Trung Quốc dốc toàn lực đóng tàu lớp 056 làm gì?
Tạp chí quốc phòng Canada Kanwa Defence Review số ra tháng 9 đã đánh giá, tiến độ của kế hoạch đóng tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056 Trung Quốc có tốc độ thực sự kinh người.
Kanwa Defence Review cho biết, Trung Quốc bắt đầu khởi đóng các tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056 bắt đầu từ năm 2012 và có lẽ họ đã xây dựng kế hoạch trong vòng 3 năm sẽ ồ ạt đóng mới hàng loạt tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056, để thay thế toàn bộ số tàu hộ vệ chuyên tác chiến ven bờ lớp 053 hiện đang còn sử dụng. Vì vậy, họ đang dốc toàn lực để đẩy nhanh tốc độ đóng tàu 1 năm lên tới hàng chục chiếc.
Bài viết cho biết, hiện nay họ đang tích cực cải tạo tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056 để có thể tung ra thị trường quốc tế trong tương lai. Loại tàu hộ vệ chuyên tác chiến ven bờ này chẳng có ưu điểm gì đặc biệt, chỉ có điều tốc độ đóng tàu thực sự rất nhanh chóng và triển khai hàng loạt. Điều này cho thấy chuyển biến chiến lược rất lớn trong tư duy phát triển của hải quân Trung Quốc.
Chỉ tính riêng năm 2012, Trung Quốc đã huy động hàng loạt nhà máy đóng tàu, chế tạo được tới 9 tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056. Và ngược lại với xu thế chủ đạo trong những năm qua là các dự án tàu hộ vệ, tàu khu trục chủ yếu do các nhà máy lớn đóng, hiện Trung Quốc còn huy động cả những nhà máy cỡ vừa, ví dụ như nhà máy đóng tàu Vũ Hán.
Video đang HOT
Biên đội tàu chiến Trung Quốc
Việc xuất hiện thêm những nhà máy đóng tàu cỡ vừa này cho thấy, Trung Quốc đang động viên tổng thể nền công nghiệp đóng tàu của họ. Đây là một đặc điểm đáng chú ý, không thể bỏ qua. Nó cho thấy, Trung Quốc dự định sẽ thay thế toàn bộ lớp tàu hộ vệ cũ hiện đang sử dụng trong thời gian khoảng 3 năm. Đây là một kế hoạch rất tham vọng của Bắc Kinh.
Trái ngược với xu hướng điều động không đều tàu hộ vệ cỡ lớn lớp 054A về các hạm đội Nam Hải, Đông Hải, Bắc Hải; các tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056 được phân bố rất đều. Hiện tại các tàu đã đưa vào biên chế bao gồm: Hạm đội Bắc Hải 2 tàu, Hạm đội Đông Hải cũng được biên chế 2 tàu, còn Hạm đội Nam Hải, phụ trách tác chiến khu vực biển Đông được nhận 3 tàu, trong đó 2 chiếc thuộc lực lượng đồn trú ở Hồng Kông.
Tàu hộ vệ lớp 056 số hiệu 597 Khâm Châu của Hạm đội Nam Hải
Năm nay, dự kiến tốc độ đóng mới các tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056 không giảm đi, vẫn giữ tốc độ khoảng 9-10 chiếc và sang năm 2014 khi số lượng tàu đã đủ thay thế các tàu hộ vệ cũ lớp 053, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh chiến lược xuất khẩu tàu hộ vệ cỡ nhỏ, giá rẻ sang các nước đang phát triển.
Với lượng giãn nước chỉ khoảng 1.000 tấn, công nghệ đơn giản, dễ sử dụng, Trung Quốc huy vọng có thể cạnh tranh được với một số quốc gia xuất khẩu tàu hộ vệ như Nga, Pháp, Hà Lan, Italia. Trước mắt họ sẽ tập trung vào một số khách hàng truyền thống xài đồ giá rẻ của Trung Quốc như: Myanmar, Bangladesh, Campuchia và có thể là cả Pakistan, Thái Lan và Iran…
Theo ANTD
Di chuyển khó lường của 3 hạm đội Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông
Trong khi COC đang mắc kẹt giữa ngã tư đường thì 3 hạm đội Hải quân Trung Quốc là Nam Hải, Đông Hải và Bắc Hải đang di chuyển những bước khó lường trên các vùng biển mà Bắc Kinh tranh chấp, trong đó có Biển Đông.
Trung Quốc vẫn thường xuyên triển khai các cuộc tập trận uy hiếp trên Biển Đông
Theo Tân Hoa xã ngày 29/9, biên đội tàu chiến 113 gồm tàu khu trục tên lửa Thanh Đảo, tàu hộ vệ tên lửa Lâm Nghi và tàu tiếp tế tổng hợp Hồ Hồng Trạch thuộc Hạm đội Bắc Hải đã di chuyển xuống Vịnh Jarvis (Úc) để tham gia diễn tập thực binh với tàu chiến của tổng cộng 11 nước, trong đó có các nước ASEAN.
Trước bước di chuyển khó lường của Hạm đội Bắc Hải, Chinamil đưa tin: quân đội Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh các hoạt động huấn luyện quân sự tại phía Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông. Do đó, giới phân tích không loại trừ khả năng Hạm đội Bắc Hải xuất hiện trong khu vực tranh chấp.
Trong khi đó, Hạm đội Đông Hải vừa có đợt diễn tập liên hợp săn ngầm uy hiếp tại Biển Đông. Thậm chí, trên Tân Hoa xã, Phó Tư lệnh Hạm đội Đông Hải Cố Tường Binh còn lớn tiếng khẳng định: đây là "thái độ cơ bản có trách nhiệm đối với chiến tranh". Tuyên bố này đưa ra khi Bắc Kinh vẫn đang tìm mọi cách để trì hoãn COC có tính ràng buộc và được cho là có thể kiềm chế cách hành xử hung hăng của nước này trong các tuyên bố chủ quyền phi lý đối với khu vực.
Cùng lúc đó, Hạm đội Nam Hải một trong những "quân bài" chính mà Trung Quốc sử dụng trong lối &'ngoại giao pháo hạm' trên Biển Đông - cũng đang ráo riết củng cố sức mạnh. Hiện tại, đơn vị này đang được trang bị rất nhiều loại tàu chiến mới nhất của ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc như tàu khu trục phòng không Type 052C, tàu khu trục nhỏ Type 054A, Type 056, tàu đổ bộ Type 071 lớp Ngọc Chiêu, và đặc biệt là tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới Type 094. Bên cạnh đó, nhiều hình ảnh trên các trang mạng Trung Quốc cho thấy căn cứ Ngọc Lâm đang được gấp rút biến đổi thành một căn cứ chiến lược của Hải quân Trung Quốc trong tham vọng độc chiếm khu vực.
Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên cả 3 Hạm đội chính trong Hải quân Trung Quốc xuất hiện cùng lúc quanh và trong khu vực Biển Đông. Trước đó, 3 hạm đội này đã triển khai cuộc tập trận chung rầm rộ trên khu vực hồi tháng 5/2012. Nhưng điều đáng lưu ý, thời điểm xuất hiện của các lực lượng hải quân trùng khớp với thời điểm các quan chức Trung Quốc "quây rào" tranh chấp Biển Đông trước cộng đồng quốc tế và tìm mọi cách trì hoãn tiến trình ký kết COC, tạo nên thứ vũ lực vô hình, ép các quốc gia nhỏ hơn ngồi vào bàn đàm phán song phương và chấp nhận các thỏa thuận có lợi cho Bắc Kinh.
Theo Songmoi
Kim Jong-un liên tục tới thăm đảo tiền tiêu 2 ngày gần đây, nhà lãnh đạo Kim Jong-un liên tục tới thăm các đảo tiền tiêu của Triều Tiên để kiểm tra và úy lạo binh sĩ. Ngày 4/9, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tới thị sát một tiền đồn của quân đội Triều Tiên trên một hòn đảo gần biên giới với Hàn Quốc. Theo hãng Thông tấn...