Trung Quốc đối mặt rủi ro lớn nếu Taliban không đoạn tuyệt với ma túy
Các chuyên gia nhận định dù Taliban tuyên bố sẽ dừng các hoạt động sản xuất và buôn bán thuốc phiện, nhưng viễn cảnh này dường như khó xảy ra và nó đe dọa trực tiếp tới an ninh của Trung Quốc.
Taliban thu được nguồn lợi lớn từ hoạt động cung cấp thuốc phiện trong những năm qua (Ảnh: Reuters).
SCMP dẫn lời giới quan sát cho biết, Trung Quốc có thể chủ động giúp đỡ các nông dân ở Afghanistan trồng một giống cây khác thay vì thuốc phiện trong một nỗ lực nhằm chống lại các mối đe dọa an ninh đối với Bắc Kinh nếu Afghanistan tiếp tục hoạt động sản xuất và buôn bán ma túy bất hợp pháp sau khi Taliban lên nắm quyền.
Theo nhiều ước tính, buôn bán ma túy vẫn là nguồn thu nhập lớn nhất của Taliban trong thời gian qua và nó có khả năng sẽ không thay đổi, trong bối cảnh Taliban đang đối mặt với viễn cảnh bị áp các lệnh trừng phạt quốc tế khi nắm quyền điều hành Afghanistan từ ngày 15/8.
Theo SCMP , trong quá khứ, một trong những tuyến đường vận tải ma túy từ Afghanistan vào Trung Quốc là thông qua Pakistan và Tân Cương, Trung Quốc.
Wang Jinguo, một chuyên gia từ Đại học Lan Châu, cho rằng Trung Quốc cần tập trung vào việc đảm bảo rằng hoạt động buôn bán ma túy không bùng phát trở lại trong thời gian tới.
“Sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan, các cơ quan chống ma túy của Trung Quốc cần hết sức chú ý đến việc ngăn chặn ma túy từ Afghanistan tràn vào Trung Quốc qua tuyến đường phía bắc”, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Wang hồi cuối tháng trước.
Văn phòng phụ trách các vấn đề về ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc hồi tháng 6 ước tính, Afghanistan chiếm khoảng 80% nguồn cung cấp thuốc phiện và heroin toàn cầu. Hoạt động này mang về nguồn thu từ 1,2 – 2,1 tỷ USD hồi năm 2019.
Video đang HOT
Taliban thu nhiều lợi ích từ buôn bán ma túy. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hồi tháng 6 cho hay, nhóm vũ trang này đã thu khoảng 460 triệu USD tiền thuế từ những người trồng thuốc phiện vào năm ngoái.
Rủi ro an ninh với Trung Quốc
Kể từ khi tiến vào thủ đô Kabul và nắm quyền vào tháng này, Taliban đã tuyên bố rằng chính phủ mới sẽ biến Afghanistan thành “quốc gia không ma túy”. Tuy nhiên, chuyên gia Zhu Yongbiao từ đại học Lan Châu cho rằng, Taliban dường như khó giữ được lời hứa về ngăn chặn buôn bán ma túy bất hợp pháp trong nước, đặc biệt là khi họ đối mặt với nguy cơ mất viện trợ quốc tế và khả năng bị trừng phạt.
Trong một bài nghiên cứu được công bố vào tháng 5, Luo Yi, giáo sư từ Đại học Tứ Xuyên, cảnh báo rằng nếu Afghanistan không thể kiểm soát được hoạt động buôn lậu ma túy, an ninh của các nước láng giềng, bao gồm cả Trung Quốc, sẽ bị thách thức. Bà Luo cảnh báo, sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bà nói: “Vấn nạn buôn lậu ma túy ở Afghanistan liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia chính của Trung Quốc”.
Chuyên gia Zhu từ Đại học Lan Châu nhận định, có mối liên hệ giữa ma túy và lực lượng khủng bố. Ông nhận định: “Một mối nguy hiểm tiềm ẩn là khi các nhóm buôn bán ma túy có thể cấu kết với các lực lượng khủng bố cực đoan”.
Chuyên gia Yang Shu, cựu trưởng khoa nghiên cứu Trung Á tại đại học Lan Châu, cho biết hiện không chắc chắn liệu Taliban có cấm trồng cây thuốc phiện hay không nhưng Trung Quốc có thể chủ động đóng góp vào giải pháp.
“Trung Quốc có thể giúp người Afghanistan trồng thay thế cây thuốc phiện và giúp Afghanistan đào tạo nhân lực về chống ma túy”, chuyên gia Yang đề xuất giải pháp.
Mối lo của Trung Quốc khi kho vũ khí Mỹ rơi vào tay Taliban
Giới phân tích cảnh báo số vũ khí Mỹ cung cấp cho quân đội Afghanistan mà Taliban chiếm được có nguy cơ rơi vào tay các phần tử cực đoan, đe dọa an ninh của Trung Quốc.
Các tay súng Taliban tuần tra ở Kandahar, Afghanistan (Ảnh: EPA).
Theo hãng tin AP , các tay súng Taliban đã thu giữ hàng loạt khẩu súng, đạn dược, máy bay trực thăng, thậm chí cả máy bay chiến đấu khi lực lượng này chiếm giữ các thủ phủ, căn cứ quân sự ở các tỉnh và thủ đô Kabul, trong một chiến dịch tấn công chớp nhoáng sau khi quân đội Mỹ rút đi. Taliban gặp rất ít sự kháng cự từ các lực lượng quân sự Afghanistan do Mỹ huấn luyện.
Các chiến binh Taliban đang thay đổi các loại vũ khí như chuyển từ súng trường AK-47 của Nga sang súng trường tấn công hiện đại của Mỹ. Theo nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc Zhou Chenming, các loại vũ khí này có thể thúc đẩy sự bành trướng của các nhóm cực đoan và khủng bố trong khu vực.
"Nếu các loại vũ khí do Mỹ cung cấp cho các lực lượng Afghanistan như súng, đạn dược và xe bọc thép rơi vào tay các phần tử cực đoan, chắc chắn nó sẽ làm tăng thêm khó khăn và thách thức cho các chiến dịch chống khủng bố của tất cả các chính phủ trong khu vực", chuyên Zhou tại Viện khoa học và công nghệ quân sự Yuan Wang ở Bắc Kinh cho biết.
"Trước đây, các nhóm cực đoan chỉ thực hiện các cuộc tấn công chớp nhoáng bằng dao và bom tự chế, nhưng bây giờ thương vong sẽ lớn hơn nhiều nếu họ sở hữu vũ khí mạnh hơn", chuyên gia Zhou nhận định.
Khu vực Tân Cương của Trung Quốc có đường biên giới chung với Afghanistan, do vậy Bắc Kinh rất lo ngại về tình hình an ninh ở quốc gia láng giềng. Các nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc đã kêu gọi Taliban cắt đứt quan hệ với các nhóm cực đoan như Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan, tổ chức mà Bắc Kinh cho là gây ra các cuộc tấn công bạo lực ở Tân Cương.
Theo chuyên gia Zhou, với tình hình chính trị bất ổn ở Afghanistan, Trung Quốc cần tăng cường an ninh ở khu vực biên giới để ngăn chặn những phần tử cực đoan vào Tân Cương qua Hành lang Wakhan - dải lãnh thổ hẹp của Afghanistan giáp với Trung Quốc.
Thành viên của Taliban đứng cạnh trực thăng Black Hawk của Mỹ (Ảnh: Twitter).
Ông Zhou cho biết các nước Trung Á không được trang bị đầy đủ để chống lại các nhóm cực đoan có vũ trang, được đào tạo bài bản.
"Đó là lý do Trung Quốc và Nga tổ chức một cuộc diễn tập chống khủng bố chung ở tây bắc Trung Quốc vào tuần trước, tại Ninh Hạ, sa mạc Gobi. Họ đang chuẩn bị cho khả năng hợp tác trong tương lai, trong trường hợp Moscow cần sự giúp đỡ từ quân đội Trung Quốc", ông Zhou nói.
Andrei Chang, biên tập viên của Tạp chí Quốc phòng Kanwa có trụ sở tại Canada, cho biết Mỹ đã chi khoảng 83 tỷ USD cho việc trang bị vũ khí và đào tạo các lực lượng an ninh Afghanistan trong 20 năm kể từ khi các lực lượng do Mỹ dẫn đầu đưa quân vào Afghanistan hồi năm 2001. Tuy nhiên, một số vũ khí do Mỹ cung cấp đã được bán cho các nhóm cực đoan trên thị trường ngầm.
Theo Eagle Yin, nhà nghiên cứu thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Trung Quốc, số vũ khí do Mỹ cung cấp không chỉ giúp các nhóm khủng bố bành trướng hoạt động mà còn có thể thúc đẩy hoạt động buôn bán ma túy ở Trung Á và hơn thế nữa.
"Ma túy là nguồn quan trọng hỗ trợ hoạt động của các nhóm khủng bố và cực đoan tại Afghanistan, chiếm hơn 25% hoạt động buôn bán ma túy trên thế giới", chuyên gia Yin nói.
Ma túy từ Afghanistan được buôn lậu qua Trung Á đến Nga, châu Âu và gây ra các vấn đề xã hội nghiêm trọng.
Li Wei, chuyên gia chống khủng bố ở Bắc Kinh, cho biết các nước láng giềng đang chờ đợi sự trấn an từ Taliban về việc "liệu lực lượng này có thể ngăn chặn các nhóm cực đoan bành trướng" trong khu vực và hơn thế nữa hay không.
"Nhưng điều này cũng sẽ dựa vào sự hỗ trợ và giám sát chặt chẽ từ cộng đồng quốc tế, đồng thời cần sự hợp tác giữa các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc và Nga", ông Li cho biết thêm.
Nhiều nước sẵn sàng làm trung gian giải quyết khủng hoảng tại Afghanistan Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 24/8 cho biết Nga cùng Trung Quốc, Mỹ và Pakistan sẵn sàng đóng vai trò trung gian trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Afghanistan. Người dân được lực lượng an ninh hỗ trợ lên máy bay sơ tán khỏi Afghanistan, tại sân bay quốc tế ở Kabul. Ảnh: REUTERS/TTXVN Ngoại trưởng Lavrov khẳng định: "Chúng...