Trung Quốc đòi “công bằng”, Mỹ đổ thêm quân vào châu Á
Trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu Tổng thống Mỹ Barak Obama có cách tiếp cận công bằng, khi đánh giá tình hình trên biển Hoa Đông và biển Đông, thì Bộ quốc phòng Mỹ tuyên bố, quân đội nước này có kế hoạch gửi đến căn cứ ở Australia thêm 1.150 lính thủy đánh bộ.
Ngày 25-03, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu Tổng thống Mỹ Barak Obama có cách tiếp cận công bằng khi đánh giá tình hình trên biển Hoa Đông và biển Đông.
“Phía Mỹ cần tiếp cận các vấn đề biển Hoa Đông và biển Đông một cách khách quan và công bằng, phân biệt rõ đúng sai, tạo thuận lợi cho giải pháp đúng đắn để cải thiện tình hình” – báo chí Trung Quốc dẫn lời ông Tập Cận Bình tại hội đàm với Tổng thống Obama trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân quốc tế ở The Hague.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi tăng cường hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực quân sự, tổ chức tập trận chung để “tránh những quan niệm và đánh giá sai lầm”. Hiện nay, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đều tuyên bố chủ quyền tại một số đảo ở biển Đông, gây nên căng thẳng trong khu vực nên “Mỹ cần có cách cư xử đúng đắn”.
Mỹ cam kết duy trì 6 biên đội tàu sân bay ở châu Á-Thái Bình Dương
Video đang HOT
Trong khi đó, cũng vào ngày 25-03, Bộ tư lệnh hải quân đánh bộ Mỹ tuyên bố sẽ điều động thêm 1.150 lính hải quân đánh bộ đến Australia vào đầu tháng 4 tới. Số này sẽ hợp nhất với 200 binh sĩ đã có tại căn cứ ở Darwin. Darwin cũng là căn cứ của bốn máy bay trực thăng vận tải hạng nặng CH-53E và khoảng 100 kỹ thuật viên phục vụ.
Từ 4 năm trước, Cụm Hải quân đánh bộ Mỹ thường trú vĩnh viễn ở “xứ sở Kangoro” cũng bắt đầu thay phiên hoạt động. Dự kiến, đến năm 2016 Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ hoàn tất kế hoạch mỗi năm sẽ duy trì khoảng 2.500 lính hải quân đánh bộ duy trì hoạt động thường trú ở căn cứ Darwin.
Ngoài ra, sau nhiều năm tham chiến ở Afghanistan và Iraq, lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ cũng sẽ quay trở lại chiến trường Thái Bình Dương, đóng quân ở Nhật Bản và đảo Hawaii, đặc biệt là 2 Cụm hải quân đánh bộ cực thiện chiến số 1 và số 3.
2 lữ hải quân đánh bộ mạnh nhất của Mỹ sẽ trở về châu Á – Thái Bình Dương
Không những tăng cường binh lực cho các cứ điểm đóng quân cũ, hải quân Mỹ còn thành lập thêm cơ cấu tác chiến đổ bộ mới. Trong “Báo cáo chiến lược”, Tư lệnh hải quân Mỹ Jonathan Greenert đã công bố kế hoạch thành lập “Cụm tác chiến đổ bộ số 5″ ở Thái Bình Dương (hoàn thành trước năm 2018) đồng thời tăng cường hỗ trợ lực lượng hải quân đánh bộ mở rộng sự hiện diện tại Australia.
Sự điều động lực lượng hải quân Mỹ đến khu vực nóng bỏng này thực sự rất lớn. Lầu Năm Góc đã tuyên bố, trong 10 năm tới hải quân Mỹ sẽ biến châu Á – Thái Bình Dương thành lãnh địa riêng của mình. Mỹ sẽ điều động đến đây 6 biên đội hàng không mẫu hạm và đại bộ phận các tuần dương hạm, khu trục hạm và khinh hạm và tàu tác chiến ven bờ trong biên chế của mình.
Sự điều động này phá vỡ tỷ lệ cân bằng 5/5 trong bố trí binh lực Mỹ ở 2 đại dương lớn nhất trên thế giới, chứng tỏ vị thế quan trọng của chiến trường Thái Bình Dương trong chiến lược của Mỹ với tỷ lệ trội hơn là 6/4 so với chiến trường Đại Tây Dương. Hiện nay, quá trình chuẩn bị cho sự dịch chuyển này đang được gấp rút tiến hành, mặc kệ những bất ổn ở Ukraine-Crimea và chiến trường Địa Trung Hải.
Theo ANTD
Công nghệ mới cho tàu tàng hình tương lai của Nga
Hải quân Nga có thể có các tàu tàng hình được chế tạo theo công nghệ mới.
Mô hình corvette tàng hình lớp Projekt 20382
Một công nghệ độc đáo của Nga sẽ làm giảm đáng kể độ bộc lộ radar của các tàu chiến của Hải quân Nga sẽ được đóng theo công nghệ tàng hình.
Công nghệ mới do Công ty ONPP Tekhnologya phát triển. Cơ sở của nghiên cứu mới là sơn một lớp phủ đặc biệt lên các bộ phận của binh khí kỹ thuật. Công nghệ này hiện đang đượch ứng dụng khi sản xuất máy bay tiêm kích tàng hình PAK FA T-50.
Việc sơn lớp phủ này, chẳng hạn, lên vòm kính buồng lái của -50 đã giảm mạnh độ bộc lộ của nó trên màn hình radar. Đồng thời cũng giải quyết được cả vấn đề che chắn buồng lái chứa các thiết bị điện tử mà không làm giảm độ trong suốt quang học của bản thân vòm kính.
Các nhà thiết kế cho rằng, xét về tổng thể các tham số, độ bộc lộ của T-50 thấp hơn các loại tương tự của nước ngoài.
Cách tiếp cận tương tự có thể ứng do cho cả việc đóng tàu chiến thế hệ mới cho Hải quân Nga. Loại kính đặc biệt với hệ số phản xạ tín hiệu radar thấp có thể dùng để bọc kính buồng lái tàu. Ngoài ra, lớp phủ ngụy trang có thể sơn lên bề mặt các đèn và các bộ phận khác vốn đòi hỏi phải vừa có khả năng cho ánh sáng đi qua tối đa vừa phải có độ bộc lộ thấp trước radar đối phương.
Theo Vietnamdefence
Vinschool ký hợp tác với TT nghiên cứu và Tư vấn về Giá trị sống Lễ ký kết hợp tác giữa Vinschool và Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về giá trị sống (LVRC) - thành viên chính thức tại Việt Nam của Hiệp hội giáo dục các giá trị sống Quốc tế (ALIVE) - đã diễn ra tại Trường mầm non Vinschool - Times City. Với việc hợp tác với LVRC, Vinschool tiếp tục khẳng định...