Trung Quốc đòi Australia ‘khách quan’ về tình hình Biển Đông
Một quan chức cấp cao Trung Quốc hối thúc Australia có lập trường “công bằng và khách quan” về vấn đề Biển Đông, trong cuộc gặp bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Phái đoàn quân sự Australia – Trung Quốc gặp nhau bên lề Đối thoại Shangri-La hôm qua. Ảnh: Xinhua
Theo Xinhua, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc hôm qua cho rằng nước này duy trì chính sách “nhất quán và rõ ràng” về vấn đề Biển Đông, và nước này mong muốn phía Australia “có lập trường công bằng và khách quan”.
Ông Tôn đưa ra tuyên bố trong cuộc gặp Mark Binskin, Tư lệnh lực lượng quốc phòng Australia, bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore. Ông Tôn còn nhấn mạnh Trung Quốc và Australia đang xây dựng quan hệ quân sự gần gũi hơn trong vài năm gần đây, với những khoá huấn luyện chung, chuyến thăm cấp cao và liên lạc tổ chức chuyên sâu.
Ông Binskin cho biết hai nước hợp tác quân sự thực chất và trôi chảy, với việc hoàn tất các cuộc diễn tập quân sự chung. Australia muốn thúc đẩy đối thoại và liên lạc giữa hai bên và ông Binskin mong muốn tới Trung Quốc cuối năm nay.
Video đang HOT
Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 khai mạc hôm qua, với sự tham gia của ít nhất 20 bộ trưởng quốc phòng từ hơn 30 nước. Đây là diễn đàn an ninh và quốc phòng châu Á – Thái Bình Dương, do Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) có trụ sở tại London tổ chức.
Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông dự kiến là vấn đề chi phối diễn đàn kéo dài ba ngày này. Bắc Kinh tuyên bố đòi chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của một số nước láng giềng. Trung Quốc nhấn mạnh nước này xây đảo nhân tạo để hỗ trợ các hoạt động như tìm kiếm và cứu nạn, đồng thời có “quyền triển khai những biện pháp tự vệ cần thiết”.
Mỹ và Australia đã điều máy bay và tàu để thể hiện quyền tự do đi lại trên Biển Đông. Động thái trên bị Trung Quốc coi là “sự khiêu khích”.
Trọng Giáp
Theo VNE
Trung Quốc phản pháo cảnh báo 'tự cô lập' của Mỹ
Một quan chức hải quân cao cấp Trung Quốc hôm nay nói rằng Mỹ đang cố gắng cô lập nước này, phản pháo lại bình luận của bộ trưởng quốc phòng Mỹ.
Chuẩn đô đốc Trung Quốc Guan Youfei. Ảnh: Xinhua
"Tôi tin rằng bình luận của ông Carter nhằm thuyết phục các nước khác trong khu vực cô lập Trung Quốc", Chuẩn đô đốc Guan Youfei, chủ nhiệm bộ phận Hợp tác Quân sự Quốc tế của Quân ủy Trung ương Trung Quốc, hôm nay nói tại Đối thoại Shangri-La, theo Global Times.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter trước đó phát biểu rằng những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông "đang cô lập họ, trong bối cảnh khu vực đang tìm đến nhau và phối hợp hành động". "Thật không may, nếu những hành động này vẫn tiếp tục, Trung Quốc có thể tạo ra Vạn Lý Trường Thành tự cô lập".
Phản pháo lại, Guan nói rằng Trung Quốc hy vọng Mỹ sẽ kiềm chế bản thân. "Những nguyên tắc được đưa ra bởi ông Carter dường như nhiều ràng buộc hơn so với bất kỳ nguyên tắc nào khác. Đây là một khiếm khuyết cố hữu khi Mỹ kêu gọi các nước khác tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển trong khi chính Mỹ chưa ký Công ước", ông Guan nói.
Ông Guan còn nói rằng tự do hàng hải ở Biển Đông mà ông Carter nêu ra thực chất là một cách tiếp cận để áp sát cảng của các quốc gia khác, bằng cách điều động các máy bay và tàu chiến đáng gờm. Ông Guan cho rằng đây là việc làm không khôn ngoan và không phù hợp với Luật Biển.
Trả lời câu hỏi của một học giả Nhật về Biển Đông, ông Carter cho biết phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Thường trực về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền "đường 9 đoạn" của Trung Quốc là cơ hội tuyệt vời để thể hiện sự tôn trọng các nguyên tắc và luật pháp quốc tế, và tránh tự cô lập khỏi khu vực.
Trong khi đó, ông Guan đáp lại rằng bác bỏ phán quyết mới là cơ hội và Trung Quốc tin rằng vụ kiện là bất hợp pháp và bất công, do đó sẽ không chấp nhận phán quyết.
Đối thoại Shangri-La là diễn đàn then chốt để thảo luận và phân tích về các mối quan ngại an ninh và quốc phòng, trong khu vực và xa hơn nữa. Hơn 600 đại biểu đại diện cho các nước ASEAN, châu Á, châu Âu và Mỹ dự hội nghị an ninh cấp cao ở Singapore. Hơn 30 quốc gia cử phái đoàn tham dự, trong đó có ít nhất 20 bộ trưởng quốc phòng. Đây cũng là nơi diễn ra các cuộc gặp song phương giữa những nước cả đồng minh và đối đầu.
Phương Vũ
Theo VNE
Bị chỉ trích mạnh, Trung Quốc đề nghị Singapore điều chỉnh Đối thoại Shangri-La Bị tấn công dữ dội ở diễn đàn an ninh khu vực vì gây căng thẳng ở Biển Đông, đại diện Trung Quốc đã đề nghị Singapore điều chỉnh chương trình của Đối thoại Shangri-La. Đô đốcTôn Kiến Quốc tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 3.6.2016. REUTERS Trong cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen ngày 3.6, Đô đốc...