Trung Quốc dọa siết lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Quan chức Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố đẩy mạnh lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương áp đặt ở Biển Đông với tàu thuyền nước ngoài.
Tàu cá Trung Quốc đi qua bãi Subi, quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 2012. Ảnh: Xinhua
Triệu Hưng Vũ, cục trưởng Cục Ngư nghiệp, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, hôm 5/5 tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông từ ngày 16/5 đến 1/8 sẽ do hải cảnh và cơ quan ngư nghiệp địa phương thực hiện, áp dụng với tàu thuyền trong nước và nước ngoài, theo Chinanews.
“Chúng tôi chắc chắn sẽ đẩy mạnh thực thi pháp luật ở Biển Đông với tàu cá của chúng tôi và tàu cá nước ngoài”, ông Triệu nói. Lệnh cấm này được Trung Quốc đơn phương áp đặt trên gần như toàn bộ Biển Đông, kéo dài đến vĩ tuyến 12, bao gồm cả khu vực bãi cạn Scarborough.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, mỗi năm ngư dân nước này đánh bắt tới hơn 13 triệu tấn hải sản ở Biển Đông, khiến môi trường biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Việt Nam kiên quyết phản đối lệnh cấm vô giá trị của Trung Quốc. Việc phía Trung Quốc ra thông báo phạm vi và thời gian cấm đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Video đang HOT
Từ năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, nơi nước này tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực.
Xem thêm: Việt Nam phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Khu vưc Trung Quôc đơn phương câm đanh băt ca. Đô hoa: Sina
Văn Việt
Theo VNE
Trung Quốc huấn luyện tự vệ cho ngư dân đánh bắt ở Biển Đông
Trung Quốc huấn luyện khả năng tự vệ cho ngư dân ở Biển Đông, đồng thời khuyến khích họ đánh bắt ở vùng biển này như một cách khẳng định chủ quyền trên biển của nước này.
Tàu cá của Trung Quốc neo đậu ở bãi Ba Kè, khu vực thềm lục địa phía Nam của Việt Nam, cuối tháng 1.2016 - Ảnh: Mai Thanh Hải
"Ngư dân Trung Quốc đã sinh sống và đánh bắt cá ở Biển Đông hàng ngàn năm qua, điều này chứng minh quyền và lợi ích của chúng ta (ở vùng biển này)", Reuters dẫn lời Bí thư tỉnh ủy Hải Nam, ông Luo Baoming trong cuộc họp quốc hội hôm 7.3.
Ông Luo cho biết chính quyền Hải Nam khuyến khích và hỗ trợ người dân đánh bắt cá xa bờ, ở Biển Đông như một cách khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh.
Ngoài hỗ trợ về mặt tài chính như giúp đóng thuyền, trợ giá nhiên liệu, giới chức Trung Quốc còn huấn luyện ngư dân nước này kỹ năng tự vệ trên vùng biển đang xảy ra tranh chấp, theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông).
"Với tình hình như hiện nay ở Biển Đông, các ngư dân cần bảo vệ hoạt động đánh bắt cá thông thường của họ vì đó là vùng ngư nghiệp của tổ tiên", ông Luo nói tiếp.
Ông Luo cũng cho biết ở Hải Nam có 100.000 ngư dân - những người có thể đánh bắt cá ở Biển Đông, tàu thuyền của ngư dân Trung Quốc là loại lớn, có loại lớn hơn cả tàu chiến của hải quân nhiều nước Đông Nam Á, có thể hoạt động ở vùng biển sâu và xa bờ.
Tàu cá Trung Quốc (trái) hung hăng lao mũi vào tàu cá Việt Nam ở ngư trường Hoàng Sa, tháng 6.2014 - Ảnh: Trung Hiếu
Chuyên gia hải quân Li Jie ở Bắc Kinh cho biết ngư dân đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích hàng hải của một quốc gia. "Trong thời bình, ngư dân có thể cung cấp nhanh nhất và luôn cập nhật thông tin tình báo cho hải quân; trong thời chiến họ là những người đảm nhiệm tốt nhất công tác hậu cần, cung cấp thực phẩm và nước uống", chuyên gia Li phát biểu.
Không rõ "ngư trường của tổ tiên" mà ông Luo nhắc đến trên Biển Đông là khu vực nào, nhưng Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh hải với nhiều nước ở Biển Đông. Bắc Kinh còn đưa ra yêu sách chủ quyền phi lý "đường lưỡi bò" nuốt trọn phần lớn Biển Đông. Bên cạnh khuyến khích hoạt động ngư nghiệp của người dân, Bắc Kinh còn xua đuổi và uy hiếp tàu cá, ngư dân nước khác.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Thủ tướng kêu gọi Mỹ - ASEAN thúc đẩy chấm dứt quân sự hóa Biển Đông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ an ninh ở Biển Đông có tầm quan trọng mang tính toàn cầu, do đó các nước cần tăng thúc đẩy thực thi luật pháp ở đây. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - ASEAN hôm qua tại Sunnylands. Ảnh: AFP "Diễn biến phức tạp ở Biển Đông nảy sinh...