Trung Quốc: đổi kết quả xét nghiệm nhiễm độc chì lấy sữa miễn phí!
Sau cuộc xét nghiệm cho thấy đứa cháu trai của bác nông dân Zhao Heping có lượng nhiễm chì cao trong máu, các quan chức tỉnh Hà Nam ra chủ trương cấp thuốc và sữa cho trẻ, đổi lại, Zhao phải giao kết quả xét nghiệm cho họ.
Đó cũng là điều xảy ra với nhiều cư dân ở Dapu, một thị trấn nông ngiệp 62.000 dân có nhiều xí nghiệp luyện kim và nhà máy hóa chất. 8 cư dân nói các gia đình có con nhỏ được chẩn đoán nhiễm độc chì đều được cấp sữa, với điều kiện người nhà phải nộp lại kết quả xét nghiệm.
Ảnh minh họa
Họ nói các cán bộ nói rằng sữa sẽ tải chì độc khỏi cơ thể trẻ. Bà Mao Baozhu, 61 tuổi, kể bà cho 3 đứa cháu có kết quả xét nghiệm nhiễm chì cao uống sữa: “Nhưng vô ích. Phải chăng ủy ban nhân dân xã chỉ toan lừa chúng tôi bằng cách phân phối sữa và nói bọn trẻ chỉ việc uống sữa là sẽ được chữa dứt ?”.
Bà cho biết: chỉ những cư dân nào trình kết quả xét nghiệm mới được nhận sữa miễn phí, và chỉ có ai trình bản kết quả gốc (không được trình bản sao) mới được đền bù số tiền đi xét nghiệm.
Bà kể các kết quả xét nghiệm cho thấy lượng nhiễm độc chì của một đứa cháu đã giảm từ 3 lần so với ngưỡng phơi nhiễm chì quốc gia đối với trẻ em xuống còn 2 lần của mức này, hai cháu còn lại thì luôn bị chóng mặt và than đau bụng.
“Tại các cháu ngậm bút chì”
Vấn nạn nhiễm chì ở Dapu trở thành tin sốt dẻo hồi tháng 6, khi Đài truyền hình trung ương (CCTV) “bóc mẽ” chuyện một quan chức lên TV, nói trẻ có thể tự gây nhiễm chì vào máu vì cái tật ngậm bút chì vào miệng !
Sau thông tin vốn nêu có hơn 300 trẻ có lượng nhiễm độc chì cao, chính quyền mới mở cuộc điều tra, và xí nghiệp hóa chất-nấu chảy kim loại Meilun bị buộc phải đóng cửa, chấm dứt hoạt động sản xuất.
Bao Zhu, một cán bộ ủy ban nhân dân xã, xác nhận việc phát sữa cho trẻ em bị nhiễm độc chì cao. Nhưng ông từ chối trả lời các câu hỏi khác.
Một cán bộ nữ chỉ cho biết tên họ là Tan, thuộc trung tâm tuyên truyền giáo dục sức khỏe Hengdong, nói xã mới tiến hành xét nghiệm trẻ bị nhiễm độc chì, nên chưa thể nói cáo bao nhiêu em bị nhiễm. Bà nói chẳng nghe ai nói chuyện “đổi kết quả xét nghiệm lấy sữa”.
Video đang HOT
Hà Nam có nhiều mỏ chì, đồng, thủy ngân, antimony và vonfam, nhưng cũng là vùng lúa lớn nhất TQ. Năm 2003, chính quyền Dapu lập một khu công nghiệp mà đến năm 2013 đã có thêm ít nhất 12 xí nghiệp nấu chảy kim loại, sản xuất chì, đồng và kẽm.
Một nghiên cứu hồi tháng 5 của tổ chức Hòa bình xanh (cổ động bảo vệ môi trường) phát hiện lượng cadmium và chì cao trong các mẫu lúa địa phương, đôi lúc cao hơn tiêu chuẩn quốc gia những 22 lần.
“Cái tát vào mặt” và “chiêu trò” làm hòa
Nhà nông Li Wanming một cư dân có các cháu nhỏ bị nhiễm chì nặng trong máu, bức xúc nói: “Họ tát vào mặt mình, rồi lại đưa kẹo ra dụ. Đó là cách xử sự của chính quyền”. Ông cũng nói: “Nguồn nước, đất ở đây bị hư hết. Chúng tôi không thể trồng trọt gì nữa”.
Sữa là một câu chuyện phức tạp ở TQ. Năm 2008, 6 trẻ chết và hàng trăm ngàn em đổ bệnh, sau khi các nhà sản xuất sữa nhồi thêm hóa chất melamime vào sữa bột. 6 năm trôi qua, những người cha người mẹ có điều kiện chỉ mua sữa nhập khẩu, nên sữa ngoại trở nên phổ biến tại các thành phố TQ.
Không có bằng chứng nào cho thấy cán bộ không tin sữa có tác dụng chữa chứng nhiễm độc chì nặng, nhưng nhiều dân làng ở Dapu nói họ nghĩ đây chỉ là một “chiêu trò” làm hòa với cư dân của chính quyền.
Dân làng nói họ đã nêu những lo ngại về nạn nhiễm độc chì với cán bộ chính quyền xã, hồi cuối năm 2012 còn trình một bản kiến nghị ký tên tập thể, khẳng định từ năm 2012, chỉ có 3 lần các tổ dân phố hoặc Trung tâm kiểm soát- phòng chống dịch bệnh TQ (CCDC) phân phối sữa cho người bị nhiễm chì cao. Lần gần đây nhất là hồi tháng 6.
Nhiều dân làng trình kết quả xét nghiệm nhằm được đền tiền và được cấp sữa miễn phí. Bác nông dân Li Laiyin, 64 tuổi, òa khóc khi kể hai cháu của ông bị nhiễm chì cao gần 5 lần so với ngưỡng nhiễm chì quốc gia: cháu ông gầy tong teo, không bao giờ ăn ngon, không thể ngồi yên hoặc ngủ yên, không thể tập trung quá lâu để làm xong các bài tập về nhà.
Bác Li hỏi: “Tôi sợ cho tương lai của các cháu. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng có thêm các triệu chứng khác ?”
Cán bộ y tế che giấu sự thật
Nhiễm độc chì là tác động xấu nhìn thấy rõ nhất của sự tăng trưởng kinh tế quá nóng của TQ. Việc bị phơi nhiễm chì đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em: các em bị chậm phát triển thể chất và trí tuệ, có thể thiếu tập trung, hành vi rối loạn, thậm chí tử vong khi bị nhiễm lượng chì cao. Hậu quả nhiễm chì thì không thể nào khắc phục được.
Chính quyền địa phương thường tổ chức khám sức khỏe, phát thuốc, vitamine hoặc thức ăn ở các vùng bị nhiễm độc kim loại nặng ở TQ, theo luật sư Jinmei của Trung tâm hỗ trợ pháp lý cho nạn nhân của nạn ô nhiễm tại Bắc Kinh.
Bà nói: “Đôi khi cán bộ địa phương không công bố kết quả các cuộc khám sức khỏe mà họ tổ chức cho dân làng. Chủ yếu là để dân làng không thể biết sự thật, hoặc để ngăn họ không chuyền thông tin này ra khỏi làng”.
Trong báo cáo về nạn nhiễm độc chì ở TQ năm 2011, tổ chức Giám sát nhân quyền cũng lập tư liệu về cách các bệnh xá ở những vùng bị nhiễm độc đã giấu che thông tin, trong khi những bậc cha mẹ của trẻ bị nhiễm chì nói: các bệnh xá này làm giả kết quả xét nghiệm để lừa họ.
Một bé gái bị nhiễm độc chì
Những cáo buộc của dân làng về âm mưu che giấu tác động xấu từ môi trường nhiễm độc đến sức khỏe của chính quyền địa phương, bằng cách “đổi kết quả xét nghiệm lấy sữa” cho thấy việc TQ đang phải đối mặt, sau khi Thủ tướng Lý Khắc Cường hồi tháng 3 tuyên chiến với nạn ô nhiễm môi trường.
Theo Reuters, nạn ô nhiễm môi trường ngày càng là một yếu tố gây bất ổn xã hội ở TQ. Tại các vùng nông thôn như Dapu, không khí, đất và nước sinh hoạt đều bị các xí nghiệp địa phương gây ô nhiễm, nông dân không thể sống dựa vào nông sản và “cướp” sức khỏe của họ. Tỷ lệ nhiễm bệnh ung thư ở các làng bị ô nhiễm khiến bị gọi là “làng ung thư”.
Bé Han Tiantian tuổi bị nhiễm độc chì, vì cha mẹ làm ở xí nghiệp pin
Hiện niềm tin “sữa có thể chữa dứt chứng nhiễm độc nhì” đang phổ biến tại TQ. Trong số cách khắc phục, Ủy ban sức khỏe quốc gia-kế hoạch hóa gia đình (viết tắt UB) yêu cầu “can thiệp dinh dưỡng”cho trẻ em bị nhiễm chì, vì chúng có thể bị suy suy dinh dưỡng.
Nhưng theo Trung tâm kiểm soát-phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC), sự dinh dưỡng tốt hơn không làm hạ thấp lượng chì nhiễm vào cơ thể trẻ. CDC đề xuất phải ngăn chặn được nguồn gây ô nhiễm, và trong trường hợp phức tạp thì phải chữa trị để loại bỏ lượng kim loại nặng khỏi cơ thể người.
Khi được Reuters phỏng vấn, UB tái khẳng định hướng dẫn dinh dưỡng của họ là có hiệu quả, và lưu ý rằng các sản phẩm từ sữa và đậu có thể dành cho trẻ bị nhiễm chì nặng.
Nhưng UB nói thêm rằng hướng dẫn của họ đạt hiệu quả dinh dưỡng, và “dù không hoàn toàn chính xác” thì chì vẫn được bài tiết khỏi cơ thể trẻ. UB cũng yêu cầu loại bỏ nguyên nhân gây nhiễm chì và các cách chữa trị trong các trường hợp bị nhiễm chì nặng.
Người phát ngôn của CCDC từ chối bình luận với Reuters, và nói họ không liên quan cuộc điều tra ở Dapu. Bà cũng nói CCDC đã có chỉ đạo các cơ sở y tế tỉnh Hà Nam xem xét vấn đề “đổi kết quả xét nghiệm lấy sữa”.
Các cơ sở y tế địa phương trong tỉnh từ chối trả lời của Reuters. Một cán bộ ở một trung tâm tuyên truyền sức khỏe nói cô chưa hề nghe ai nói chuyện “đổi kết quả xét nghiệm lấy sửa”.
Hiện không có dữ liệu quốc gia về vấn nạn nhiễm độc chì ở TQ. Bệnh viện nhi đồng thủ đô Bắc Kinh có mở cuộc thăm dò ở 15 thành phố từ năm 2004 đến năm 2008, phát hiện trong số người được hỏi có 7,6 % có lượng nhiễm độc chì trên 100 microgam/lít máu (ug/L) là định mức nhiễm chì trong ngưỡng an toàn của TQ.
Theo Một Thế Giới
Thịt lúc nhúc giòi, ngâm thuốc trừ sâu trong nhà máy Trung Quốc
Các nhà chức trách vừa đóng cửa một nhà máy ở Đông Quan vì sản xuất thịt đông lạnh sử dụng thuốc trừ sâu có chứa chất độc tính cao "Dichlorvos".
Cơ quan hành pháp đã thu giữ khoảng 2 tấn thịt lợn đang trong quá trình chế biến, 162 hộp đóng gói, 25 bao than, 16 gói muối công nghiệp, 4 chai thuốc trừ sâu"dichlorvos" và 3 chai dung dịch diêm tiêu.
Như trong ảnh, có đến 2 - 3 mét vuông trong nhà máy chứa đầy thịt lợn thối đã lúc nhúc giòi.
Bên trong một căn phòng, có 8 thùng nhựa trắng đựng thịt lợn thối và một chai thuốc trừ sâu nhãn "dichvorlo". Thịt lợn tẩm ướp gia vị siêu cô đặc và thoa son đỏ cũng được tìm thấy, bao phủ hoàn toàn dưới lớp muối công nghiệp.
Theo chính quyền, các nghi phạm đã bị tạm giam. Cảnh sát vẫn đang truy tìm những kẻ bỏ trốn,
Thật không máy, đây chỉ là một trong nhiều nơi sản xuất thịt bất hợp pháp gây ra bệnh dịch tràn lan ở Trung Quốc. Thịt bò giả với sáp parafin (chất làm bóng thực phẩm, nhưng ăn không tiêu hóa được, gây nguy hiểm), móng giò lợn ngâm thuốc tẩy, chuột giả thịt cừu,... cũng là những thực phẩm độc hại mà các nhà máy sản xuất để bán cho người dân.
Theo Tri Thức Trẻ
Mỹ: Hơn 1000 con chó chết bí ẩn sau khi ăn đồ TQ Người Mỹ đang hoang mang khi hàng loạt chó cưng của họ chết vì ăn các thực phẩm nhập từ TQ. Ngày 17/6, một ủy ban Quốc hội Mỹ cho hay họ vẫn đang điều tra nguyên nhân chính xác gây ra cái chết bí ẩn của hơn 1000 con chó ăn các loại đồ ăn chó mèo sản xuất ở Trung Quốc....