn tàn phá hoại", thậm chí một hướng dẫn viên du lịch Hong Kong còn lớn tiếng nhục mạ du khách Trung Quốc.
Điều này vô cùng khác thường, bởi trong những năm gần đây, Hong Kong giàu lên trông thấy nhờ du lịch, thế nhưng họ lại để người dân có những cách hành xử như vậy đối với du khách?
Đó chỉ là một ví dụ cho thấy người dân Hong Kong không hiểu được mảnh đất mà mình sinh sống đang thay đổi như thế nào. Nhìn bề ngoài, người Hong Kong có vẻ như những đại diện nổi trội của chủ nghĩa tư bản thị trường hào nhoáng. Nhưng từ cốt cách bên trọng, họ vẫn chỉ là những nông dân có tầm nhìn không vượt quá lũy tre làng.
Một sinh viên giơ biểu ngữ "Hong Kong dành cho người Hong Kong"
Ngoài miệng, họ luôn nói về thương mại quốc tế, nhưng họ không hiểu được rằng sự trỗi dậy của Hong Kong phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc. Bởi vậy mà người dân Hong Kong nhìn nhận sự phát triển của thành phố với cái đầu đầy u mê, và trong tương lai, họ sẽ trở nên lụi tàn bởi chính sự u mê này.
Tất nhiên, nhiều người Hong Kong không chịu thừa nhận điều này. Họ thích đổ lỗi cho chính quyền Đặc khu Hành chính Hong Kong vì sự trì trệ hiện nay, rằng mọi thứ bây giờ tồi tệ hơn rất nhiều so với thời Hong Kong còn là thuộc địa của Anh.
Theo Khampha
Báo chí Trung Quốc 'học tập tiêu chuẩn đưa tin của chủ nghĩa Mác' Hiệp hội các nhà báo Trung Quốc (ACJA) vừa có văn bản chỉ đạo các hội viên phải học tập "tiêu chuẩn đưa tin" theo tinh thần chủ nghĩa Mác, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc đưa tin theo đường lối của đảng Cộng sản Trung Quốc. Một sạp báo ở Trung Quốc - Ảnh: Reuters Văn bản của ACJA được Tân...