Trung Quốc đón Tết trong nỗi lo dịch bệnh
Trung Quốc hôm qua xác nhận: Bệnh nhân thứ ba thiệt mạng vì nhiễm chủng coronavirus mới; dịch bệnh đã lây lan sang các tỉnh thành khác.
Khu chợ hải sản ở Vũ Hán bị đóng cửa sau khi phát hiện dịch bệnh mới. Ảnh: EPA
Nguồn gốc vi-rút vẫn chưa được làm sáng tỏ và khả năng dịch lây lan nhanh hơn khi người dân Trung Quốc và nhiều nước châu Á di chuyển nhiều trong dịp Tết nguyên đán.
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc hôm qua cho biết, 2 bệnh nhân ở Bắc Kinh được xác nhận nhiễm chủng vi-rút này, cùng với một trường hợp ở Thâm Quyến. Hôm qua Trung Quốc cũng phát hiện các ca nghi nhiễm bệnh khác, với 8 trường hợp đang được giám sát ở Thâm Quyến và 5 trường hợp ở Chiết Giang.
Thành phố Vũ Hán, nơi phát hiện những trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên cũng cho hay trường hợp thứ 3 thiệt mạng vì coronavirus và hơn 130 trường hợp nhiễm mới chỉ riêng trong dịp cuối tuần qua, nâng tổng số ca nhiễm ở thành phố này lên 198.
Thông tin về tình trạng coronavirus lây lan ở Trung Quốc gây nhiều lo ngại khi hàng trăm triệu người dân nước này đang bước vào đợt di chuyển khắp đất nước và ra nước ngoài trong dịp nghỉ Tết nguyên đán. Riêng Vũ Hán đã có khoảng 11 triệu dân và là một trong những trung tâm giao thông lớn của cả nước.
Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc hôm 18/1 nói rằng, dịch bệnh lần này “có thể ngăn ngừa và kiểm soát”. Vi-rút lần này không phải loại gây hội chứng hô hấp cấp tính (SARS), dịch bệnh cũng bắt nguồn từ Trung Quốc và làm chết hơn 700 người trên khắp thế giới trong đợt bùng phát năm 2002-2003.
Đại diện trung tâm này bác bỏ thông tin các bệnh viện ở bên ngoài Vũ Hán đang bí mật điều trị cho những người nhiễm vi-rút đồng thời khẳng định tất cả các ca được biết đến đều đang chữa trị trong thành phố này.
Bất chấp những nỗ lực dập dắt tin đồn, thông báo khiến nhiều cư dân mạng Trung Quốc cho là đặt ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời.
Video đang HOT
“Vi-rút này lây lan ở mức độ nào, nó nghiêm trọng ra sao và có thể lây từ người sang người hay không? Vì sao thông báo chỉ khiến mọi người đoán già đoán non”, một người viết trên mạng xã hội Weibo.
Nhiều người cùng đặt ra một câu hỏi: sao có thể không có trường hợp mắc bệnh nào ngoài các thành phố Trung Quốc khi đã có 2 du khách Trung Quốc sang Thái Lan và một người Trung Quốc làm việc ở Nhật Bản đã được xác nhận là nhiễm bệnh. Hôm qua, báo chí Hàn Quốc đưa tin, một phụ nữ trở về từ Trung Quốc đã được xác định dương tính với vi-rút mới.
Nhiều hoài nghi
Các bệnh viện ở Thượng Hải và tỉnh Chiết Giang đều đã tăng cường quy trình kiểm tra toàn diện. Ở Thâm Quyến, các chốt kiểm tra thân nhiệt đã được lập ra ở sân bay, bến cảng và nhà ga.
Chiều 20/1 hơn 100 người có triệu chứng xếp hàng chờ được xét nghiệm ở bệnh viện Xiehe ở Vũ Hán, Guardian cho biết.
Tại một bệnh viện ở quận Chaoyang của Bắc Kinh, các bệnh nhân được phát khẩu trang và mẫu khai thông tin có đi đến Vũ Hán gần đây không. Một y tá bệnh viện cho biết, các biện pháp đề phòng đang được áp dụng để bảo vệ bác sĩ và nhân viên bệnh viện.
Trong thông báo đăng trên Twitter hôm qua, WHO cho biết: “Nguồn động vật có thể là nơi khởi phát ban đầu của đợt bùng phát chủng coronavirus này, với tình trạng lây từ người sang người hạn chế, xảy ra khi có tiếp xúc gần”.
Đến thời điểm này, các dấu hiệu cho thấy vi-rút mới không độc như SARS, nhưng các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác nguồn gốc và cách thức lây lan của nó. Giới nghiên cứu tỏ ra lo ngại rằng, số trường hợp nhiễm bệnh đang bị đánh giá quá thấp.
Xi Chen, một trợ lý giáo sư tại Trường Y tế cộng đồng thuộc ĐH Yale, Mỹ, cho rằng khả năng cao là vi-rút này lây từ người sang người vì đã có nhiều trường hợp mắc bệnh được xác nhận. “Thật khó để tin rằng tất cả những ca đó đều bị lây từ động vật ở cùng một khu chợ”, ông Chen nói.
Khu chợ hải sản Huanan, nơi có hàng ngàn quầy hàng, bị đóng cửa từ đầu tháng 1. Nhưng một số bệnh nhân mắc bệnh chưa từng đến chợ này.
Ngày 19/1, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc khẳng định đợt dịch lần này “có thể ngăn chặn và kiểm soát”, nhưng cũng cho biết nguồn gốc vi-rút chưa được xác định và con đường lây lan của nó chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn.
BÌNH GIANG
Theo Tiền phong
"Khoảng trống" đáng lo ngại về bệnh viêm phổi lạ ở Trung Quốc trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, vì vậy cả chính quyền Trung Quốc và các quốc gia láng giềng đều rất lo ngại virus sẽ lan rộng khi hàng trăm triệu người Trung Quốc di chuyển khắp đất nước và thăm người thân ở nước ngoài.
Trung Quốc vừa xác định thêm 4 trường hợp nữa nhiễm virus viêm phổi lạ ở thành phố Vũ Hán, nơi có khoảng 11 triệu dân.
Trong thông báo phát đi ngày 18/1, Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán cho biết, tính cả 4 trường hợp trên, tổng số bệnh nhân mắc loại virus viêm phổi này được nâng lên con số 45. Trong đó 5 người trong tình trạng nghiêm trọng, 2 người tử vong và 15 người đã được xuất viện. Những bệnh nhân khác đang trong tình trạng ổn định.
Chợ hải sản ở Vũ Hán, nơi được xem là nguồn gây dịch viêm phổi lạ.
Nguyên nhân gây viêm phổi được xác định là một loại coronavirus mới. Trước đó, đại dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng) do virus Corona lây truyền lần đầu xuất hiện ở miền nam Trung Quốc vào cuối năm 2002 và lan sang hơn hai chục quốc gia, khiến gần 800 người tử vong.
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, vì vậy cả chính quyền Trung Quốc và các quốc gia láng giềng đều rất lo ngại virus sẽ lan rộng khi hàng trăm triệu người Trung Quốc di chuyển khắp đất nước và thăm người thân ở nước ngoài.
Ít nhất 6 quốc gia châu Á đã bắt đầu sàng lọc các du khách đến từ miền Trung Trung Quốc. Riêng Thái Lan và Nhật Bản đã báo cáo 3 trường hợp mắc bệnh. Các bệnh nhân viêm phổi lạ ở hai nước đều là công dân Trung Quốc đến từ Vũ Hán hoặc mới đi Vũ Hán về.
Tại Mỹ, Cơ quan Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) hôm 17/1 thông báo bắt đầu cho rà soát, kiểm tra sức khỏe hành khách đi từ TP Vũ Hán đến 3 sân bay lớn tại TP San Francisco, TP New York và TP Los Angeles.
Thông tin chính thức từ nhà chức trách Trung Quốc cho thấy, ổ dịch bùng phát xung quanh một chợ hải sản ở TP Vũ Hán. Trung Quốc hiện vẫn chưa có bất kỳ cảnh báo hạn chế đi lại nào và chưa xác định rõ nguồn gốc của bệnh là từ động vật hay từ đâu.
Theo báo Tuổi trẻ, phát biểu tại phiên họp ngày 15/1 của Bộ Y tế, các chuyên gia cho biết có 2 yếu tố khiến họ nhận định chưa bùng phát dịch, do chưa có bằng chứng rõ nét lây từ người sang người và các dấu hiệu lâm sàng của bệnh không quá nặng nề. Trường hợp tử vong đầu tiên ngoài mắc chứng viêm phổi lạ còn có bệnh cảnh nền làm biểu hiện bệnh nặng thêm.
Tuy nhiên, ông Phan Trọng Lân, viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho hay do mùa tết lưu lượng giao thương đi lại, du lịch rất lớn, thành phố Vũ Hán là đầu mối giao thông. Một chuyên gia khác cũng nhận định việc giám sát thông qua máy đo thân nhiệt và các biện pháp khác cũng chỉ ngăn chặn được 60% nguy cơ, 40% còn lại là "khoảng trống" đáng lo ngại.
Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế khuyến cáo để phòng bệnh viêm phổi lạ và các bệnh lây qua đường hô hấp, cần hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, trường hợp cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc (khoảng cách tối thiểu là 2m), hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.
Cục cũng yêu cầu những người trở về từ thành phố Vũ Hán hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm phổi tại Vũ Hán, hoặc có sốt, ho, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn sức khỏe.
Lê Lan (T/h)
Theo nguoiduatin
Chuyên gia dự báo số người nhiễm virus viêm phổi lạ ở Trung Quốc lên đến hơn 1.000 người Số người nhiễm virus lạ giống virus gây hội chứng hô hấp cấp (SARS), hay còn gọi là chủng virus corona mới, tại Trung Quốc trên thực tế có thể cao hơn hàng trăm người so với con số được báo cáo chính thức. Nhân viên y tế làm việc tại bệnh viện ở Nam Kinh, Trung Quốc, trong bối cảnh bùng phát...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Một loại hạt rất sẵn, rẻ tiền nhưng có tác dụng giảm cân hiệu quả

Cách làm dưa cải bắp ngon có lợi cho sức khỏe đường ruột

5 tác dụng của cây kế sữa với sức khỏe

Tăng huyết áp có uống được nước rau diếp cá không, cần hạn chế gì?

Những mẹo giải rượu tự nhiên giúp bạn tỉnh táo nhanh chóng

Dân văn phòng có nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng vì 10 thói quen 'xấu' này

Trà đen và trà xanh: Lựa chọn nào tốt hơn cho sức khỏe?

7 loại trà giúp giải độc gan hiệu quả nhất

Không hoang mang, cũng đừng chủ quan!

Thực hiện 10.000 bước mỗi ngày và 30 phút đi bộ ngắt quãng, cái nào tốt hơn?

Khi nào nên dùng đồ uống thể thao?

Nhiều người trẻ nạp đường vượt khuyến nghị WHO
Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh đám cưới đẹp như mơ của Hồ Quỳnh Hương ở tuổi 45
Sao việt
23:51:32 16/05/2025
Phản ứng của em gái Trấn Thành khi lần đầu đóng cảnh 'yêu đương nồng nhiệt'
Hậu trường phim
23:48:13 16/05/2025
Rộ video Wren Evans hôn đắm đuối 1 cô gái, còn có "phản ứng lạ" gây tranh cãi?
Nhạc việt
23:41:24 16/05/2025
Mỹ nhân 54 tuổi vẫn cùng con gái đi học đại học, trẻ hơn bạn cùng lớp kém 36 tuổi mới sốc
Phim châu á
23:33:59 16/05/2025
Nam kỹ sư chinh phục nữ kế toán, được MC nhận xét như dành cho nhau
Tv show
23:01:06 16/05/2025
Mỹ nhân 'Playboy' Pamela Anderson giải thích về mái tóc gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:45:57 16/05/2025
UAE tặng ông Trump một giọt dầu mỏ
Thế giới
22:38:27 16/05/2025
Yêu nhau gần 2 năm, đến khi thấy người yêu bước lên xe Porsche, tôi mới hiểu đằng sau nụ cười ngọt ngào là một sự thật phũ phàng
Góc tâm tình
22:36:19 16/05/2025
Danh tính 9 người thương vong trong vụ sạt lở ở Lai Châu
Tin nổi bật
22:34:02 16/05/2025
Công an Hà Nội thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả
Pháp luật
22:20:06 16/05/2025