Trung Quốc dọa dùng hạt nhân đáp trả THAAD
Trong trường hợp cần thiết Trung Quốc sẽ nâng cấp và tăng cường số lượng đầu đạn hạt nhân cũng như thông thường để đáp trả THAAD.
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc ngày 22/4 dẫn lời một học giả Trung Quốc cảnh báo Bắc Kinh có thể gia tăng các đầu đạn hạt nhân trong trường hợp Hệ thống phòng thủ tên lửa bay cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ được triển khai tại Hàn Quốc.
Học giả được dẫn lời là Teng Jianqun, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc.
Ông này cho rằng vấn đề triển khai THAAD tại Hàn Quốc đã trở thành “một lựa chọn khó khăn” cho Seoul trong việc cân bằng quan hệ song phương với Washington và Bắc Kinh.
Tên lửa THAAD của Mỹ
Trong bài viết đăng trên trang của Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc gần đây, Teng viết: “Việc Mỹ triển khai THAAD tại Hàn Quốc sẽ là phép thử đối với các mối quan hệ giữa Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, thậm chí là Nga”.
Teng cảnh báo: “Đây không đơn thuần là một dự án quân sự vì lợi ích của Hàn Quốc và an ninh của Mỹ. Nếu cần thiết, Trung Quốc sẽ có một số biện pháp mạnh mẽ để chống lại sức mạnh của chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ, bao gồm cả việc nâng cấp và tăng số lượng đầu đạn hạt nhân và thông thường của mình”.
Trung Quốc đã nhiều lần công khai phản đối việc Mỹ triển khai THAAD tại Hàn Quốc nhưng có thể nói đây là lần đầu tiên việc sử dụng sức ép từ vũ khí hạt nhân được nêu lên.
Video đang HOT
Trung Quốc sẽ tăng cường đầu đạn hạt nhân và thông thường đối phó THAAD?
Chặn tên lửa đạn đạo Trung Quốc?
Hồi tháng 7/2014, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề nghị Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hae từ chối mọi đề nghị của Washington nhằm triển khai THAAD tại Hàn Quốc.
Trong cuộc gặp thượng đỉnh ở Seoul, ông Tập Cận Bình đã nói với bà Park Genun-hae rằng “nếu Mỹ tìm cách triển khai hê thông THAAD trong lãnh thổ Hàn Quốc với lý do để bảo vệ các binh sĩ Mỹ đồn trú tại đây thì Hàn Quốc, với tư cách là quốc gia có chủ quyền, cần thực hiện quyền của mình bày tỏ sự phản đối và như vậy THAAD sẽ không trở thành một vấn đề giữa Seoul và Bắc Kinh”.
Trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Han Min Koo ngày 4/2, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cũng bày tỏ quan ngại về việc Mỹ có thể triển khai THAAD ở Hàn Quốc.
Còn Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc Khâu Quốc Hồng thì cho rằng việc Hàn Quốc cho phép Mỹ triển khai THAAD sẽ ảnh hưởng xấu đến quan hệ song phương.
Tổ hợp tên lửa THAAD có phạm vi hoạt động lên đến 2.000 km, không chỉ nhằm đến Triều Tiên mà còn có thể vươn đến tận Trung Quốc.
Trung Quốc phản đối triển khai THAAD tại Hàn Quốc do lo ngại radar của tổ hợp này có thể giám sát cả các cơ sở quân sự của Trung Quốc.
Mới đây, tờ “Thời báo Hoàn cầu” của Trung Quốc cũng ám chỉ THAAD có thể được sử dụng để chống tên lửa đạn đạo của Trung Quốc trong một cuộc xung đột tiềm tàng giữa Trung Quốc với Nhật Bản xung quanh vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai nước đang tranh chấp trên biển Hoa Đông.
Radar AN/TPY-2 của THAAD
Việc một chuyên gia Trung Quốc phải viện đến vũ khí hạt nhân để phản ứng càng cho thấy khả năng Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc là rất cao.
Đáng chú ý là hồi cuối tháng 3 vừa qua, Chỉ huy Bộ Tư lệnh phòng thủ tên lửa và không gian Mỹ (SMDC) David Mann đã lần đầu tiên lên tiếng xác nhận sẽ triển khai 7 khẩu đội THAAD trước năm 2019, trong đó các khẩu đội tại Hàn Quốc và Nhật Bản.
Dù chịu sức ép từ Trung Quốc, Triều Tiên (và cả Nga), nhưng giới phân tích cho rằng Hàn Quốc cần có THAAD vì từ lâu nước này đã bị đe dọa bởi các chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc, bao gồm cả thủ đô Seoul với hơn 10 triệu dân, đều nằm trong tầm bắn của tên lửa của Triều Tiên.
Mỗi khẩu đội THAAD bao gồm 4 xe phóng mang tên lửa (8 ống phóng/xe), radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực AN/TPY-2, 1 xe trung tâm điều khiển di động và 2 trung tâm hoạt động chiến thuật TOC (hệ thống xử lý dữ liệu Hewlett-Packard HP-735).THAAD là hệ thống phòng thủ tên lửa được thiết kế để bắn hạ các tên lửa đạn đạo ở giai đoạn cuối bằng cách sử dụng phương thức “hit-to-kill” (truy đuổi và tiêu diệt).
Trong đó, AN/TPY-2 là một radar mạng pha hoạt động ở băng tần X, có khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung ở cự ly 1.000km.
Ninh Hạ
Theo_Báo Đất Việt
Ấn Độ đáp trả Pakistan bằng một vụ thử tên lửa hạt nhân
Ngày 16-4, Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo Agni III có khả năng mang đầu đạn hạt nhân do nước này tự chế tạo từ một căn cứ quân sự ở ngoài khơi bờ biển bang miền đông Odisha.
Vụ phóng thử hôm nay của Ấn Độ diễn ra đúng một ngày sau khi đối thủ láng giềng Pakistan phóng thành công tên lửa đạn đạo tầm trung có thể mang đầu đạn hạt nhân Ghauri-I (Hatf-5) từ một địa điểm bí mật.
"Tên lửa đạn đạo đất đối đất này, có tầm bắn hơn 3.000km, đã được phóng từ Đảo Wheeler ở ngoài khơi bờ biển Odisha. Vụ phóng thử đã thành công", các nguồn tin quân sự nước này cho biết.
Tên lửa đạn đạo Agni-III của Ấn Độ
Tên lửa được các nhân viên thuộc Bộ Tư lệnh các lực lượng chiến lược (SFC) tiến hành từ một bệ phóng di động trong khuôn khổ của một cuộc diễn tập huấn luyện thường xuyên của người sử dụng.
Agni-III là tên lửa đạn đạo tầm trung 2 giai đoạn, sử dụng nhiên liệu đẩy rắn. Tên lửa dài 20m, có trọng lượng phóng 17 tấn và có thể mang được một đầu đạn nặng tới 1,5 tấn. Tên lửa đã được biên chế cho các lực lượng vũ trang Ấn Độ.
Ngoài ra, Ấn Độ đã biên chế hoạt động các tên lửa Agni-I tầm bắn 700km, Agni-II tầm bắn 2.000km, Agni-IV có tầm bắn hơn 3.500km và tên lửa Agni-V mới nhất dự kiến sẽ được biên chế hoạt động vào năm 2016, sau một vài vụ thử nữa.
Trong khi đó, nước này con đang nghiên cứu và phat triên loại tên lưa đan đao tâm xa Agni-VI vơi tâm băn lên đên 10.000km, va co thê mang nhiêu đâu đan hat nhân dân hương đôc lâp.
Trong những năm gần đây, Ấn Độ và Pakistan thường xuyên phóng thử tên lửa đạn đạo chiến lược theo kiểu ăn miếng, trả miếng. Cứ nước này khơi mào tiến hành một vụ phóng thử, thì ngay lập tức trong thời gian ngắn sau nước kia cũng tiến hành phóng thử một tên lửa tương tự, khiến mối quan hệ giữa hai nước càng trở nên căng thẳng hơn.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc cảnh báo mối đe dọa nhân từ Triều Tiên Theo bài viết của trang Wall Street Journal, các chuyên gia hạt nhân Trung Quốc vừa cảnh báo Triều Tiên có lẽ đã có 20 đầu đạn hạt nhân và có khả năng sản xuất đủ uranium để chế tạo vũ khí hạt nhân nhằm tăng gấp đôi kho vũ khí của mình trước năm tới. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tham...