Trung Quốc đòi Philippines giữ ‘phép tắc cơ bản’
Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Philippines hành xử theo “phép tắc cơ bản” sau khi Ngoại trưởng Teodoro Locsin đòi đội tàu Bắc Kinh “cút xéo”.
“Thực tế đã nhiều lần chức minh rằng ngoại giao phóng thanh không thể thay đổi sự thật, mà chỉ làm xói mòn lòng tin lẫn nhau”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 4/5 ra tuyên bố cho biết, đề cập đến bài đăng gần đây trên Twitter của Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin.
Trong bài đăng, Locsin sử dụng những từ ngữ đầy giận dữ, thậm chí có cả câu chửi thề, yêu cầu Trung Quốc “lập tức cút xéo” khỏi Biển Đông. Manila trước đó bày tỏ bất bình với sự hiện diện của hàng trăm tàu Trung Quốc trên Biển Đông gần đây.
“Chúng tôi hy vọng người Philippines hành xử theo phép tắc cơ bản và phù hợp với vị thế của mình trong lời ăn tiếng nói”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc có đoạn.
Bộ này dẫn tuyên bố của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte rằng khác biệt giữa hai nước hay các vấn đề cá nhân không nên làm ảnh hưởng tới tình hữu nghị và hợp tác song phương.
Trung Quốc còn nói rằng nước này “luôn và sẽ tiếp tục phối hợp với Philippines để giải quyết phù hợp các khác biệt, đồng thời thúc đẩy hợp tác qua tham vấn hữu nghị”.
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. Ảnh: Rappler .
Harry Roque, phát ngôn viên của Tổng thống Duterte, hôm nay cho biết Tổng thống đã yêu cầu Ngoại trưởng Locsin tránh dùng từ ngữ thái quá trong các tuyên bố, đặc biệt là về chính sách đối ngoại. Ông cũng nói Locsin đã xin lỗi đại sứ Trung Quốc tại Manila.
Tuy nhiên, Locsin sau đó đính chính trên Twitter rằng ông không xin lỗi đại sứ Trung Quốc, mà chỉ gửi lời xin lỗi tới Ngoại trưởng Vương Nghị. Tổng thống Duterte tối qua khẳng định Trung Quốc “vẫn là ân nhân của chúng tôi”. “Chúng tôi có mâu thuẫn với Trung Quốc không đồng nghĩa chúng tôi phải thô lỗ và thiếu tôn trọng”, ông nói.
Quan hệ Philippines – Trung Quốc trở nên căng thẳng khi hàng trăm tàu vỏ sắt Trung Quốc neo đậu tại khu vực bãi Ba Đầu, trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Philippines cũng tuyên bố chủ quyền.
Philippines và giới chuyên gia cáo buộc đội tàu này thuộc lực lượng dân quân biển Trung Quốc và nhằm phục vụ các toan tính chiến lược của Bắc Kinh ở khu vực, nhưng Bắc Kinh bao biện đây chỉ là “tàu cá tránh bão”, dù điều kiện thời tiết ở khu vực lúc đó rất thuận lợi cho việc đánh bắt.
Sau khi nhiều nước lên tiếng bày tỏ lo ngại tình hình căng thẳng mới ở khu vực và phản đối động thái mang tính đe dọa của đội tàu Trung Quốc, phần lớn đội tàu này đã rời khỏi bãi Ba Đầu, tỏa ra các thực thể khác ở quần đảo Trường Sa, nhưng vẫn duy trì vài tàu neo đậu tại đây.
Việt Nam đã khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc tại bãi Ba Đầu xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.
Ngoại trưởng Philippines nổi giận với Trung Quốc
Ngoại trưởng Philippines Locsin viết thông điệp đầy giận dữ với Trung Quốc trên Twitter, sau khi nước này yêu cầu Bắc Kinh rút đội tàu khỏi Biển Đông.
"Ôi người bạn Trung Quốc, tôi phải nói điều này một cách lịch sự như thế nào nhỉ? Để tôi xem nào... Hãy cút xéo ngay lập tức đi. Các ông đang hành xử kiểu gì với tình bạn giữa chúng ta vậy. Chính các ông đang gây tổn hại chứ không phải chúng tôi, chúng tôi vẫn luôn cố gắng", Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin đăng Twitter hôm 3/5.
Tuyên bố được Ngoại trưởng Locsin được đưa ra sau khi Manila bày tỏ sự bất bình với sự hiện diện của hàng trăm tàu Trung Quốc trên Biển Đông gần đây. Thông điệp của Locsin được cho là nhắm vào đội tàu của Trung Quốc.
Đại sứ quán của Trung Quốc tại Manila hiện chưa bình luận về thông tin.
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. tại một cuộc họp báo ở thủ đô Manila hồi tháng một năm ngoái. Ảnh: Reuters.
Hơn 200 tàu Trung Quốc từ ngày 7/3 neo đậu tại bãi Ba Đầu trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Philippines cũng tuyên bố chủ quyền. Manila khẳng định các tàu do "dân quân biển Trung Quốc" điều khiển, song Bắc Kinh phủ nhận và nói rằng đây chỉ là "tàu cá" đang neo đậu tránh thời tiết xấu.
Bộ Ngoại giao Philippines hôm 3/5 cũng cáo buộc lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã "cản trở, có các động thái nguy hiểm và thách thức qua sóng vô tuyến với các tàu cảnh sát biển Philippines".
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana trước đó tuyên bố sẽ duy trì các cuộc diễn tập hàng hải trên Biển Đông, bất chấp cảnh báo từ Trung Quốc. Đợt diễn tập bắt đầu từ hôm 25/4 tại một số khu vực ở Biển Đông mà Philippines tuyên bố là trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình, trong đó có bãi cạn Scarborough cùng những khu vực phía nam và phía đông Philippines.
Chính quyền của Tổng thống Duterte phần lớn theo đổi quan hệ nồng ấm hơn với Trung Quốc để đổi lấy những khoản đầu tư, viện trợ và cho vay hàng tỷ USD. Dù coi Trung Quốc là "một người bạn tốt", Duterte tuần trước vẫn nhấn mạnh "có những điều không thể thỏa hiệp". Kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2016, Philippines đã đệ trình 78 công hàm ngoại giao phản đối Trung Quốc.
Ba tuần hiện diện của hơn 200 tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông. Đồ họa: Tạ Lư.
Philippines ủng hộ ứng viên Trung Quốc vào Tòa án Công lý Quốc tế Ngoại trưởng Philippines yêu cầu phái bộ tại LHQ bỏ phiếu cho ứng viên Trung Quốc vào một trong 5 ghế tại Tòa án Công lý Quốc tế sẽ trống vào năm tới. "Các bạn được yêu cầu bỏ lá phiếu của Philippines cho ứng viên Trung Quốc trước Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ). Đó là chỉ dẫn duy nhất", Ngoại...