Trung Quốc dốc toàn lực đối phó nCoV
Bàn giao bệnh viện dã chiến thứ 2, tăng khả năng tiếp nhận và chữa trị tối đa các bệnh nhân; cấm bán thuốc cúm và ho; có thể tử hình người cản trở chống dịch… là hàng loạt các hành động quyết liệt mới nhất của chính quyền Trung Quốc trong nỗ lực ngăn cản dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang có nguy cơ biến thành “đại dịch”.
Các đội dân vận và tình nguyện viên tìm người nghi nhiễm nCoV tại Vũ Hán (Trung Quốc). Ảnh: Xihua.
Gấp rút bàn giao bệnh viện dã chiến
Đến ngày 9/2, chính quyền Vũ Hán đã bàn giao bệnh viện Lôi Thần Sơn cho quân y Trung Quốc, sau 12 ngày xây dựng để chăm sóc bệnh nhân nhiễm virus corona.
Bệnh viện dã chiến Lôi Thần Sơn (Leishenshan) với 1.600 giường và 32 phòng bệnh được xây dựng khẩn cấp xây dựng 12 ngày ( từ ngày 25/1 tới ngày 6/2) và hoàn thiện trong hai ngày sau đó để bàn giao cho lực lượng quân y. Đây là bệnh viện dã chiến thứ hai được thành phố Vũ Hán thi công trong thời gian ngắn kỷ lục để đối phó với dịch viêm phổi đang hoành hành.
Trước đó, Vũ Hán đã bàn giao bệnh viện Hỏa Thần Sơn với 1.000 giường bệnh cho lực lượng quân y ngày 2/2. Hai bệnh viện dã chiến này được xây theo kiểu lắp ghép giống cơ sở điều trị Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) tại Tiểu Sương Sơn, Bắc Kinh hồi năm 2003.
Chính quyền Vũ Hán cho biết thành phố đang có 8.895 giường tại 28 bệnh viện công cùng khoảng 2.500 giường tại hai bệnh viện dã chiến để chăm sóc bệnh nhân nhiễm nCoV trong tình trạng nặng và nguy kịch. Lực lượng quân y Trung Quốc cho biết đội ngũ y bác sĩ quân đội sẽ vận hành các bệnh viện dã chiến “với tiêu chuẩn cao nhất”
Cấm bán thuốc cúm và ho, tử hình người cản trở chống dịch
Trong khi đó tại TP Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, phía Đông Trung Quốc, chính quyền sở tại đã ra lệnh tạm thời cấm bán thuốc cúm và ho để buộc người dân đến bác sĩ khám nhằm nỗ lực phát hiện virus corona chủng mới.
Lệnh của chính quyền TP Hàng Châu được công bố hôm 7/2 và có hiệu lực ngay lập tức. Theo giải thích của giới chức, chính sách này được áp dụng tại các hiệu thuốc nhằm “tăng cường giám sát những người có triệu chứng sốt và ho”.
Mới đây nhất, tối 8/2, Ủy ban Y tế Quốc gia, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Bộ Công an Trung Quốc ra thông cáo chung về 7 tội danh liên quan đến y tế nhằm trừng phạt nghiêm khắc những người cản trở công tác kiểm soát dịch bệnh. Quy định mới nhắm vào các hành vi phá hoại hay chiếm dụng các tài sản của các cơ quan y tế, gây phiền nhiễu đến các cơ quan y tế, để xác người chết trái pháp luật, tổ chức tang lễ mà chưa được phép, gây rối loạn và cản trở các hoạt động phòng ngừa và kiểm soát dịch.
Thông cáo cho biết án tử hình có thể được áp dụng đối với một số trường hợp vi phạm nghiêm trọng những quy định này.
Video đang HOT
WHO cử phái đoàn tới Trung Quốc
Trong một động thái trợ giúp quốc tế, ngày 9/2, Tổng Giám đốc WHO Ghebreyesus cho biết sẽ cử một phái đoàn quốc tế do tổ chức này dẫn đầu tới Trung Quốc. Theo đó, trưởng đoàn sẽ lên đường vào ngày 10 hoặc ngày 11/2 và các chuyên gia còn lại sẽ đi sau đó. Tuy nhiên, người đứng đầu WHO chưa cho biết các thành viên của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) có thuộc phái đoàn hay không. “Tôi hy vọng điều đó diễn ra”- ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.
Người đứng đầu WHO hiện chưa nêu tên trưởng phái đoàn và các chuyên gia khác trong đoàn, cũng như từ chối đưa ra thông tin chi tiết về hoạt động của họ. Ghebreyesus cho biết WHO sẽ công khai mọi thứ ngay khi chuẩn bị xong.
Trong khi đó, chuyên gia cấp cứu hàng đầu của WHO Mike Ryan nhận định: Số ca tử vong và nhiễm nCoV được báo cáo hàng ngày ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hiện ở mức “ổn định”.
“Đó là tin tức tốt và có thể phản ánh hiệu quả của các biện pháp kiểm dịch. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng vẫn còn rất nhiều trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đang chờ xét nghiệm”- chuyên gia này cho biết.
Đình Tú
Theo daidoanket
Thuốc lá, nước tăng lực gây dương tính giả khi kiểm tra nồng độ cồn
Người dân uống nước tăng lực với lượng lớn khi liên hoan vẫn cho kết quả dương tính với nồng độ cồn trong hơi thở, thậm chí xét nghiệm máu. Bác sĩ Hoàng Văn Tâm, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Hà Nội, chia sẻ những thủ phạm gây dương tính giả khi đo nồng độ cồn.
Thuốc
Thông thường những thuốc này gồm hỗn hợp dung dịch thuốc hạ sốt/thuốc cúm, thuốc dị ứng, các loại thuốc kê đơn có cồn, xịt thơm miệng (breath fresheners), thuốc hen dạng xịt, các sản phẩm làm thơm sử dụng gần miệng (như sản phẩm sau khi cạo râu) và nước súc miệng.
Một số dạng như thuốc ho (thường chứa tinh dầu bạc hà menthol) có thể gây ra dương tính giả. Vì vậy, một số loại chứa bạc hà như kẹo cao su, nước tăng lực, thanh protein, liqueur chocolates cũng có thể gây dương tính giả.
Nếu bạn vừa uống rượu vừa sử dụng những sản phẩm trên, kết quả kiểm tra nồng độ cồn của bạn sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc mức phạt cũng tăng lên.
Cách khắc phục: Đo lại lần 2 sau 15 phút kết quả sẽ về âm tính.
Hút thuốc lá, uống bò húc có thể gây nên hiện tượng dương tính giả với test nồng độ cồn. Ảnh: Việt Hùng.
Tình trạng bệnh
Nồng độ acetone cao có thể được tìm thấy trong hơi thở của bệnh nhân tiểu đường. Nồng độ này có thể lớn hơn 1.000 lần so với ở một người không mắc bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, ngay cả ở nồng độ cao này cũng có rất ít phản ứng trên máy test loại pin nhiên liệu.
Cồn trong miệng sau khi uống
Sau khi tiêu thụ đồ uống có cồn, một số chất cồn nằm trong niêm mạc miệng. Điều này có thể phóng đại kết quả đo của bạn khiến chúng cao hơn nồng độ cồn trong máu thực tế. Vì thế, khi vừa uống rượu xong, bạn cần súc lại miệng và đợi sau 15 phút để đo lại lần 2.
Một số loại thực phẩm
Rượu được sử dụng trong nấu ăn, nó sẽ bị cháy nên tỷ lệ dương tính sẽ thấp. Khi rượu được thêm vào món tráng miệng, món ăn này cũng tương tự việc uống rượu. Bánh pizza, men có trong bột nhào có thể tạo ra rượu.
Rượu dễ hòa tan trong sản phẩm có nhâm sâm và cây rễ vàng (Rhodiola) nên các loại thực phẩm này thường chứa một lượng rượu nhất định.
Một số thức uống tăng lực chứa vitamin B cần rượu để dễ hòa tan. Nghiên cứu của Brian và cộng sự ở Mỹ thấy rằng 40,7% các loại đồ uống tăng lực cho kết quả dương tính và 88,9% cho thấy lượng rượu dao động từ 5-230 mg/dL. Vì thế, người uống bò húc với lượng lớn khi liên hoan kết quả vẫn có nồng độ cồn trong hơi thở, thậm chí là đo nồng độ cồn trong máu.
Quá trình lên men
Quả chín nồng độ cồn có thể đạt tới 4,5%, nhưng điều này là không thường xuyên và hiếm thấy.
Khi khí của một số loại thực phẩm (bao gồm một số loại pizza) được thải ra qua ợ hoặc trong quá trình trào ngược, chúng có thể gây ra nồng độ cồn thấp ở lần hà hơi đầu tiên và bằng 0 ngay sau đó. Điều này do lượng nhỏ của quá trình lên men thức ăn hoặc trào ngược trong dạ dày tạo ra rượu ở nồng độ thấp.
Thuốc lá
Đáng ngạc nhiên khi thuốc lá có thể gây ra dương tính giả dù sử dụng cảm biến bằng pin nhiên liệu.
Hydrogen chiếm 1% thành phần của khói thuốc lá. Hydrogen có thể bị oxy hóa ở điện cực platinum để tạo ra dòng điện. Dòng điện này nhỏ nhưng vẫn gây dương tính.
Cách khắc phục: Đo lại lần 2 sau khi hút thuốc 15 phút sẽ cho kết quả chính xác.
Công việc hoặc nơi làm việc của người bị kiểm tra
Những người làm việc trong môi trường có chất bay hơi như chất lỏng làm sạch, keo dán, chất kết dính tiếp xúc, sơn, sơn mài và các loại sơn phun khác có thể gây dương tính giả.
Khắc phục: Đo lại lần 2 sau 15 phút.
Nếu bạn không uống rượu, kết quả kiểm tra vẫn dương tính nên bình tĩnh chờ 15 phút để đo lại lần 2.
Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều thức ăn hay đồ uống có rượu trong đó, bạn vẫn bị phạt theo nghị định mới.
Nếu bạn vừa sử dụng rượu vừa hút thuốc, vừa ăn uống những đồ chứa rượu, kết quả của bạn sẽ bị thổi phồng, bình tĩnh chờ 15 phút đo lại để mong giảm án phạt.
Theo Zing
Thận trọng dùng thuốc khi bị cảm cúm Khi thời tiết lạnh, sẽ rất nhiều người bị cảm cúm. Một trong những triệu chứng khi bị cảm cúm là sốt. Đây là một phản ứng bảo vệ của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt giảm đau khi sốt cao Khi nào cần hạ sốt? Sốt là cơ chế bảo vệ chống...