Trung Quốc dọa đáp trả Mỹ vì lệnh cấm TikTok, WeChat
Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ trích quyết định cấm TikTok và WeChat của Mỹ, cảnh báo sẵn sàng đáp trả để bảo vệ các công ty trong nước.
“Chúng tôi kêu gọi Mỹ ngừng bắt nạt, chấm dứt hành động sai trái, duy trì luật lệ và trật tự quốc tế một cách công bằng và minh bạch. Nếu Mỹ quyết làm theo cách của mình, Trung Quốc sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền hợp pháp và lợi ích của các công ty trong nước”, Bộ Thương mại Trung Quốc ra thông cáo cho biết hôm 19/9.
Phản ứng được đưa ra sau khi xuất hiện thông tin Washington có kế hoạch cấm người dùng ở Mỹ tải ứng dụng WeChat và TikTok từ ngày 20/9. Bộ Thương mại Mỹ sẽ yêu cầu gỡ hai ứng dụng Trung Quốc ở Mỹ và “cấm cửa” chúng trên AppStore, Google Play hay bất cứ nhà cung cấp ứng dụng nào trên các nền tảng “có thể tiếp cận từ Mỹ”.
Ứng dụng TikTok và WeChat trên điện thoại trưng bày ở Bắc Kinh hồi tháng 8. Ảnh: AP.
Các nguồn thạo tin cho biết lệnh cấm tải TikTok của Mỹ có thể vẫn được Tổng thống Donald Trump hủy trước khi có hiệu lực vào cuối tuần, với điều kiện chủ sở hữu ByteDance phải đạt được thỏa thuận về các hoạt động tại Mỹ.
Video đang HOT
Lệnh cấm từ Bộ Thương mại Mỹ dường như nhằm thực hiện yêu cầu được Trump đưa ra hôm 6/8, trong đó ông cho cơ quan này 45 ngày để xác định cần chặn những ứng dụng nào được cho là “mối đe dọa an ninh quốc gia”. Thời hạn 45 ngày sẽ kết thúc ngày 20/9.
Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross trước đó cho biết đã thực hiện động thái quan trọng để chống lại việc Trung Quốc thu thập dữ liệu cá nhân của công dân Mỹ, đồng thời tích cực thực thi các quy định và điều luật Mỹ.
Chính quyền Trump gần đây tăng nỗ lực để loại các ứng dụng “không đáng tin cậy” của Trung Quốc, đồng thời gọi TikTok cùng WeChat là “những mối đe dọa đáng kể”. TikTok có khoảng 100 triệu người dùng ở Mỹ, đặc biệt phổ biến ở người trẻ tuổi. WeChat cũng có 19 triệu tài khoản hoạt động hàng ngày ở nước này, chủ yếu là du học sinh Trung Quốc và những người Mỹ có quan hệ cá nhân hay kinh doanh ở Trung Quốc.
Trump tháng trước ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức nằm trong quyền tài phán của Mỹ giao dịch với ByteDance, chủ sở hữu TikTok, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia. Ông chủ Nhà Trắng cũng đặt thời hạn 20/9 cho ByteDance phải đạt thỏa thuận bán hoạt động tại Mỹ hoặc bị đóng cửa.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân trước đó khẳng định cơ sở an ninh quốc gia mà Mỹ sử dụng để “đàn áp các công ty Trung Quốc” là “không có căn cứ”, nhấn mạnh doanh nghiệp Trung Quốc tiến hành hoạt động kinh doanh theo quy tắc quốc tế và luật pháp Mỹ.
TikTok hôm qua cũng ra tuyên bố chỉ trích quyết định cấm tải ứng dụng này ở Mỹ và tuyên bố sẽ chống lại “hành vi đàn áp” của chính quyền Trump.
TikTok tuyên bố sẽ kiện sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump
TikTok ngày 22-8 cho biết sẽ đệ đơn kiện sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc cấm giao dịch cùng TikTok và công ty mẹ ByteDane.
TikTok sẽ kiện sắc lệnh hành pháp do Tổng thống Mỹ Donald Trump ký hôm 6-8 - Ảnh: REUTERS
Trong tuyên bố mới nhất, TikTok cho biết ứng dụng mạng xã hội này đã cố gắng làm việc cùng chính phủ Mỹ trong gần một năm qua, nhưng vẫn không "thu được tiến triển". TikTok cũng cho rằng chính phủ Mỹ không quan tâm đến các bằng chứng thực tế do họ đưa ra.
"Để đảm bảo sự thượng tôn pháp luật không bị bỏ qua, cũng như công ty và người dùng của chúng tôi được đối xử công bằng, chúng tôi không còn cách nào khác và buộc phải thách thức sắc lệnh hành pháp thông qua hệ thống tư pháp", người phát ngôn của TikTok cho biết.
Sắc lệnh được TikTok đề cập được ông Trump ký vào ngày 6-8. Theo đó, mọi cá nhân, tổ chức nằm trong quyền xét xử của Mỹ đều bị cấm giao dịch với ByteDance và Tencent - chủ sở hữu của WeChat, sau 45 ngày để "bảo vệ an ninh quốc gia".
Trước đó, Hãng tin Reuters hôm 21-8 đưa tin TikTok có thể hiện sắc lệnh của ông Trump sớm nhất là vào ngày 24-8.
Theo Reuters, TikTok có thể tố lập luận của Tổng thống Trump là vi hiến khi áp dụng Đạo luật Quyền lực kinh tế khẩn cấp đối với công ty này.
Hôm 14-8, ông Trump đã công bố sắc lệnh hành pháp chỉ định ByteDance có 90 ngày để rút vốn khỏi TikTok tại Mỹ. ByteDance vẫn đang đối thoại cùng một số đối tác tiềm năng về số phận của TikTok, trong số đó có hai ông trùm công nghệ là Microsoft và Oracle.
Một số nhà đầu tư tại Mỹ của ByteDance cũng có thể tham gia cuộc chiến mua lại TikTok.
Trong khi TikTok được biết đến nhiều nhất nhờ tạo ra các xu hướng video ngắn trong giới trẻ, phía quan chức Mỹ lại tỏ ra lo ngại về việc ứng dụng này có thể lấy thông tin người dùng để chuyển cho chính phủ Trung Quốc.
Trump nói sớm đạt thỏa thuận về TikTok Trump nói thỏa thuận về hoạt động của TikTok ở Mỹ sẽ diễn ra nhanh chóng và không cần trì hoãn quyết định về điều này. "Tôi nghĩ rằng nó có thể diễn ra nhanh chóng. Các công ty tuyệt vời của chúng ta đang thảo luận với chúng tôi về vấn đề đó", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong cuộc họp...