Trung Quốc đòi Mỹ giảm hoạt động quân sự ở Biển Đông
Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc thúc giục Mỹ giảm bớt các hoạt động quân sự ở Biển Đông trong cuộc hội kiến bộ trưởng Quốc phòng nước này tại Lầu Năm Góc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc hội kiến tại Lầu Năm Góc hôm 11/6. Ảnh: Sina
Theo Xinhua, Tướng Phạm Trường Long hôm 11/6 cho rằng Mỹ nên giảm bớt các hoạt động của không quân và hải quân ở Biển Đông, trung lập trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Tướng này ngang nhiên tuyên bố các đảo và vùng biển lân cận ở Biển Đông từ xưa đến nay “thuộc chủ quyền của Trung Quốc” và nước này “hoàn toàn có quyền điều động vũ khí, cũng như xây dựng căn cứ quốc phòng” ở đó.
Ông Phạm nói, Biển Đông chỉ là một vấn đề nhỏ trong quan hệ Trung Mỹ, hai bên cần phải “nhìn xa trông rộng”, chú trọng đến những vấn đề quốc tế và khu vực quan trọng hơn.
Đáp lại, Bộ trưởng Ashton Carter khẳng định Mỹ rất quan tâm đến vấn đề Biển Đông, đây không phải chuyện riêng giữa Mỹ và Trung Quốc. Ông Carter kêu gọi Trung Quốc ngừng cải tạo đất và xây dựng căn cứ quân sự, giải quyết các tranh chấp hòa bình theo luật quốc tế.
Video đang HOT
Theo Diplomat, không giống năm ngoái, ông Carter và tướng Phạm không tổ chức họp báo sau khi hội kiến. “Phía Trung Quốc yêu cầu giảm thiểu sự chú ý của truyền thông quanh chuyến đi này,” AFP dẫn lời Steve Warren, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, nói.
Tuy nhiên cuộc gặp vẫn thu hút nhiều quan tâm bởi nó diễn ra chỉ hai tuần sau khi bộ trưởng quốc phòng Mỹ công khai chỉ trích Trung Quốc bồi lấp các đá ở Biển Đông. Trung Quốc ngang nhiên nói hoạt động nằm trong “quyền chủ quyền” của nước này, trong khi giới chức Mỹ cáo buộc Bắc Kinh khiêu khích và làm thay đổi nguyên trạng.
Tướng Phạm là lãnh đạo quân sự cao cấp nhất Trung Quốc đến Washington D.C kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền cuối năm 2012. Ông này đang có chuyến công du 5 ngày tại Mỹ, bắt đầu từ hôm 11/6.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Đô đốc Mỹ: Trung Quốc khó giữ đảo nhân tạo nếu hành động quân sự
Bắc Kinh không có lợi thế nếu tiến hành hoạt động quân sự tại các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa, bởi quần đảo này cách Trung Quốc đại lục quá xa, khó có thể chi viện nếu xung đột nổ ra, cựu Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (USPACOM) khẳng định.
Trung Quốc đang xây một đường băng trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: DigitalGlobe).
Trang Inquirer (Philippines) ngày 1/6 dẫn nhận định trên của cựu Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Dennis Blair, trả lời phỏng vấn của Thời báo phố Wall (WST) về việc Việt Nam và Philippines có thể đánh thắng quân Trung Quốc tại Trường Sa.
Ông Blair cho biết: "Quần đảo Trường Sa cách Trung Quốc tới gần 1500km. Các đảo nhân tạo mà Trung Quốc ngang nhiên bồi đắp ở Trường Sa không có khả năng tự vệ, theo bất kỳ ý nghĩa quân sự nào".
"Nếu người Trung Quốc ngu ngốc tới mức toan tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào từ các đảo này, họ sẽ hoàn toàn không thể phòng thủ. Và Việt Nam cùng Philippines có thể đập tan hoạt động này, mà chưa cần đến sự giúp đỡ của Mỹ", Đô đốc Blair phát biểu.
Theo Inquirer, Đô đốc Blair từng là Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Hương của Mỹ (USPACOM) từ năm 2001, khi một chiến đấu cơ Trung Quốc đâm vào một máy bay do thám Mỹ trên không phận Biển Đông. Trong vụ va chạm này, phi công điều khiển máy bay Trung Quốc đã tử nạn, còn chiếc máy bay Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam, Trung Quốc.
Ông Blair cũng từng là giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ, từ chức hồi năm 2010 do bất đồng với Nhà Trắng. Ông hiện là Giám đốc tổ chức Văn phòng quốc gia nghiên cứu châu Á.
Báo Philippines nhận định, trong các tháng gần đây, Bắc Kinh đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp và xây dựng trái phép các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Báo trên cho biết các bức ảnh cho thấy Trung Quốc đã xây dựng các đường băng và kè nhằm sử dụng vào mục đích quân sự, đồng thời đưa pháo tới đây nhằm thực hiện "giấc mộng" độc chiếm Biển Đông.
Ngoài ra, Trung Quốc còn ngang ngược đưa cảnh báo với các máy bay Mỹ và Philippines tuần tra trên không phận gần các đảo nhân tạo này. Tại Đối thoại Shangrila hồi cuối tuần trước, trưởng đoàn Trung Quốc Tôn Kiến Quốc lớn tiếng tuyên bố có thể lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Cũng trong Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã bày tỏ rõ lập trường kiên định của Washington, yêu cầu Trung Quốc ngưng cải tạo đất trái phép trên Biển Đông, và khẳng định sẽ tiếp tục đưa tàu chiến, máy bay đến tuần tra khu vực này.
Phát biểu với WST, cựu Tư lệnh USPACOM Blair nhận định Mỹ nên tìm cách xử lý ngoại giao hơn là hành động quân sự: "Mỹ không nên điều tàu sân bay đến đó".
Ông Blair cũng nói thêm rằng vấn đề chính trong các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông xoay quanh quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang ngang ngược tiến hành cải tạo và quân sự hóa.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ Inquirer, WST
Nhà Trắng: Biển Đông là "yếu tố sống còn" đối với an ninh quốc gia Mỹ Nhà Trắng ngày 27/5 tuyên bố tình hình Biển Đông có ý nghĩa "sống còn" đối với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. Máy bay tuần tiễu trên Biển Đông P8-A của Hải quân Mỹ. (Ảnh: National Interest) "Tổng thống Mỹ Barack Obama thường xuyên nói rằng tình hình an ninh ở Biển Đông là vấn đề mang tính quyết định...