Trung Quốc dọa ‘xem xét lại’ quan hệ với Nhật Bản
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang gặp rủi ro với việc Bắc Kinh đe dọa “xem xét lại” quan hệ song phương với Tokyo vì những bình luận gần đây của cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về Đài Loan.
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tham dự một sự kiện ở Đài Bắc, Đài Loan ngày 1.12. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH SOUTH CHINA MORNING POST
South China Morning Post ngày 9.12 đưa tin Trung Quốc đã đe dọa “xem xét lại” mối quan hệ vốn đã căng thẳng với Nhật Bản sau khi cựu Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu ủng hộ Đài Loan.
Tuần trước, cựu Thủ tướng Abe nói cả Nhật Bản và Mỹ đều không thể đứng nhìn nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan và tình trạng khẩn cấp của hòn đảo này cũng sẽ là tình trạng khẩn cấp đối với Nhật Bản. Ông Abe cũng cảnh báo rằng “người dân Bắc Kinh, đặc biệt là Chủ tịch Tập Cận Bình, không nên đánh giá sai điều này”.
Những phát biểu trên đã khiến Bắc Kinh tức giận. Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã triệu tập Đại sứ Nhật Bản tại Bắc Kinh Hideo Tarumi để họp khẩn cấp vào tuần trước.
Một nguồn tin cho biết hai nhà ngoại giao đã có cuộc trò chuyện căng thẳng và thậm chí bà Hoa đã đe dọa rằng Trung Quốc có thể “xem xét lại” quan hệ Trung – Nhật nếu Tokyo có hành động tiếp theo đối với Đài Loan.
“Bà Hoa yêu cầu Nhật Bản làm rõ quan điểm chính thức của họ đối với Đài Loan. Tuy nhiên, phía Nhật Bản tin rằng ông Abe không còn là thành viên nội các và những bình luận của ông ấy được đưa ra với tư cách cá nhân”, nguồn tin cho biết.
Video đang HOT
“Bà Hoa nói với ông Tarumi rằng nếu Nhật Bản tiếp tục các động thái này, Trung Quốc sẽ phải xem xét lại cách tiếp cận mối quan hệ song phương và cách cư xử với Nhật Bản”, nguồn tin nói thêm.
Sau cuộc họp giữa bà Hoa và ông Tarumi, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno phát biểu trong một cuộc họp báo rằng chính phủ Nhật Bản không có quyền giải thích những nhận xét của cựu Thủ tướng Abe vì ông đã rời chính phủ.
Ông Matsuno cũng bày tỏ sự không hài lòng của Tokyo về cách Trung Quốc xử lý tình hình và nói thêm rằng “Trung Quốc cần phải hiểu rằng có luồng suy nghĩ như vậy tại Nhật Bản”.
Bộ Tứ "chênh vênh" vì bài toán cân bằng của Ấn Độ với Mỹ - Nga - Trung
Trong khi Ấn Độ tham gia nhóm Bộ Tứ với Mỹ, Nhật Bản, Australia thì nước này cũng là một khách hàng vũ khí lớn của Nga và là thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) do Trung Quốc thành lập.
Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Nhà Trắng, Washington vào ngày 24/9 (Ảnh: Bloomberg).
Ấn Độ thúc đẩy thúc đẩy đa liên kết
Chính sách đối ngoại và quốc phòng của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi hiện nay tập trung vào cân bằng mối quan hệ nước lớn và thúc đẩy đa liên kết, trong đó Ấn Độ duy trì ảnh hưởng của mình ở cả hai phe, dù điều này khiến cho nhóm Bộ Tứ (QUAD) không mấy dễ chịu.
Ấn Độ và Nga vốn đã duy trì quan hệ chiến lược lâu đời. Hiện nay, Nga là nhà cung cấp khí tài quân sự lớn của Ấn Độ và trong các hội nghị thượng đỉnh diễn ra hằng năm, hai bên đã từng công bố nhiều thỏa thuận lớn về vũ khí. Vào tháng 12 tới, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể tới thăm Ấn Độ để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nga - Ấn và trao đổi các vấn đề về hợp tác song phương.
Trong cuộc tập trận chung Pitch Black năm 2018 giữa 3 bên Ấn Độ, Mỹ và Australia, Không quân Ấn Độ đã sử dụng máy bay chiến đấu phản lực Sukhoi Su-30MKI của Nga để tham gia diễn tập.
Mặc dù đang tích cực thắt chặt quan hệ với Australia, Nhật Bản và Mỹ trong nhóm Bộ Tứ, Ấn Độ vẫn đồng thời duy trì quan hệ hợp tác với Nga, trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây ngày càng có nhiều điểm bất đồng.
Giới phân tích nhận định rằng Mỹ có thể sẽ không áp đặt các lệnh trừng phạt Ấn Độ theo Đạo luật chống đối thủ (CAATSA). Nếu điều này xảy ra, các giao dịch quân sự giữa Nga - Ấn sẽ thực hiện thuận lợi hơn, đồng thời cho phép Ấn Độ mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 của Nga, hệ thống có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa siêu thanh.
Không giống Mỹ, Nga sẵn sàng chuyển giao công nghệ quân sự tiên tiến cho Ấn Độ. Tuy nhiên, việc chuyển giao như vậy sẽ khiến đề xuất tổ chức các cuộc tập chung giữa các nước Bộ Tứ trở nên thách thức hơn.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng là thành viên thường trực của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) do Trung Quốc thành lập vào tháng 6/2017. Ấn Độ thường xuyên tham gia các cuộc họp cấp bộ trưởng của nhóm, tập trung vào các vấn đề về hợp tác an ninh và kinh tế trong khu vực.
Tháng 11 năm ngoái, Hội nghị thượng đỉnh SCO đã thảo luận về tiến trình tăng cường hợp tác thông qua các dự án kết nối và công nghệ kỹ thuật số, bao gồm việc phát triển các tiêu chuẩn kỹ thuật số cho các giao dịch xuyên biên giới.
Tại hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề cập tới sáng kiến của Trung Quốc về An ninh Dữ liệu Toàn cầu, đồng thời, đề xuất thành lập Trung tâm Chuyển giao Công nghệ của các quốc gia thành viên SCO tại Thanh Đảo đã được hội nghị tán thành và sẽ công bố vào tháng 12 này.
Trước động thái trên, Mỹ và các nước khác trong nhóm Bộ Tứ đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ bởi việc áp dụng các sáng kiến của Trung Quốc sẽ làm suy yếu cấu trúc an ninh của QUAD trong khu vực.
Thế khó của Ấn Độ trong vai trò cân bằng
Sẽ rất khó cho Ấn Độ khi phải dung hòa các mục tiêu của SCO với các mục tiêu vốn có trong liên minh QUAD, bởi lẽ những căng thẳng trong Bộ Tứ không chỉ xuất phát từ các định hướng về an ninh quốc phòng mà còn do chính sách tập hợp lực lượng của mỗi bên.
QUAD luôn tuyên bố ủng hộ một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế và yêu cầu Bắc Kinh buộc phải tuân thủ. Tuy nhiên, là một trong 4 thành viên của Bộ Tứ, hành động của Ấn Độ lại cho thấy việc tuân thủ Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982) là hoàn toàn "linh hoạt".
Mỹ chủ trương phản đối yêu sách của Trung Quốc và tích cực khuyến khích các đối tác QUAD tham gia các cuộc tập trận tự do hàng hải ở Biển Đông, nhưng New Delhi không phải thực hiện các yêu cầu tương tự.
Trước tình thế khó, Ấn Độ phải hóa giải nhiều "điểm nghẽn" khi tiếp tục quan hệ với cả Nga và Trung Quốc, đồng thời thực hiện cam kết của nước này với các mục tiêu của Bộ Tứ.
Rõ ràng, Ấn Độ đang đặt cược vào việc duy trì thế cân bằng trong quan hệ 2 phía, vì vậy không rõ QUAD sẽ dựa vào bao nhiêu trụ cột trong một môi trường quan hệ quốc tế, nơi sự tin tưởng, chia sẻ và thống nhất về mục đích là điều tối quan trọng.
Những diễn biến mới xung quanh lời kêu gọi mở kho dự trữ dầu của Mỹ Các nguồn thạo tin mới đây cho hay Trung Quốc chưa đưa ra cam kết về việc mở kho dự trữ dầu theo lời kêu gọi của Mỹ, trong khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không hề xem xét thay đổi chính sách sau động thái mới nhất của Chính phủ Mỹ. Bể chứa dầu tại Cushing, Oklahoma, Mỹ....