Trung Quốc đối phó vấn nạn tham nhũng trong các bệnh viện công
Ủy ban kiểm tra và giám sát kỷ luật tỉnh Quảng Tây đã điều tra hơn 4.000 vụ việc trong hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe chỉ trong thời gian từ năm 2016-2020.
Bên trong một phòng bệnh viện ở Trung Quốc (Ảnh minh họa: Xinhua).
Vào tháng 2/2017, Zhou Fang, khi đó là Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Laibin ở tỉnh Quảng Tây, miền nam Trung Quốc, bị một quan chức ủy ban y tế địa phương và hai người khác tự xưng từ thành viên Cơ quan giám sát kỷ luật của đảng, bắt cóc.
Những người trên cho rằng, ông Zhou đã nhận hối lộ và buộc ông này phải viết một bản tường trình thừa nhận việc làm sai trái, đồng thời trả cho họ 100.000 nhân dân tệ (15.500 USD) trước khi được thả.
Trớ trêu thay, “lời thú tội” này chính là manh mối cho Cơ quan giám sát kỷ luật đảng bắt giữ ông Zhou và cả những kẻ bắt cóc.
Ông Zhou chính thức bị điều tra 1 năm sau đó, bị buộc tội nhận hối lộ hơn 18,1 triệu nhân dân tệ từ năm 2003-2018 và sở hữu khối tài sản bất minh 9,39 triệu nhân dân tệ.
Video đang HOT
Thông tin chi tiết về vụ hối lộ, được Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đảng (CCDI) Trung Quốc công bố trên trang mạng hôm 11/10. Nội dung thông báo nhấn mạnh các hoạt động ngầm của các bệnh viện công ở nước này, nói rằng, những nơi này có thể dễ dàng trở thành “điểm nóng” nhận hối lộ và do đó chính là mục tiêu của các cuộc truy quét chống tham nhũng.
Từ năm 2016-2020, riêng Ủy ban kiểm tra và giám sát kỷ luật ở Quảng Tây đã điều tra hơn 4.000 vụ việc trong hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe, trong đó có khoảng 2.500 trường hợp liên quan đến các bệnh viện thuộc các cấp khác nhau.
Theo tuyên bố của CCDI, các đảng viên bị điều tra thường lợi dụng chức vụ để trục lợi trong các hợp đồng mua thiết bị y tế, thuốc và vật tư y tế.
Năm 2018, khoảng 56 giám đốc bệnh viện và cấp phó đã bị kết tội nhận hối lộ. Trong nửa đầu năm 2020, ít nhất 9 quan chức cấp cao trong các bệnh viện công đã bị bắt giữ để điều tra.
Trong một vụ việc từng gây chấn động Trung Quốc vào năm 2015, ông Wang Tianchao, cựu giám đốc Bệnh viện Nhân dân số 1 Vân Nam, bị phát hiện nhận hối lộ hơn 110 triệu nhân dân tệ và 100 căn hộ. Năm 2018, ông này bị kết án tù chung thân.
Trong những năm gần đây, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã ban hành một số văn bản kêu gọi các bác sĩ “hãy làm trong sạch” ngành y bằng cách nói không với những khoản tiền hoa hồng và hối lộ, đồng thời cải thiện việc giám sát các chức vụ chủ chốt, chẳng hạn như những người phụ trách vật tư y tế.
Tuy nhiên, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Xây dựng Chính phủ Liêm chính tại Đại học Bắc Kinh Zhuang Deshui cho biết, việc giám sát như vậy sẽ không hiệu quả.
“Tốt hơn nên sử dụng công nghệ để theo dõi việc mua bán thuốc, vật tư y tế…. hơn là chỉ yêu cầu bác sĩ “hãy hành động” vì những thông báo như vậy đã được đưa ra trong nhiều năm, nhưng càng khiến việc đấu thầu vật tư y tế, thuốc diễn ra một cách bí mật hơn”, ông Zhuang nói.
Theo ông, vấn nạn tham nhũng ở bệnh viện rất khó bị phát hiện vì số lượng lớn thuốc hoặc vật tư được sử dụng, và nó mang lại số tiền hoa hồng lớn. Zhuang nói: “Minh bạch trong đấu thầu và công khai giá cả giúp mọi người biết được liệu có nhóm hoạt động lợi ích nào trong các bệnh viện hay không”.
Cuộc điều tra về ông Zhou diễn ra sau khi những kẻ bắt cóc nói với các nhà điều tra rằng, vị cựu giám đốc bệnh viện này đã nhận một ô tô nhập khẩu trị giá 470.000 nhân dân tệ của một nhà phân phối thuốc ở tỉnh Hồ Nam.
Ông Zhou cũng nhận hối lộ trong các hợp đồng mua thuốc, vật tư y tế, kít xét nghiệm và thiết bị y tế. Cuộc điều tra cho thấy đây là đường dây hối lộ có hệ thống liên quan 40 người với số tiền hối lộ hơn 50 triệu nhân dân tệ. Khoảng 76 người tại bệnh viện Laibin đã bị xử phạt hành chính hoặc kỷ luật đảng.
Người kế nhiệm của ông Zhou là Yang Wenbin cũng bị truy tố vào năm 2019 vì tội nhận hối lộ. Ông Yang cũng thừa nhận khi còn là cấp phó đã không nhận khoản tiền hối lộ nào mặc dù biết ông Zhou đang làm gì.
“Vậy cớ gì tôi không làm vậy khi đã lên giám đốc?”, ông Yang nói với các nhà điều tra. Ông này bị kết án 10 năm 6 tháng tù giam vì nhận hối lộ hơn 5 triệu nhân dân tệ, trong khi ông Zhou bị kết án 13 năm 6 tháng tù và bị phạt 4 triệu nhân dân tệ.
Phó thị trưởng Trung Quốc đột tử
Phó thị trưởng kiêm Giám đốc Công an thành phố Phúc Châu, thủ phủ tỉnh Phúc Kiến ở miền đông Trung Quốc, đã qua đời do làm việc quá sức và bị ốm đột ngột.
Ông Pan Dongsheng (Ảnh: Global Times).
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, Phó thị trưởng Phúc Châu Pan Dongsheng qua đời tại bệnh viện ngày 25/9, văn phòng công an thành phố Phúc Châu cho biết trên tài khoản WeChat chính thức hôm 26/9.
Theo Thời báo Hoàn cầu , ảnh chụp màn hình lý lịch đăng trên trang web chính thức của chính quyền thành phố Phúc Châu cho thấy, ông Pan sinh vào tháng 9/1964 tại Bình Đạn, tỉnh Phúc Kiến.
Kể từ tháng 4/2014, ông Pan được bổ nhiệm chức vụ phó thị trưởng kiêm Giám đốc Công an thành phố Tam Minh, tỉnh Phúc Kiến. Vào tháng 6/2016, ông được đảm nhận nhiệm vụ phó thị trưởng kiêm Giám đốc Công an thành phố Phúc Châu, phụ trách an ninh công cộng, giải quyết buôn lậu và bảo vệ pháp quyền.
Các thông tin cho biết, trong 3 ngày trước khi qua đời, ông đã tham gia các cuộc họp và các công tác liên quan đến việc phòng chống dịch Covid-19, trong đó có một cuộc họp vào ngày 22/9.
Ngày 23/9, Bí thư Thành ủy Phúc Châu đã đến thăm cán bộ y tế tuyến đầu tại một số bệnh viện nội thành và kiểm tra công tác phòng chống dịch. Ônh Pan cũng có mặt trong chuyến đi này.
Sự ra đi của ông Pan diễn ra trong bối cảnh chính quyền tỉnh Phúc Kiến đang đẩy mạnh hoạt động phòng chống và kiểm soát đợt dịch Covid-19 mới nhất, bùng phát từ ngày 10/9. Tính đến ngày 25/9, tỉnh này đã ghi nhận tổng cộng 460 ca bệnh.
Bị cha mẹ nhốt trong xe đêm Trung thu, bé 3 tuổi ở Trung Quốc tử vong Video ghi lại sự việc đau lòng vào tối 21/9 được lan truyền trên mạng khiến nhiều người phẫn nộ vì sự vô trách nhiệm của cặp vợ chồng Trung Quốc. Tối 21/9, trên Weibo lan truyền clip một người mẹ gục khóc trong bệnh viện khi đưa con đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân Thiệu Kinh (Thâm Quyến, Quảng Đông)....