Trung Quốc doạ rút khỏi UNCLOS, điều gì xảy ra?
Theo hãng tin Kyodo của Nhật, Trung Quốc đã nói với các nước châu Á khác là họ có thể rút ra khỏi Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về Luật Biển ( UNCLOS) để trả đũa, nếu như Tòa Trọng tài Thường trực La Haye ra phán quyết trái với lập trường của Bắc Kinh trong các tranh chấp ở Biển Đông.
Tòa Trọng tài Thường trực được thành lập trong khuôn khổ Công ước LHQ. Năm 2013, Philippines đã đệ đơn lên tòa đề nghị xem xét tính hợp lệ của bản đồ “chín đoạn” thể hiện tham vọng lãnh thổ phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo giới chuyên gia, điều mà Trung Quốc lo ngại là tòa bác bỏ bản đồ “chín đoạn” và không thừa nhận các cơ sở pháp lý của các đòi hỏi lãnh thổ của Bắc Kinh. Theo nhiều nguồn tin, trong những tuần tới, Tòa Án sẽ ra phán quyết về vụ kiện này và có rất nhiều khả năng bất lợi cho Trung Quốc.
Chính vì thế, Trung Quốc đã nói với các nhà ngoại giao thuộc Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN) là Bắc Kinh không loại trừ khả năng rút ra khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước này năm 1996 nhưng nhiều lần tuyên bố là Tòa Trọng tài Thường trực không có thẩm quyền xét xử vụ kiện và cũng sẽ không chấp hành các phán quyết của tòa nếu bất lợi cho Bắc Kinh. Mặt khác, Trung Quốc chỉ trích Philippines đã không chịu giải quyết các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông thông qua đàm phán song phương. Đồng thời Bắc Kinh lên án các nước ngoài khu vực can thiệp vào hồ sơ này.
Giới chuyên gia nhận định, nếu đúng Trung Quốc rút khỏi UNCLOS, tình hình Biển Đông sẽ dậy sóng trong thời gian tới, bởi những hành động phi pháp của Bắc Kinh sẽ tiếp tục leo thang, hay nói cách khác, Trung Quốc sẽ mặc sức làm càn, đi ngược lại với những quy định của luật pháp quốc tế.
Các hoạt động cải tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông bị cả thế giới lên án.
Video đang HOT
Mặc dù vụ khiếu nại được nhiều bên quan tâm, song có một thực tế là Tòa Trọng tài ở La Haye không phân xử về những tuyên bố chủ quyền của các bên tranh chấp ở Biển Đông mà chỉ phân xử về các quyền hải dương gắn với các tuyên bố đó. Các chuyên gia cho rằng tòa có thể tuyên bố “đường lưỡi bò” không có hiệu lực pháp lý hoặc chất vấn về nó theo những cách thức buộc Trung Quốc phải làm rõ cơ sở pháp lý, điều mà Trung Quốc vẫn né tránh.
Nhiều chuyên gia cũng tin rằng tòa có thể sẽ phán quyết rằng một số đảo nhân tạo do Trung Quốc xây không có quyền đòi có lãnh hải xung quanh.
Phán quyết của Tòa Trọng tài không mang tính ràng buộc, nhưng quyết định không thi hành phán quyết sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Nếu phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, nước này có thể tìm cách trừng phạt Philippines, như áp dụng những biện pháp không chính thức để hạn chế khách du lịch hoặc hàng hóa nhập khẩu.
Nguy cơ lớn nhất là Trung Quốc phản ứng mạnh đối với một phán quyết bất lợi và quyết định leo thang những tham vọng quân sự của họ ở Biển Đông bằng cách tuyên bố quyền kiểm soát bầu trời như lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông hoặc tìm cách xây đảo nhân tạo ở bãi cạn Scarborough mà Philippines đã đòi chủ quyền.
Để đề phòng những phản ứng hung hăng hơn của Trung Quốc, Mỹ đã đưa nhiều thiết bị quân sự đến khu vực, bao gồm các việc tàu sân bay và chiến đấu cơ ghé thăm Philippines. Thông điệp gửi đi là bất cứ động thái gì của Bắc Kinh trên bãi cạn Scarborough cũng sẽ gặp sự đáp trả đáng kể của Mỹ.
Trung Quốc cho rằng Mỹ không có quyền nói đến vụ kiện vì bản thân Washington không phê chuẩn Công ước LHQ về Luật Biển. Bắc Kinh tố cáo Mỹ muốn khai thác vụ này để tạo dựng liên minh trong khu vực nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Theo Danviet
Trung Quốc lạc lõng đả kích Tòa Trọng tài tại hội thảo ở Hạ Long
Đại biểu Trung Quốc cho rằng Trung Quốc hoàn toàn có quyền từ chối tham gia Toà trọng tài thường trực thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS để xem xét vụ kiện của Philippines và sẽ không thực hiện phán quyết do Toà trọng tài đã xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc và đi ngược lại nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Tuy nhiên, các lập luận này đều không nhận được sự đồng tình của các đại biểu tại hội thảo ở Hạ Long.
Chiều ngày 10.6.2016, tại Hạ Long, Hội thảo Quốc tế với chủ đề "An ninh và Phát triển biển: Hợp tác quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm Á-Âu" do Học viện Ngoại giao (DAV) và Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam tổ chức đã kết thúc tốt đẹp. Sau hai ngày làm việc, đã có hơn 20 tham luận và trên 250 ý kiến thảo luận đã được trình bày tại Hội thảo.
Hội thảo nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có một cơ chế an ninh tập thể. Trong đó, bài học về mô hình an ninh tập thể ở châu Âu được thảo luận và đề xuất khả năng áp dụng ở châu Á. Tuy nhiên, một số đại biểu nhận định quá trình hình thành cơ chế an ninh tập thể cần có thời gian, thông qua trao đổi trực tiếp, liên tục và thực chất giữa các chủ thể liên quan, trong đó cần tận dụng vai trò của ASEAN và các cơ chế mà ASEAN là trung tâm hiện nay.
Hội thảo có hai tham luận đặc biệt của Giáo sư Erik Franck, Thành viên Toà trọng tài, Trưởng khoa Luật pháp Châu Âu và quốc tế, Đại học Tự do Bỉ và Tiến sĩ Raul C. Pangalangan, Thẩm phán Toà án Hình sự quốc tế tại The Hague, Hà Lan về kinh nghiệm tham gia, thực hiện Công ước luật biển quốc tế và giải quyết các tranh chấp biển quốc tế thông qua toà án và trọng tài. Theo Giáo sư Franck, ASEAN với tư cách là một tổ chức quốc tế có thể tham khảo mô hình của Liên minh Châu Âu (EU), trở thành một chủ thể của quan hệ quốc tế, một thành viên của UNCLOS. Theo hướng phát triển này, ASEAN sẽ hội nhập sâu hơn về luật pháp và sử dụng luật pháp là công cụ để thúc đẩy hợp tác và giải quyết tranh chấp.
Các động thái của Trung Quốc tại Biển Đông đều mang ý nghĩa chiến lược, nhằm phục vụ cho ý đồ biến Biển Đông thành một eo biển Trung Quốc hơn là vùng biển mở cho hàng hải toàn cầu.
Thẩm phán Pangalangan cho biết tỉ lệ sử dụng toà án công lý và trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp ở Châu Á là thấp so với các khu vực khác. Bên cạnh các rào cản văn hoá và lịch sử, trở ngại thực sự với các quốc gia châu Á chính là sự thiếu tin tưởng và thiếu cam kết với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế của các cơ quan, bộ ngành, các nhà hoạch định chính sách trong nội bộ các nước. Những cơ quan này thường cho rằng các tiến trình pháp lý quốc tế có khả năng bị chính trị hoá, bị thao túng.
Do đó, Thẩm phán Pangalangan cho rằng cần có trao đổi thông tin, đối thoại thường xuyên giữa các đại biểu quốc hội, bộ trưởng tư pháp với các bộ ngành khác nhằm thay đổi nhận thức, tư duy của các nhà hoạch định chính sách về tầm quan trọng và tính hữu hiệu của các toà án quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế.
Để sử dụng toà án quốc tế hiệu quả, các quốc gia cần chú trọng đào tạo, tăng cường năng lực của các luật sư trong nước để sử dụng trong các phân xử quốc tế. Trên thực tế, sử dụng toà án không phải lúc nào cũng là "lựa chọn hoàn hảo" nhưng đó là giải pháp hoà bình và công bằng. Từ khía cạnh pháp luật, vấn đề không phải là "ai thắng, ai thua" mà là tiến trình khách quan để tiến tới phán quyết công bằng và hợp lý.
Tại phiên thứ năm, các đại biểu tranh luận về cách thức áp dụng luật quốc tế và việc giải quyết các tranh chấp thông qua Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước.
Đại biểu Trung Quốc cho rằng Trung Quốc hoàn toàn có quyền từ chối tham gia Toà trọng tài thường trực thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS để xem xét vụ kiện của Philippines và sẽ không thực hiện phán quyết do Toà trọng tài đã xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc và đi ngược lại nguyên tắc thượng tôn pháp luật.
Đại biểu Trung Quốc cũng đưa ra các lập luận về nghĩa vụ đàm phán song phương, nghĩa vụ thành lập trọng tài mang tính khách quan, không thiên vị và nội dung của vụ kiện về phân định biển, một vấn đề Trọng tài không có thẩm quyền, để bác bỏ tính hợp pháp của trọng tài.
Tuy nhiên, các lập luận này đều không nhận được sự đồng tình của các đại biểu tại hội thảo. Ý kiến chung tại Hội thảo nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước Luật biển nói chung và cơ chế giải quyết của Công ước nói riêng. Các đại biểu nhấn mạnh đến tính ràng buộc của Trọng tài theo Phụ lục VII. Bản thân Trọng tài đã có kết luận rất rõ ràng và bác bỏ các lập luận phản đối của Trung Quốc.Trung Quốc đã có cơ hội đóng góp vào sự khách quan và công bằng của Trọng tài nhưng đã từ chối tham dự.
Kết thúc Hội thảo, các đại biểu cùng thảo luận về các đề xuất cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác về an ninh và phát triển trên biển. Điểm nhấn xuyên suốt của các phiên thảo luận của hội thảo là ý chí chính trị, các biện pháp xây dựng lòng tin và tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực pháp lý quốc tế, tôn trọng lẫn nhau là chìa khoá để vượt qua những khác biệt về yêu sách chủ quyền, vùng biển, khoảng cách về năng lực ứng phó để hợp tác nhằm bảo vệ không gian biển, không gian sinh tồn chung của các quốc gia.
Theo Danviet
Phán quyết của PCA sẽ tạo thách thức cho Trung Quốc Theo tờ "Manila Times" của Philippines ngày 15.6, Toà Trọng Tài Thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan) có thể sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông vào ngày 7.7 tới. Hình ảnh vệ tinh chụp các hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Philippines đã...