Trung Quốc đóng mới 36 tàu Hải giám
Trung Quốc tăng cường đóng mới tàu Hải giám trong lúc căng thẳng trên biển Hoa Đông và biển Đông ngày càng gia tăng.
Hạ thủy tàu Hải giám 8002
Ngày 14/10 Tổng đội Hải giám Trung Quốc đã làm lễ hạ thủy tàu Hải giám 1000 tấn do TQ tự đóng mới tại Quảng Châu, đây là 1 trong 36 tàu Hải giám TQ đang đóng mới.
Tàu Hải giám này mang số hiệu 8002 được bắt đầu chế tạo từ tháng 2 năm nay tại nhà máy đóng tàu Quảng Châu và hoàn thành sau 8 tháng.
Video đang HOT
Tàu Hải giám 8002 dài 79,9 m, rộng 10,6 m, thủy thủ đoàn 43 người, hành trình cơ động liên tục 5000 hải lý và có thể duy trì hoạt động liên tục trên biển 30 ngày đêm.
Việc TQ đóng mới 36 tàu Hải giám trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông và biển Đông nhằm mục đích tăng thực lực kiểm soát thực tế các vùng biển tranh chấp.
Động thái này của Bắc Kinh một lần nữa gây ra sự chú ý đặc biệt đối với công luận, đặc biệt là các quốc gia có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.
Theo Tinngan
"Trung Quốc đã kiểm soát bãi cạn Scarborough"
Một cựu thứ trưởng Ngoại giao Philippines mới đây cho biết, bãi cạn Scarborough trên Biển Đông hiện đã nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
Tàu hải giám của Trung Quốc gần bãi đá ngầm Scarborough.
Thông tin trên được cựu thứ trưởng ngoại giao Philippines Lauro Baja Jr đưa ra trong cuộc trò chuyện tại diễn đàn của một trường đại học Philippinesngày 5/10 vừa qua. Ông Baja cũng từng là cựu đại diện thường trực củaPhilippines tại Liên hợp quốc.
"Nên nhớ rằng, Trung Quốc đã chăng dây khu vực và không một ngư dân hay tàu thuyền nào của Philippines có thể vào trong", vị cựu thứ trưởng cho biết.
Cho đến nay chính phủ Philippines không thừa nhận đã để mất kiểm soát bãi cạn mà nước này gọi là Panatag (hay Scarborough theo tên gọi quốc tế) và Trung Quốc gọi là Hoàng Nham. Tuy nhiên, từ khi Philippines đơn phương rút tàu bè hồi tháng 6, các tàu vũ trang của Trung Quốc đã chặn lối vào khu vực.
Các quan chức ngoại giao Philippines đã cáo buộc Trung Quốc vi phạm một thỏa thuận do Mỹ là trung gian, kêu gọi cả Philipines và Trung Quốc rút ngay tàu khỏi khu vực, để giảm nhiệt căng thẳng bắt đầu vào tháng 4 vừa qua. Phía Trung Quốc phủ nhận đã có một thỏa thuận như vậy.
Sau khi tàu Philippines rút đi và để cho Trung Quốc trở thành người kiểm soát duy nhất với bãi đá cạn, Tổng thống Aquino được biết đã nổi giận với Ngoại trưởng Albert del Rosario và điều nghị sỹ Antonio Trillanes làm người đàm phán "đêm" với giới chức cấp cao Trung Quốc. Vụ việc cuối cùng đã gây ra một cuộc tranh cãi công khai tại thượng viện vào tháng 9 vừa qua, giữa ông Trillanes và chủ tịch thượng viện Juan Ponce Enrile.
Ông Baja kêu gọi chính phủ hành động mạnh mẽ hơn để phục hồi sự hiện diện của Philippines ở bãi cạn cách tây Vịnh Subic của Philippines chưa đầy 200km này.
Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc đối với bãi cạn bùng nổ vào tháng 4 vừa qua khi giới chức Manila bắt các ngư dân Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Scarborough. Nhưng trước khi hải quân Philippines tiến hành bắt giữ, tàu Trung Quốc đã tới ngáng đường họ.
Căng thẳng biển đảo đã làm xấu mối quan hệ hai nước, ảnh hưởng đến kinh tế. Cụ thể Trung Quốc đã từ chối nhập khẩu chuối Philippines và khách Trung Quốc hủy chuyến đi của họ tới đất nước này.
Căng thẳng cũng ảnh hưởng tới mối quan hệ nội bộ ASEAN. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã không đưa ra được một thông cáo chung sau cuộc họp hồi tháng 7 vừa qua, mà nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng của Trung Quốc.
Theo Dantri
Trung Quốc sẽ tiếp tục áp sát Senkaku/Điếu Ngư Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua tuyên bố các tàu hải giám và tàu ngư chính của họ sẽ tiếp tục tuần tra ở những vùng nước quanh nhóm đảo tranh chấp với Nhật Bản. Một tàu hải giám của Trung Quốc. Ảnh: People Daily. Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đưa ra thông báo trên trong cuộc...