Trung Quốc đối diện rủi ro vì “tảng băng chìm” nợ chính quyền địa phương
Các chuyên gia cho rằng tổng nợ của các chính quyền địa phương Trung Quốc có thể cao gấp vài lần so với con số được công bố chính thức, lên tới 5,78 nghìn tỷ USD. Đây là con số được đánh giá là đầy rủi ro với kinh tế Trung Quốc.
Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc (Ảnh minh họa: Reuters)
CNBC dẫn báo cáo ngày 16/10 của S&P Global Ratings (Mỹ) cho biết, tổng nợ không được báo cáo của các chính quyền địa phương Trung Quốc có thể đạt tới ngưỡng 30 nghìn tỷ-40 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương với 4,34 nghìn tỷ-5,78 nghìn tỷ USD.
Trước đó, cuối năm 2017, tổng số nợ chưa trả của chính phủ Trung Quốc công bố trên bảng cân đối tài chính là 29,95 nghìn tỷ nhân dân tệ, trong đó các chính quyền địa phương phát sinh khoản nợ 16,5 nghìn tỷ nhân dân tệ từ các kênh phi trái phiếu, theo Reuters.
Các nhà phân tích Gloria Lu, Laura Li ví con số 30-40 nghìn tỷ nhân dân tệ giống như một “tảng băng chìm” và rủi ro tín dụng cho nền kinh tế Trung Quốc được gọi là “tàu Titanic”. Họ cho rằng, nếu với số nợ trên, tỷ lệ nợ/tổng sản phẩm quốc nội Trung Quốc trong năm 2017 là 60%, một chỉ số ấn chứa rất nhiều mối đe dọa
Video đang HOT
Các chuyên gia nhận định, để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế ở các khu vực, chính quyền địa phương ở Trung Quốc đã thực hiện những khoản đầu tư quy mô lớn vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng các công cụ tài chính như “công cụ tài chính của chính quyền địa phương” (LGFV).
Chi tiết của những khoản chi từ LGFV dường như không rõ ràng và các chuyên gia của S&P tin rằng phần lớn các khoản nợ “chìm” có thể xuất phát từ những công cụ tài chính này. Khi ra mắt, chức năng của LGFV là nhằm giúp các chính quyền địa phương huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua phát hành trái phiếu hay vay nợ với tài sản thế chấp chủ yếu là bất động sản. Chúng được coi là một công cụ cấp vốn cho chính quyền địa phương trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cơ chế của công cụ này chưa rõ ràng, còn nhiều thiếu sót, dễ dẫn tới rủi ro bị thất thoát tài chính và có thể phát sinh các khoản nợ “chìm”.
Bên cạnh đó, báo cáo của S&P chỉ rõ các phương án nhằm làm giảm khoản nợ này hiện vẫn được áp dụng khá hạn chế. Giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc có thể phải cần thêm ít nhất 10 năm nữa để giải quyết những khoản nợ “chìm” từ chính phủ địa phương.
Đức Hoàng
Tổng hợp
Băng đảng người TQ ráo riết săn bào ngư, "hút cạn" vùng biển Nam Phi
Các tội phạm Trung Quốc sử dụng ma túy đá làm phần thưởng cho những kẻ sống ngoài vòng pháp luật ở Nam Phi, để chúng lặn xuống biển thu thập bào ngư.
Một túi bào ngư khô có nguồn gốc từ Nam Phi.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), nhu cầu về bào ngư ở Trung Quốc đã tăng vọt. Các băng đảng người Trung Quốc nhắm đến nguồn cung cấp ở Nam Phi, khiến quốc gia này cạn kiệt bào ngư nhanh chóng.
Thống kê cho thấy, vùng biển ngoài khơi Nam Phi bị khai thác tới 96 triệu bào ngư trong 18 năm qua, chỉ riêng trong năm 2016 là 9,6 triệu.
"Đây là mức độ đi săn lớn nhất mà chúng tôi thấy trong vòng 20 năm qua", báo cáo công bố hôm 18.9 cho biết.
Bào ngư nổi tiếng là thực phẩm bổ dưỡng với hương vị giống như ốc biển, rất phổ biến trong các tiệc cưới ở phương đông.
Nắm bắt nhu cầu này, các băng đảng tội phạm người Trung Quốc sử dụng đến cả ma túy đá làm phần thưởng cho những người địa phương sẵn sàng mò xuống biển săn bào ngư.
Việc đánh bắt bào ngư như vậy là phi pháp và vượt quá mức cho phép mỗi năm, theo các nhà bảo tồn thiên nhiên.
Ước tính 90% sản lượng bào ngư ở Nam Phi, bao gồm cả xuất khẩu chính ngạch và phi pháp, đều có điểm đến cuối cùng ở Hong Kong.
Báo cáo cho biết, việc thiếu các quy định pháp luật là nguyên nhân khiến nạn săn bào ngư nở rộ ở Nam Phi. Một khi được đưa khỏi Nam Phi thành công, bào ngư có thể được bán ở bất cứ đâu mà không lo bị phát hiện nguồn gốc.
"Mối liên hệ giữa các băng đảng tội phạm người Trung Quốc và ở Cape Town, Nam Phi, mối liên hệ giữa nạn săn bắt bào ngư và ma túy, đang tạo ra những tác động kinh tế-xã hội tiêu cực", chuyên gia Markus Burgener nói.
Thống kê gần đây cho thấy khu vực Western Cape ở Nam Phi là nơi có nạn giết người cao nhất đất nước do bạo lực giữa các băng đảng tội phạm.
Ngôi làng Trung Quốc kiếm bộn tiền nhờ nuôi 3 triệu con rắn Nuôi hàng triệu con rắn để lấy thịt, làm thuốc đã làm thay đổi hoàn toàn ngôi làng ở Trung Quốc, đem về tới 12 triệu USD mỗi năm. Ngôi làng Trung Quốc kiếm bộn tiền nhờ nuôi 3 triệu con rắn. Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), cuộc sống của những người nông dân nuôi rắn ở Trung Quốc...