Trung Quốc “đói” thịt lợn nghiêm trọng, 4 tháng nhập khẩu 1,35 triệu tấn
Theo số liệu hải quan, trong tháng 4 đầu năm 2020 Trung Quốc đã nhập khẩu trên 400.000 tấn thịt lợn, tăng hơn 170% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng lượng thịt lợn nhập khẩu 4 tháng đạt 1,35 triệu tấn.
Theo số liệu hải quan, trong tháng 4 Trung Quốc đã nhập khẩu trên 400.000 tấn thịt lợn, tăng hơn 170% so với cùng kỳ năm 2019.
Mặc dù cả dịch tả lợn châu Phi và Covid-19 đều đã lắng nhưng người tiêu dùng Trung Quốc vẫn “đói” thịt lợn nghiêm trọng. Ảnh: SCMP
Như vậy, tính chung trong 4 tháng đầu năm nay Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 1,35 triệu tấn thịt lợn, tăng 170,4% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu nguồn cung thịt lợn trong nước khan hiếm, không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dân sau khi đại dịch Covid-19 đang dần được đẩy lùi.
Dịch tả lợn châu Phi đã khiến tổng đàn lợn của Trung Quốc giảm 60% trong năm 2019, khiến sản lượng thịt lợn khan hiếm và đẩy giá thịt tăng cao tại thị trường trong nước. Điều này buộc chính phủ phải đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thịt lợn từ các thị trường khác, trong đó chủ yếu là Mỹ và châu Âu.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, xuất khẩu thịt lợn của nước này sang Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục trong quý I/2020.
Mặc dù giá thịt lợn ở Trung Quốc đã giảm dần kể từ đầu tháng 2/2020. Song hiện giá thịt lợn vẫn cao gấp đôi so với trước đó một năm và cao gấp 3-4 lần so với giá thịt lợn Mỹ hồi tháng 3/2020, trước khi các nhà máy sản xuất thịt lợn ở Mỹ phải đóng cửa do đại dịch Covid-19 bùng phát.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hàn Trường Phú phát biểu tại phiên họp quốc hội lần thứ 13 hôm 22/5. Ảnh: Chinadaily
Theo số liệu hải quan, trong tháng 4 vừa qua Trung Quốc cũng đã nhập khẩu 160.000 tấn thịt bò, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng lượng nhập khẩu thịt bò của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2020 đã tăng 54%, lên 680.000 tấn.
Năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu tổng cộng 2,11 triệu tấn thịt lợn (tăng 75%) và 1,66 triệu tấn thịt bò (tăng 59,7%) so với năm trước đó.
Phát biểu tại kỳ họp quốc hội đang diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh, mới đây Bộ trưởng Nông nghiệp Hàn Trường Phú khẳng định, Trung Quốc đang kiểm soát tốt dịch tả lợn châu Phi và hoạt động tái đàn trong dân đang tăng trưởng tốt.
Tuy nhiên nhằm tiếp tục ổn định giá lợn giống để tái đàn và giá thịt lợn trên thị trường, ông Hàn kêu gọi ngành chăn nuôi lợn các địa phương vẫn phải tăng cường giám sát. Kiểm soát chặt dịch bệnh một cách thường xuyên và tối ưu hóa khâu này trong toàn chuỗi liên kết.
Giá thịt tại Trung Quốc hồi tháng trước vẫn dao động quanh mức 64,42 nhân dân tệ, tương 9,1 USD/kg. Ảnh: Sipa
Theo Bộ trưởng Hàn Trường Phú, tổng sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc năm nay tiếp tục cán mốc 650 triệu tấn. Mức tăng này trong vòng hơn mười năm liên tiếp bất chấp những lo ngại ban đầu về khủng hoảng lương thực bị tác động bởi đại dịch Covid-19.
Trong đó, các loại cây trồng được mùa gồm lúa gạo và cao lương. Đây là hai loại lương thực thiết yếu tại quốc gia 1,3 tỷ dân. Do đó họ dư khả năng đáp ứng mọi nhu cầu trong nước và dự trữ cho cả năm sau.
Vườn chè ở "Thủ đô" kháng chiến được Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đến thăm có gì đặc biệt?
Ngày 17/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường đã đến thăm khu sản xuất chè hữu cơ của Công ty CP Chè Mỹ Lâm, TP. Tuyên Quang (Tuyên Quang).
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm khu trồng chè hữu cơ độc đáo tại Tuyên Quang.
Chia sẻ với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và các cán bộ của đoàn công tác, ông Lê Quang Chuyền - Giám đốc Công ty CP Chè Mỹ Lâm cho biết, hiện, công ty đang quản lý 430ha đất trồng chè, năng suất bình quân 20 tấn chè búp tươi/ha. Công ty hiện có nhà máy chế biến với công suất 72 tấn chè búp tươi/ngày, trong đó có 1 xưởng sản xuất chè đen với 5 dây chuyền công suất 60 tấn chè búp tươi/ngày và 1 xưởng sản xuất chè xanh với công suất 12 tấn búp tươi/ngày.
Đến nay, công nghệ sản xuất đã đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và quản lý của các tập đoàn chè lớn trên thế giới. Trung bình, sản lượng sản xuất của công ty đạt 2.050 đến 2.300 tấn/năm. Các sản phẩm được bán ra thị trường các nước Anh, Nga, Ba Lan, Ai Cập, UAE, Pakistan, Indonesia, Nhật Bản.
Đặc biệt hiện công ty đang phát triển chuỗi giá trị chè an toàn, bền vững, chất lượng trên cơ sở liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp được công ty triển khai thực hiện được 3 năm với mục tiêu là đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm quan khu trồng chè hữu cơ của Công ty chè Mỹ Lâm (Tuyên Quang).
Công ty thành lập Tổ sản xuất chè an toàn theo từng nhóm hộ có diện tích chè gần nhau. Các hộ tham gia liên kết này là tự nguyện, có điều lệ hoạt động được người dân tham gia cùng xây dựng. Các tổ bầu tổ trưởng, tổ phó và tổ trưởng là người thay mặt các thành viên trong tổ ký hợp đồng với Công ty.
Ông Chuyền khẳng định, công ty cũng là doanh nghiệp đầu tiên trên địa bàn tỉnh xây dựng bộ thuốc bảo vệ thực vật sử dụng riêng cho chè theo tiêu chuẩn EU.
Đến nay, Công ty Chè Mỹ Lâm có 10 tổ với khoảng 500 hộ dân tham gia, các thành viên tổ sản xuất chè an toàn luôn thực hiện đúng quy trình kỹ thuật do công ty đề ra, được cấp phát phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hoàn trả tiền vật tư nông nghiệp thông qua sản phẩm chè búp tươi bán cho công ty.
Theo đó, công ty ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè búp tươi của các Tổ sản xuất chè an toàn, hướng dẫn cho người nông dân quy trình chăm sóc, thu hái, bố trí cán bộ làm công tác khuyến nông tại các Tổ sản xuất chè an toàn...
Công nhân thu hoạch chè bằng máy tại khu trồng chè của Công ty Chè Mỹ Lâm.
"Mô hình tổ sản xuất chè an toàn đã đem lại lợi ích cho cả người nông dân và doanh nghiệp. Nhờ sản xuất chè hữu cơ, bà con đã thu nhập tăng và bền vững từ 30% đến 40%. Chính vì vậy, người dân yên tâm đầu tư và thực hiện nghiêm ngặt quy trình chăm sóc, thu hái chè", ông Chuyền chia sẻ.
Đánh giá cao quy trình sản xuất chè hữu cơ tại Công ty Chè Mỹ Lâm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng: "Qua thông tin mà đơn vị cung cấp và quan sát các khu trồng chè, chúng tôi nhận thấy công ty và người dân ở đây đang sản xuất rất chè hữu cơ rất đảm bảo về chất lượng và đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu.
Khẳng định dư địa, tiềm năng của sản phẩm chè đặc sản còn rất lớn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng:"Dần dần chúng ta phải tính đễ chuỗi giá trị dài hơi hơn. Cùng với việc sản xuất chè xuất khẩu tỉnh Tuyên Quang và các địa phương vùng núi Phía Bắc phải quan tâm đến xây dựng các hệ sinh thái gắn với vườn chè, xây dựng sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái... qua đó giúp đa dạng hóa nguồn thu cho người dân".
Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ NNPTNT cũng đề nghị lãnh đạo Công ty CP chè Mỹ Lâm và tỉnh Tuyên Quang tiếp tục quan tâm, tích cực áp dụng sản xuất chè hữu cơ. Bên cạnh đó các công ty chè cũng phải tăng giá thu mua sản phẩm để tăng thu nhập cho nông dân, người trồng chè giúp bà con yên tâm sản xuất, gắn bó với nghề sản xuất sản phẩm đặc sản của địa phương.
Cùng ngày đoàn công tác do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đến thăm quan khu sản xuất, chế biến gỗ của Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang, xã Thắng Quân (Yên Sơn, Tuyên Quang) - một công ty sản xuất - xuất khẩu gỗ có tiếng với công suất 150.000 m3/năm.
"Để sản phẩm có chất lượng ngày càng tốt hơn chúng ta phải tích cực đổi mới và áp dụng các công nghệ hiện đại hơn nữa vào sản xuất, chế biến đa dạng nhiều sản phẩm để phục thị trường nội địa và xuất khẩu. Về lâu dài, đẳng cấp sản phẩm không đơn thuần chỉ là sạch, là an toàn mà còn phải hội tụ cả giá trị tinh thần, văn hóa thì sản phẩm mới đạt được đẳng cấp thế giới một cách bền vững".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xây dựng phương án ứng phó đối với từng loại hình thiên tai Chiều 15/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 theo hình thức trực tuyến đến cấp huyện. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN Tại đầu cầu Trung ương có sự tham dự của lãnh đạo Ban Chỉ đạo...