Trung Quốc đơn độc tại Shangri-La
Cuộc đối thoại thường niên Shangri-La năm nay khép lại với sự đơn độc của Trung Quốc, quốc gia đang hung hăng tiến hành các hoạt động bồi đắp tôn tạo các đảo nhân tạo cũng như quân sự hóa trên Biển Đông.
Dù có tỏ ra cởi mở nhưng tướng Tôn Kiến Quốc (quân phục trắng) vẫn bị nhiều đại diện các nước dự Đối thoại Shangri-La ngoảnh mặt
Diễn ra từ ngày 3 đến 5-6 tại Singapore, Đối thoại Shangri-La năm nay bao phủ bởi nỗi lo lắng sâu sắc trước những mối đe dọa mà Trung Quốc gây ra cho hòa bình, an ninh và ổn định khu vực nói chung cũng như tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông nói riêng.
Đại đa số các phát biểu tại Đối thoại Shangri-La năm 2016 đã tập trung vào việc làm rõ những hành động đơn phương gây căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian gần đây cũng như những hệ lụy khôn lường của nó.
Mạnh mẽ nhất là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khi ông lên tiếng cảnh báo Trung Quốc có thể dựng lên “Vạn Lý Trường Thành tự cô lập” nếu tiếp tục có những hành động khiêu khích trên biển, trên không và không gian mạng. Ông Carter đặc biệt nhấn mạnh, “Mỹ sẽ hành động” nếu Trung Quốc có bất kỳ hành động nào nhằm thay đổi nguyên trạng bãi cạn Scarborough vốn do Philippines kiểm soát trước đây và mới bị Bắc Kinh kiểm soát từ năm 2012.
Điều đáng nói là đáp lại sự lo ngại và chỉ trích này, Trung Quốc, hệt như sự ngang ngược của mình trên Biển Đông lại có những phát biểu không thể chấp nhận tại Đối thoại Shangri-La. Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Tôn Kiến Quốc tuyên bố khiến người ta phải ngỡ ngàng rằng, vấn đề Biển Đông trở nên quá nóng là do “những hành động gây hấn của một số quốc gia nhằm vụ lợi cho riêng mình”(?!). Tướng Tôn Kiến Quốc cũng lợi dụng diễn đàn này để “tố” ngược Philippines đâm đơn kiện Bắc Kinh ra Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) “dưới chiêu bài luật pháp quốc tế”.
Chính vì thế, không chỉ thống nhất lập trường trong việc lên tiếng chỉ trích những hành động quân sự hóa hung hăng, gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, nhiều quốc gia tham dự Đối thoại Shangri-La 2016 đã biểu thị sự đoàn kết trước tham vọng độc chiếm vùng biển chiến lược này của Bắc Kinh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter khẳng định, “các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông đang cô lập họ, vào đúng lúc toàn khu vực đang xích lại gần nhau”, đồng thời cảnh báo “nếu các hành động này tiếp diễn, kết quả là Trung Quốc tự xây một bức Vạn Lý Trường Thành cô lập mình”.
Video đang HOT
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein đã nhấn mạnh tới sự đoàn kết, thống nhất giữa các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông, trước hết là các thành viên Hiệp hội có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, bởi nếu không sẽ bị “các cường quốc gạt ra ngoài cuộc chơi”.
Lên tiếng tại diễn đàn đối thoại này, Thượng tướng Bùi Văn Nam – Thứ trưởng Bộ Công an nêu rõ, Việt Nam cam kết tham gia tích cực cùng các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế nhằm tăng cường đảm bảo an ninh khu vực thông qua các diễn đàn khu vực và quốc tế như Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM), ADMM , Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF)… tiếp tục phát huy sự đồng thuận có tính trung tâm của ASEAN trong vấn đề Biển Đông.
Theo_An ninh thủ đô
Biển Đông căng thẳng, Mỹ và Trung Quốc liên tiếp "dằn mặt"
The Diplomat (Nhật Bản) cho rằng, có thể Trung Quốc chỉ muốn ngăn chặn việc Mỹ tiếp tục tuần tra Biển Đông, hoạt động mà theo Bắc Kinh là nhằm quân sự hóa vùng biển tranh chấp. Cả Washington và Bắc Kinh đều đã chơi trò răn đe lẫn nhau để ngăn chặn trước hành vi của đối phương.
Ngày 1/6 vừa qua, tờ South China Morning Post (SCMP - Hong Kong) dẫn một nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc cho biết Bắc Kinh có thể chuẩn bị loan báo lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Nguồn tin giấu tên này nói rằng tuyên bố trên nhằm đáp trả các hành động khiêu khích của quân đội Mỹ trong khu vực, hàm ý việc Mỹ cho tuần tra để bảo đảm tự do hàng hải và hàng không tại hải phận và không phận quốc tế.
Bài báo trên được đăng tải vào thời điểm đặc biệt nhạy cảm tại Biển Đông. Trung Quốc và các quốc gia đòi hỏi chủ quyền và các nhà quan sát, kể cả Mỹ đều đang chờ đợi phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye về vụ kiện của Philippines, dự kiến sẽ ra phán quyết trong mùa hè này. Bên cạnh đó, các quan chức cao cấp Trung Quốc và Mỹ sắp gặp gỡ tại cuộc Đối thoại Kinh tế Chiến lược lần thứ tám. Các nhà ngoại giao quốc tế và nhà phân tích cuối tuần này cũng sẽ nhóm họp tại Singapore, trong khuôn khổ diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri La.
Hơn nữa, các động thái của Mỹ và Trung Quốc trong tháng vừa rồi ở vùng biển này thực sự căng thẳng. Mới đây, chiến hạm USS William P.Lawrence đã đi vào bên trong khu vực 12 hải lý tại Đá Chữ Thập. Đây là lần thứ ba Mỹ thực hiện quyền tự do hàng hải tại Biển Đông. Sau đó, một máy bay trinh sát EP-3 Aries bị hai máy bay chiến đấu của Trung Quốc ngăn chặn một cách nguy hiểm - sự cố đầu tiên loại này kể từ hai năm qua. Cuối cùng, nguồn tin của SCMP đe dọa thành lập ADIZ trên Biển Đông, và báo chí Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẽ tăng áp lực với Mỹ về vấn đề biển đảo.
Các nhà quan sát lâu nay vẫn tranh luận về khả năng Trung Quốc có thể tiến đến việc tuyên bố thiết lập ADIZ tại Biển Đông, sau khi đã lập tại Biển Hoa Đông tháng 11/2013. Trong hai năm gần đây, tình hình đã căng thẳng hẳn lên khi Bắc Kinh xây các đảo nhân tạo tại các thực thể ở Trường Sa đang tranh chấp với các nước khác trong khu vực. Khi Trung Quốc tuyên bố ADIZ tại Biển Hoa Đông, giữa Bắc Kinh và Tokyo cũng đã rất căng thẳng.
Trung Quốc đã triển khai tên lửa phòng không HQ-9 tại đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Theo The Diplomat, có nhiều dấu hiệu cho thấy khả năng ADIZ Trung Quốc trên Biển Đông. Vùng nhận dạng phòng không đòi hỏi cơ sở hạ tầng rộng lớn để có thể thực thi. Trước đây Trung Quốc đã thường xuyên đối mặt với những khó khăn khi áp đặt ADIZ trên Biển Hoa Đông. Còn tại Biển Đông, Bắc Kinh đã cho xây hai đường băng tại Trường Sa, trên Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi bổ sung vào đường băng đã có trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa chiếm của Việt Nam năm 1974. Các chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc đặt tại đảo Phú Lâm đã tiến hành tập trận.
Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định, các đường băng trên có thể tiếp đón bất kỳ loại máy bay nào của quân đội Trung Quốc. Hơn nữa, Bắc Kinh đã tìm cách cải thiện công tác tình báo, giám sát qua việc lắp đặt các hệ thống radar tầm xa hiện đại và mới đây còn tiến đến việc sử dụng máy bay không người lái trên Biển Đông.
Nếu thế mạnh về phương tiện có thể khiến người ta suy đoán sắp tới sẽ có một ADIZ Trung Quốc trên vùng biển này, theo The Diplomatcũng có ba lý do khác, chủ yếu về chính trị và luật pháp, để tin rằng Bắc Kinh sẽ không lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.
Trước tiên, Trung Quốc tỏ ra nhập nhằng về yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, và huy động mọi phương cách để mở rộng những thực thể đang chiếm đóng. Chính đường lưỡi bò 9 đoạn mơ hồ này đang được tòa án La Haye xem xét. Việc đơn phương tuyên bố ADIZ mà không có cơ quan quốc tế nào công nhận, sẽ khiến Bắc Kinh được yêu cầu vạch rõ các giới hạn trên không, cũng sẽ phản ánh thực tế yêu sách về vùng biển phía dưới.
Chẳng hạn, liệu Trung Quốc sẽ áp đặt ADIZ bao trùm lên toàn bộ đường 9 đoạn hay chỉ một phần và nếu thế thì tại sao? Hiện nay Bắc Kinh tránh đề cập đến tính chất của yêu sách, mà chỉ nhấn mạnh một loạt giải thích rối rắm về lịch sử cho việc đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông. ADIZ sẽ làm hỏng yêu sách này (cho dù không chính thức lập ADIZ thì Bắc Kinh cũng đã ngăn trở Mỹ thực hiện tự do hàng không).
Vậy mục đích của thông tin trên SCMP là gì? The Diplomat cho rằng, có thể nguồn tin từ quân đội Trung Quốc chỉ muốn ngăn chặn việc Mỹ tiếp tục tuần tra Biển Đông - hoạt động mà theo Bắc Kinh là nhằm quân sự hóa vùng biển tranh chấp. Cả Washington và Bắc Kinh đều đã chơi trò răn đe lẫn nhau để ngăn chặn trước hành vi của đối phương.
Mỹ đã nhiều lần tuyên bố sẽ không chấp nhận một ADIZ Trung Quốc trên Biển Đông. Phát biểu ít lâu sau khi Bắc Kinh lập ADIZ Hoa Đông, ngoại trưởng John Kerry nhấn mạnh điều này, và cảnh cáo Trung Quốc không nên hành động tương tự tại Biển Đông.
Cận cảnh một phần Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp, xây dựng thành đảo nhân tạo trái phép
Trong khi đó, Bắc Kinh lại để ngỏ vấn đề. Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố sẽ lập vào đúng thời điểm, sau khi hoàn tất các chuẩn bị cần thiết. Và đầu năm 2014, trả lời câu hỏi về khả năng lập ADIZ Biển Đông của báo Asahi, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hồng Lỗi nói rằng Trung Quốc có quyền bảo vệ an ninh quốc gia, nhưng sau đó ít lâu đã nói thêm là Trung Quốc không cảm thấy mối đe dọa nào về an ninh từ các nước ASEAN, và lạc quan về quan hệ với các láng giềng tại Biển Đông.
The Diplomat cho rằng về tính hữu ích của ADIZ Biển Đông, Trung Quốc phải cân nhắc giữa cái được và cái mất. Cái giá phải trả là lại thêm tai tiếng và có thể còn nặng nề hơn nếu thua vụ kiện Philippines, cũng như chi phí hậu cần to lớn khi phải thực thi trên vùng trời nhộn nhịp của Biển Đông.
Còn lợi ích là ADIZ là một dạng cảnh báo sớm. Mỹ là nước đã tuyên bố vùng nhận dạng phòng không đầu tiên trên thế giới, nhằm giảm thiểu nguy cơ bị Liên Xô tấn công bất ngờ. Với ưu thế quân sự của Trung Quốc hiện nay, đặc biệt là trên không, khó thể hình dung việc Bắc Kinh lập ADIZ để đối phó với một vụ tấn công đột xuất từ phía không quân siêu mạnh của một nước ASEAN nào đó.
Theo The Diplomat, cũng giống như ADIZ Hoa Đông, đây chỉ là động thái mang tính chính trị, hỗ trợ cho việc kiểm soát lãnh thổ bất hợp pháp. Bắc Kinh hy vọng các nước có chủ quyền hợp pháp tại Biển Đông sẽ tuân theo các quy định ngang ngược do họ đặt ra. Nếu phán quyết sắp tới có lợi cho Philippines, khả năng rất lớn là ADIZ Biển Đông sẽ không được tôn trọng.
Bài báo của SCMP được đưa ra đúng vào thời điểm Mỹ-Trung sẽ bàn bạc tại Đối thoại Kinh tế Chiến lược và tại Shangri-la 2016 ở Singapore. Theo giới phân tích, nếu Trung Quốc thực sự muốn áp đặt ADIZ Biển Đông, thì họ đã tính toán sẵn và sẽ chỉ làm công việc loan báo trong dịp này. Còn nếu tuyên bố trễ hơn, có thể vào mùa hè hay cuối năm nay thì các bên cũng đã cảnh giác.
Tờ Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc ngày 1/6 dẫn một nguồn tin quân sự cho hay "Nếu Mỹ tiếp tục các hành động khiêu khích thách thức chủ quyền Trung Quốc trong khu vực thì đây sẽ là cơ hội tốt cho Bắc Kinh công bố vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông". Trung Quốc từng tuyên bố có thể sẽ lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông dù giới chức quân sự Mỹ khẳng định Hoa Kỳ sẽ không công nhận điều này. Trung Quốc ngang nhiên cho rằng là nước có chủ quyền, nên Bắc Kinh có quyền lập vùng nhận dạng phòng không tại đây. Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói thời điểm công bố lập vùng ADIZ tùy vào mức độ các mối đe dọa trên không mà Bắc Kinh đối mặt.
Theo VietTimes
Tình hình Biển Đông Việt Nam và hội nghị G7 Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 28/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều nhất trí về tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Cả hai cùng cho rằng các bên liên quan không có những hành động...