Trung Quốc đưa “cá mập máy” ra Hoàng Sa để bảo vệ giàn khoan
Trung Quốc đã cố tình vu khống Việt Nam đưa người nhái ra phá giàn khoan Hải Dương-981 để đưa “cá mập máy” tới bảo vệ bất chấp nó đang hoạt động trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo Trung tâm thông tin mạng Trung Quốc, quân đội nước này sẽ triển khai thiết bị lặn không người lái (UUV) mang tên Hải Yến để truy lùng người nhái và đặc công phá hoại giàn khoan Hải Dương-981 trên Biển Đông.
Trước đó, như Infonet đã đưa tin trong cuộc họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông do Bộ Ngoại giao tổ chức chiều ngày 16/6, ông Ngô Ngọc Thu – Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định lời cáo buộc của phía Trung Quốc là vô căn cứ khi cho rằng, Việt Nam đã cử lực lượng đặc công nước, người nhái ra “quấy nhiễu hoạt động của giàn khoan Trung Quốc” .
Thiết bị lặn không người lái Hải Yến của Trung Quốc.
“Đến nay, Việt Nam vẫn kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền của mình. Chúng tôi không đưa các lực lượng quân sự ra thực địa.
Video đang HOT
Việc Trung Quốc đưa ra các bằng chứng như lưới, thùy phuy, mảnh gỗ, cục gỗ để nói rằng Việt Nam thực hiện các biện pháp gây nguy hại cho giàn khoan của Trung Quốc là không đúng. Đó là lưới đánh bắt thông thường của các tàu cá của ngư dân Việt Nam, khi họ bị các tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công, xua đuổi, ngư dân Việt Nam đã phải cắt lưới để chạy. Hay khi vòi rồng áp lực cao của tàu Trung Quốc tấn công vào các tàu chấp pháp của Việt Nam, những thùy phuy là thùng dầu, thùng sơn và những khúc gỗ sơn dùng để huấn luyện trên tàu của Việt Nam bị thổi rơi xuống biển. Trung Quốc thu vớt về và bịa đặt là bằng chứng Việt Nam tấn công tàu của Trung Quốc”, ông Ngô Ngọc Thu cho biết.
Theo China News Service, Hải Yến UUV được nghiên cứu và phát triển tại Đại học Thiên Tân Trung Quốc. Ban đầu, nó được sản xuất để phục vụ mục đích dân sự như khám phá khoa học, nghiên cứu sinh học biển, đáy biển cũng như hỗ trợ công tác tìm kiếm và cứu hộ.
Tuy nhiên, các nhà khoa học phát triển Hải Yến lại có mối quan hệ mật thiết với Hải quân Trung Quốc. Do đó, trong tương lai, nhiều khả năng nó sẽ được đưa ra chiến trường.
Theo thiết kế, Hải Yến UUV có thể hoạt động liên tục dưới biển 30 ngày trong phạm vi 1.000 km và lặn sâu tối đa 1.094 m. Hải Yến sử dụng động cơ đẩy hỗn hợp tiên tiến với hình dạng bên ngoài giống như một quả ngư lôi, dài 1,8m , đường kính 0,3 m, trọng lượng 70 kg và tốc độ di chuyển là 6 km/h.
Hải Yến có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ như dò mìn hay tìm kiếm cứu hộ cũng như phát hiện sự dịch chuyển của người nhái và tàu ngầm. Đặc biệt, khi được trang bị hệ thống vũ khí, thiết bị lặn không người lái này có thể tấn công lực lượng người nhái tiếp cận gần các giàn khoan dầu được Trung Quốc trái phép đưa vào khai thác tại những vùng biển tranh chấp.
Thậm chí, theo tờ Want China Times, Hải quân Trung Quốc còn đang lên phương án mua hoặc đóng mới một phiên bản thiết bị lặn Hải Yến với quy mô lớn hơn và triển khai với số lượng lớn để bảo vệ cho lực lượng tàu thuyền và giàn khoan ngoài khơi trong tương lai.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Want China Times, trang web tin tức bằng tiếng Anh của Tập đoàn truyền thông China Times (Đài Loan). Want China Times được thành lập vào năm 2010, chuyên cung cấp các thông tin về cộng đồng quốc tế đặc biệt về Trung Quốc và Đài Loan.
Theo Infonet
Mỹ đưa không quân sang Iraq bảo vệ cố vấn
Quân đội Mỹ cho biết lực lượng không quân được cử sang Iraq chủ yếu sẽ làm nhiệm vụ giám sát trong vòng 30-35 ngày. Theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby, các máy bay đang trên đường đến Iraq gồm cả máy bay có người lái và không người lái, trong đó có một số máy bay có vũ trang. Ông John Kirby khẳng định lý do chủ yếu cho sự tham gia của không quân Mỹ là vì mục đích "bảo vệ bắt buộc".
Xe tăng của quân đội Iraq tuần tra ở thị trấn Taji cách thủ đô Baghdad 12 dặm về phía Bắc. Ảnh: AP
Theo tờ New York Times, lực lượng được cử sang Iraq có cả máy bay không người lái Predator được trang bị tên lửa chống tăng Hellfire. Dự kiến, lực lượng này sẽ có mặt trên vùng trời Baghdad vào thứ năm 3-7.
Trước đó, Nhà Trắng đã ra lệnh cho 300 cố vấn quân sự đến Iraq trong bối cảnh các đội quân Hồi giáo cực đoan Sunni đã kiểm soát nhiều thị trấn và đe dọa tấn công Baghdad. Việc cử phi đội không quân có vũ trang sang Iraq lần này là một động thái mà phía Mỹ cho là cần thiêt để bảo vệ các cố vấn hiện đang làm việc bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Iraq. Các cố vấn này sẽ đánh giá tiềm lực của quân đội Iraq hiện tại để đưa ra những lời khuyên cần thiết. Trước đó, rất nhiều đội quân của Iraq đã thất bại trước những cuộc tấn công của phe phiến quân chủ chiến ISIS.
Ông Obama phủ nhận việc Mỹ sẽ bị "kéo trở lại" tình hình hỗn độn tại Iraq. Ảnh: AP
Trong khi đó, lãnh tụ tinh thần của người Hồi giáo dòng Shia đã lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo đất nước nhanh chóng bổ nhiệm thủ tướng mới và các vị trí chủ chốt trước khi diễn ra cuộc họp Quốc hội mới vào thứ ba 1-7.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đều đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Iraq nên nhanh chóng lập ra một Chính phủ mang tính đại diện cao hơn. Điều này đã khiến áp lực lên thủ tướng đương nhiệm Nouri al-Maliki ngày một gia tăng. Trong cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 4, liên minh Nhà nước Pháp quyền của ông Maliki đã giành đa số ghế trong cơ quan lập pháp nhưng lại chưa thể thành lập được chính phủ.
Theo Người Lao động
Iraq bật đèn xanh cho Mỹ tấn công các tay súng hồi giáo Iraq vừa tỏ ý chấp nhận các hành động tấn công bằng không quân bởi cả phi cơ có người lái lẫn không có người lái của quân đội Mỹ nhằm vào các phần tử vũ trang al-Queda trên lãnh thổ Iraq, giới chức Mỹ cho hay. Theo Wall Street Journal đưa tin, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết chính...