Trung Quốc đối phó với bất ổn xã hội
Trung Quốc đang đối mặt với không ít khó khăn về đối nội và đối ngoại trước thềm đại hội đảng toàn quốc dự kiến diễn ra vào mùa thu này
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (phải), Thủ tướng Ôn Gia Bảo (trái) và Phó Chủ tịch Tập Cận Bình tại một hội nghị gần đây ở Trung Quốc. Ảnh: AP
Trung Quốc đang đối mặt với không ít khó khăn khi nước này chuẩn bị bước vào quá trình chuyển giao chính trị diễn ra 10 năm một lần vào mùa thu này.
Lòng dân không yên
Video đang HOT
Về mặt đối nội là tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại trong lúc nhiều người dân mệt mỏi với nạn tham nhũng và tình trạng thu hồi đất đai trái phép. Đó là chưa kể vụ bê bối của cựu bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai khiến giới lãnh đạo Trung Quốc không khỏi đau đầu. Về mặt đối ngoại, những hành vi khiêu khích của Bắc Kinh ở biển Đông đang gây căng thẳng trong quan hệ với các nước láng giềng và Mỹ.
Hãng tin AP hôm 22-7 nhận định rằng Phó Chủ tịch Tập Cận Bình nhiều khả năng kế nhiệm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại đại hội đảng toàn quốc dự kiến diễn ra vào mùa thu này. Khi đó, không ít thách thức đang chờ đợi ông Tập Cận Bình và một thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc. Sức ép kinh tế đang tăng khi dân số nước này ngày một già đi, khiến lực lượng lao động sụt giảm. Điều này sẽ làm mất đi lợi thế lao động giá rẻ, đồng thời tăng gánh nặng về an sinh xã hội cho người lao động và chính phủ.
Bên cạnh đó, việc xử lý vụ bê bối của ông Bạc Hy Lai được cho là đang khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc sao nhãng việc ứng phó với tình trạng kinh tế sụt giảm. Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý II/2012 đã giảm xuống còn 7,6%, mức thấp nhất trong 3 năm qua. Một phần nguyên nhân của sự sụt giảm này là tình trạng bất ổn kinh tế ở châu Âu và Mỹ đã tác động tiêu cực đến nhu cầu đối với hàng xuất khẩu Trung Quốc .
Những vấn đề lớn chưa có giải pháp
Những khó khăn nói trên đang đe dọa làm trầm trọng hơn những bất ổn về mặt xã hội ở Trung Quốc. Theo thống kê, nước này có khoảng 180.000 cuộc đình công và biểu tình lớn, nhỏ mỗi năm. Ông Ngô Tư, Tổng Biên tập tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu tại Bắc Kinh, nói với hãng tin AP: “Sự sụt giảm kinh tế, những đòi hỏi về nhân quyền và cải cách chính trị là những vấn đề lớn của đảng. Các nhà lãnh đạo vẫn chưa biết làm gì về những vấn đề này”.
Vì thế, Jainnan Zhu, nhà khoa học chính trị tại Đại học Nevada (Mỹ), nhận định rằng ưu tiên trước mắt của Chính phủ Trung Quốc trước thềm đại hội đảng là “bảo đảm rằng không có sự bất ổn lớn nào xảy ra”. Điều này được thể hiện rõ qua tuyên bố gần đây của ông Chu Vĩnh Khang, Trưởng ban Chính pháp Trung ương, rằng “mọi cấp của đảng và chính phủ phải xem việc duy trì ổn định là trách nhiệm hàng đầu của mình”.
Theo NLD
Trung Quốc sẽ bàn giao 50 "thần sấm" JF-17 cho Pakistan
Hôm nay (20/5), một nguồn tin cho biết, Trung Quốc đã đồng ý tiến hành bàn giao 50 máy bay chiến đấu cho Pakistan, trong khi Islamabad đang nỗ lực tăng cường quan hệ với Bắc Kinh nhằm thay thế mối quan hệ đồng minh đang ngày càng mong manh với Mỹ.
Mối quan hệ đồng minh Pakistan - Mỹ đã trở nên căng thẳng kể từ khi lực lượng quân sự Mỹ tuyên bố đã tiêu diệt cố thủ lĩnh al-Qaeda, Osama Bin Laden, tại một thị trấn đồn trú gần Islamabad.
Thực tế là Bin Laden đã được tìm thấy tại Abbottabad và đã sống ở đó trong nhiều năm, điều khiến cho nhiều người Mỹ yêu cầu chính phủ xem xét lại nguồn viện trợ dân sự và quân sự trị giá hàng tỷ USD cho Pakistan.
Máy bay "Thần Sấm" JF-17
Trong bối cảnh mối quan hệ với Washington đi xuống trầm trọng, Thủ tướng Pakistan Yusuf Reza Gilani đã có chuyến công du 4 ngày tới Trung Quốc, quốc gia được miêu tả như "một người bạn tốt" và là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất trong tình thế lúc này.
Tờ Wall Street đã trích lời một phát ngôn viên cao cấp của lực lượng Không quân Pakistan rằng, tại Bắc Kinh, ngoài thảo luận về hợp tác phát triển máy bay JF-17, ông Gilani sẽ đề xuất thêm một loạt các loại máy bay tương tự mà hiện đang được lắp ráp tại Pakistan.
"Chúng tôi sẽ nhận 50 máy bay phản lực. Thỏa thuận đã được thống nhất tại Bắc Kinh, do đó, họ sẽ nhanh chóng giải quyết", phát ngôn viên này cho biết.
Tuy nhiên, không có thông tin xác nhận trực tiếp về thỏa thuận của các quan chức Trung Quốc hoặc Pakistan. Chương trình "Thần Sấm" JF-17 bắt đầu từ năm 1999 nhằm giảm sự phụ thuộc của Pakistan vào các nhà cung cấp phương Tây trong lĩnh vực máy bay chiến đấu tiên tiến.
Máy bay phản lực chiến đấu JF-17 có động cơ đơn và đa chức năng, trị giá ước tính khoảng 15 triệu USD. Lực lượng Không quân Pakistan đã đề xuất đặt 150 "Thần Sấm" và có thể tăng lên 250 chiếc.
Trong tháng 2/2010, Pakistan đã thử nghiệm phi đội JF-17 lần đầu tiên với sự tham gia của 14 máy bay.
Thủ tướng Pakistan Yusuf Reza Gilani (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại Bắc Kinh hôm 18/5
Mối quan hệ chặt chẽ giữa Trung Quốc và Pakistan phản ánh sự thận trọng lâu đời với quốc gia láng giềng Ấn Độ, và nhằm giảm tầm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
Hôm thứ Tư (18/5), Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã khẳng định với ông Gilani về mối quan hệ "bạn bè" trong bất cứ tình huống nào của Trung Quốc và ca ngợi Pakistan đã đóng vai trò lớn trong cuộc chiến chống khủng bố. Điều được cho là tương phản với những lời chỉ trích gay gắt của các đại biểu Quốc hội Mỹ khi Pakistan không phát hiện ra nơi trú ẩn của Bin Laden trong suốt một thời gian dài, và bóng gió rằng lực lượng quân đội hùng mạnh của nước này đã cố tình che giấu cho cố thủ lĩnh al-Qaeda.
Về phần mình, Pakistan đã tỏ ra giận dữ cho rằng Mỹ đã vi phạm chủ quyền của nước này khi bí mật dàn dựng cuộc đột kích tiêu diệt trùm khủng bố.
Được biết, ông Gilani sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vào cuối ngày hôm nay.
Theo VTC
Trung Quốc hào phóng cho Châu Phi vay 20 tỉ USD Ngày 19.7, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã cam kết cung cấp cho các nước Châu Phi khoản tín dụng 20 tỉ USD trong vòng 3 năm tới, nhằm thắt chặt quan hệ giữa Trung Quốc với châu lục giàu tài nguyên này. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. Tuyên bố trên được ông Hồ Cẩm Đào đưa ra tại hội nghị...