Trung Quốc đòi điều tra giả thuyết Covid-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm Mỹ
Trung Quốc cho rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nên xem xét khả năng vi rút gây đại dịch Covid-19 bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm của quân đội Mỹ.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Ảnh: Reuters).
“Về khả năng vi rút bị rò rỉ sau một sự cố trong phòng thí nghiệm, các thành viên của nhóm chuyên gia nói rằng họ sẽ kiểm tra các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới nếu cần thiết phải làm như vậy. Như các bạn đã biết, các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán đã được kiểm tra rồi. Nhưng khi nào phòng thí nghiệm Fort Detrick sẽ mở cửa cho các chuyên gia?”, hãng tin Tass (Nga) dẫn lời người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu trong cuộc họp báo ngày 31/3.
“Tôi muốn biết tại sao không có bất kỳ thông tin nào về phòng thí nghiệm Fort Detrick trên các phương tiện truyền thông nước ngoài. Tin tức về phòng thí nghiệm này từng xuất hiện hồi tháng 6/2019, nhưng từ đó đến nay không có bất kỳ thông tin nào. Tại sao lại im lặng như vậy?”, bà Hoa Xuân Oánh đặt câu hỏi.
Video đang HOT
Theo bà Hoa Xuân Oánh, chính quyền Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục hợp tác với WHO để xác định nguồn gốc của dịch Covid-19.
“Đó không phải là một cuộc điều tra, mà là nghiên cứu khoa học. Không nên chỉ giới hạn trong một vài khu vực trên thế giới”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.
Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra sau khi WHO ngày 30/3 công bố báo cáo dài 120 trang về kết quả điều tra nguồn gốc Covid-19. Đây là báo cáo kết quả của chuyến điều tra của nhóm 17 chuyên gia do WHO dẫn đầu đến Trung Quốc từ ngày 14/1 đến 10/2 năm nay.
Báo cáo của WHO đưa ra 4 giả thuyết chính về nguồn gốc vi rút Covid-19 gồm: lây trực tiếp từ động vật (có thể là dơi) sang người, lây qua vật chủ trung gian, lây qua thực phẩm đông lạnh, thoát ra từ phòng thí nghiệm. Giả thuyết vi rút thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc được đánh giá là “cực kỳ khó xảy ra”.
Viện nghiên cứu Quân sự Walter Reed có trụ sở tại Fort Detrick, bang Maryland, Mỹ do Bộ Quốc phòng Mỹ quản lý. Cơ sở này tiến hành các nghiên cứu y sinh, đặc biệt liên quan tới các bệnh truyền nhiễm.
Mỹ và một số nước phương Tây từng đưa ra giả thuyết vi rút SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc – nơi phát hiện các ca nhiễm đầu tiên. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã bác bỏ giả thuyết này, đồng thời đưa ra một thuyết âm mưu khác về Fort Detrick và “đá bóng” nguồn gốc Covid-19 sang Mỹ.
Những nghi ngờ liên quan tới phòng thí nghiệm Fort Detrick bắt nguồn từ sự cố hồi năm 2019, khi phòng thí nghiệm này bị yêu cầu dừng hoạt động vì lo ngại về vấn đề an toàn. Khi đó, phòng thí nghiệm của Mỹ đang nghiên cứu các dịch bệnh như Ebola, Zika.
Trung Quốc cho rằng Mỹ có phòng thí nghiệm sinh học ở khắp nơi trên thế giới và cần minh bạch thông tin về các cơ sở này. Bà Hoa Xuân Oánh hồi tháng 1 đề nghị Mỹ mở cửa phòng thí nghiệm sinh học ở Fort Detrick, minh bạch hơn trong các vấn đề liên quan tới hơn 200 phòng thí nghiệm sinh học ở nước ngoài và mời các chuyên gia của WHO điều tra nguồn gốc dịch bệnh.
Mỹ mở căn cứ quân sự để tiếp nhận các trẻ em di cư không có người thân
Ngày 30/3, quân đội Mỹ đã mở căn cứ quân sự tại bang Texas để làm nơi ở cho trẻ em di cư trong bối cảnh số trẻ em di cư không có người lớn đi kèm và các gia đình vượt biên từ Mexico gia tăng.
Trẻ em di cư tại một trạm xe buýt gần cây cầu quốc tế nối thành phố Brownsville, Texas, Mỹ, với thành phố Matamoros, Mexico, ngày 14/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ (HHS) là cơ quan phụ trách sắp xếp nơi ở cho hàng nghìn trẻ em di cư vượt biên mà không có cha mẹ đi cùng. Bộ này nêu rõ đã đưa 500 em vào các cơ sở tại căn cứ Fort Bliss ở El Paso, cách biên giới Mỹ-Mexico 5 km. Bộ hy vọng có thể cung chỗ ở cho tối đa khoảng 5.000 người.
Theo số liệu của Chính phủ Mỹ, tính đến ngày 29/3, HHS đã phụ trách chăm sóc cho 12.035 trẻ em, trong khi Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ (CBP), nơi đầu tiên tiếp nhận các trường hợp di cư, đang phụ trách 4.068 em khác.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết cho phép những trẻ em dưới 17 tuổi vượt biên mà không có phụ huynh hay gia đình đi cùng có thể ở lại Mỹ. Con số này đang có xu hướng tăng lên, khi trung bình mỗi ngày CBP tiếp nhận gần 500 em. Trong khi đó, HHS chỉ có thể mỗi ngày thu xếp cho 200-300 em có thân nhân đang ở trong nước Mỹ.
Cùng ngày, truyền thông đưa tin một đoàn người di cư đã rời thành phố San Pedro Sula, miền Bắc Honduras đến Guatemala, với mục tiêu di chuyển qua Mexico rồi tới Mỹ. Đây là đoàn người di cư Honduras thứ hai trong năm nay. Nhóm này gồm 300 người, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em. Họ dự định đến văn phòng hải quan Corinto tại Puerto Cortes, ở Honduras và tìm cách đi qua biên giới Guatemala bất chấp các biện pháp hạn chế do dịch COVID-19.
Trước đó một ngày, để phòng ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh, Tổng thống Guatemala Alejandro Giammattei đã ký một sắc lệnh đưa 5 khu vực biên giới gồm Izabal, Zacapa, Chiquimula, El Progreso và Peten vào "trạng thái phòng ngừa" nhằm đối phó với những người di cư tìm cách vào Guatemala mà không có giấy tờ đi lại cần thiết, hoặc không có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Theo sắc lệnh, lực lượng chấp pháp có thể "sử dụng vũ lực để giải tán các cuộc tụ tập, biểu tình công cộng diễn ra trái phép".
Hàng nghìn người, chủ yếu đến từ các nước El Salvador, Honduras và Nicaragua, đang ồ ạt tìm đường tới Mỹ với mong muốn thoát khỏi tình trạng nghèo đói, thất nghiệp và bạo lực tại quê nhà cũng như tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trước tình trạng người di cư từ các quốc gia Trung Mỹ tăng mạnh trong thời gian gần đây, Chính phủ Mỹ đã cử phái đoàn cấp cao tới Guatemala và Mexico nhằm tìm cách thức giúp kiểm soát dòng người di cư, thúc đẩy các cơ quan chức năng hai nước này triển khai một chiến dịch chung tại khu vực biên giới.
Bộ tư lệnh Mỹ đăng dòng tweet bị nghi là mã hạt nhân Bộ tư lệnh Chiến lược Mỹ đăng đoạn tweet ngắn vô nghĩa, khiến nhiều người suy đoán mã phóng vũ khí hạt nhân bị lộ. Bộ tư lệnh Chiến lược Mỹ (USSTRATCOM) lúc 20h48 ngày 28/3 (8h48 ngày 29/3 giờ Hà Nội) đăng dòng ký hiệu kỳ lạ ";l;; gmlxzssaw" trên tài khoản mạng xã hội Twitter. Đoạn tweet bất thường được hơn...