Trung Quốc đưa Biển Đen vào “tầm ngắm”
Sau khi được chính phủ Pakistan cho phép vận hành cảng Gwadar, Trung Quốc lại sẵn sàng xây dựng một cảng nước sâu khác trên bán đảo Crimea tại Ukraine để mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Biển Đen.
Cảng Gwadar tại Pakistan.
Từ năm 2002-2005, Trung Quốc đã chi khoảng 100 triệu USD để xây dựng cảng Gwadar tại Pakistan. Mặc dù cảng này thuộc quyền sở hữu của chính phủ Pakistan sau khi khánh thành nhưng Công ty cổ phần cảng hải ngoại Trung Quốc đã được trao quyền vận hành cảng vào tháng 2/2013, cho phép Trung Quốc kiểm soát các tuyến đường biển nối với eo biển Hormuz ở bờ biển phía bắc Iran, nơi 40% lượng dầu của thế giới đi qua.
Trong tương lai, Trung Quốc sẽ chi khoảng 10 tỷ USD để xây dựng cảng nước sâu, một khu phát triển kinh tế và kho chứa dầu tại trên bán đảo Crimea ở Ukraine.
Công ty đầu tư phát triển kênh đào Nicaragua do tỷ phú Hồng Kông Wang Jing đứng đầu là nhà đầu tư chính của cảng Crimea. Mặc dù ông Wang khẳng định không liên quan tới chính phủ Trung Quốc nhưng trang tinMingjing tại Hồng Kông cho biết ông này đã được quân đội Trung Quốc “bật đèn xanh”.
Trang tin Tiếng nói nước Nga khẳng định Trung Quốc đang nỗ lực thay thế vai trò của Liên Xô cũ trong thời Chiến tranh Lạnh. Trung Quốc không chỉ mở rộng tầm ảnh hưởng bằng sức mạnh quân sự mà còn bằng cả sức mạnh kinh tế.
Bằng việc tránh can thiệp vào các vấn đề nội bộ tại những quốc gia mà Trung Quốc tham gia đầu tư, Bắc Kinh vẫn có thể mở rộng sự ảnh hưởng tại các khu vực thông qua các công ty nhà nước.
Video đang HOT
Chiến lược trên của Trung Quốc đã thành công tại cả châu Phi và Mỹ La-tinh. Bắc Kinh cũng đang giành ảnh hưởng tại Ukraine.
“Chúng tôi biết Trung Quốc có rất nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn, trong đó có các tập đoàn xây dựng quốc doanh, nhưng chúng tôi không muốn một đối tác xây đựng đơn thuần mà muốn một đối tác chiến lược”, Aleksey Mazyuk, người đứng đầu Kievgidroinvest – đối tác phía Ukraine của Công ty đầu tư phát triển kênh đào Nicaragua trong việc xây dựng cảng tại Crimea, cho biết.
Theo VNE
Những ngày thăm Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Thủ tướng Pháp Jean - Marc Ayrault ký Tuyên bố chung nâng quan hệ Việt-Pháp lên Đối tác Chiến lược, đúng dịp hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng phu nhân và đoàn lãnh đạo cao cấp của Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 24-26/9. Trong ảnh, cộng đồng người Việt tại Pháp chào đón chuyến thăm của Thủ tướng. Ảnh: Chinhphu.vn
Thủ tướng Pháp Jean - Marc Ayrault nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phát biểu rằng chuyến thăm của Thủ tướng là dấu mốc quan trọng trong quá trình thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước. Ảnh: AFP
Thủ tướng Pháp đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đánh giá Việt Nam có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, đặc biệt có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN, đồng thời khẳng định mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ với Pháp - đối tác hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu, thành viên G8 và Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: Chinhphu.vn
Trưa 25/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Jean-Marc Ayrault ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược giữa CHXNCH Việt Nam và Cộng hòa Pháp. Ảnh: Chinhphu.vn
Chiều 25/9, Tổng thống Pháp Francois Hollande đón tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại điện Elysee ở Paris. Ảnh: AFP
Thủ tướng cùng tổng thống Pháp và các quan chức hội đàm tại Phủ tổng thống Pháp, nhất trí thống nhất những phương hướng lớn nhằm thúc đẩy hợp tác hai nước trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, quốc phòng... Ảnh: AFP
Trước đó, hôm 24/9, Thủ tướng có bài phát biểu tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp tại Paris, nhấn mạnh mối quan hệ Việt - Pháp đã trở thành biểu tượng của tinh thần dũng cảm khép lại những trang sử đau buồn của quá khứ để xây dựng lòng tin, cùng hướng tới hòa giải, hòa bình, hữu nghị và phát triển. Ảnh: Chinhphu.vn
Thủ tướng cũng gặp gỡ với Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Le Drian, khánh thành trụ sở mới của Đại sứ quán Việt Nam và có nhiều hoạt động khác tại Pháp trước khi lên đường tới Washington, Mỹ, để tham dự phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 68. Ảnh: Chinhphu.vn
Cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt tại Mỹ đón Thủ tướng và phu nhân cùng đoàn cấp cao Việt Nam. Tại phiên thảo luận ngày 27/9 của Đại hội đồng, Thủ tướng sẽ phát biểu chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong việc triển khai các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, trong đó nêu bật tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin chiến lược góp phần củng cố hòa bình, giải quyết các xung đột trên thế giới; thể hiện Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực và có hiệu quả vào công việc chung của Liên hợp quốc. Ảnh: Chinhphu.vn
Vũ Hà
Theo VNE
Làm sâu sắc thêm hợp tác đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản Trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản 20 ngày, ông Shinzo Abe đã khẳng định mong muốn làm sâu sắc thêm mối quan hệ tốt đẹp, hợp tác đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản. Thiếu nhi Thủ đô Hà Nội tặng hoa chào đón Thủ tướng Shinzo Abe và Phu nhân...