Trung Quốc đổ ngược lỗi cho Philippines
Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 25/6 cáo buộc Manila “lôi kéo các nước khác vào tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực”.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân. (Ảnh: CD)
Trong khuôn khổ cuộc tập trận chung với quân đội Philippines trên Biển Đông, một máy bay tuần tra P3-C Orion của Nhật Bản ngày 23/6 đã bay ở độ cao 1.524 m trên không phận Bãi Cỏ Rong ở Trường Sa, nơi Trung Quốc nói đang “tuyên bố yêu sách chủ quyền” (?) Theo các quan chức Tokyo và Manila, trên chiếc máy bay trinh sát loại P3-C Orion của Nhật, có 3 thành viên phi hành đoàn thuộc quân đội Philippines. Bay sau máy bay của Nhật là một chiếc phi cơ tuần tra loại nhỏ của Philippines. Đại tá Hải quân Philippines Jonas Lumawag cho biết: quân đội hai nước tiến hành các bài tập thực hành kìm kiếm cứu hộ trên biển trong trường hợp xảy ra thiên tai.
Động thái này được Bắc Kinh đưa ra sau khi Philippines và Nhật tiến hành một cuộc tập trận chung gần vùng biển tranh chấp.
Trong buổi họp báo thường kỳ ngày 25/6, khi được hỏi về cuộc tập trận gần đây giữa Philippines với Nhật Bản, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói trơn tru rằng: hợp tác quân sự song phương giữa các nước “phải góp phần cho hòa bình ổn định khu vực”, không quên nhấn mạnh rằng “mối quan hệ đó không nên gây tổn hại cho lợi ích của các bên thứ ba”!
Ông Dương còn lớn tiếng cáo buộc rằng: “Một số nước nhất định đang lôi kéo các nước từ bên ngoài khu vực vào vấn đề Biển Đông, thực hiện màn phô diễn lực lượng, cố ý thổi phồng không khí căng thẳng trong khu vực” (?)
Video đang HOT
Giới phân tích đánh giá đây là phản ứng của Trung Quốc trước cuộc tập trận chung Nhật-Philippines ngay gần vùng biển tranh chấp. Song song với cuộc diễn tập cùng đối tác Nhật Bản, Philippines cũng đang tiến hành cuộc tập trận riêng với đồng minh Mỹ từ tuần trước.
Trong bối cảnh căng thẳng với Bắc Kinh gia tăng, Manila đang đẩy mạnh quan hệ quân sự với với các đồng minh Nhật Bản và Mỹ.
Trung Quốc hiện đưa ra yêu sách chủ quyền phi lý với phần lớn Biển Đông, khu vực có trữ lượng dầu khí lớn và có tới 5.000 tỷ USD hàng hóa được vận chuyển qua mỗi năm.
Trong khi đó, Bắc Kinh cũng có tranh chấp chủ quyền với Tokyo trên biển Hoa Đông. Trong một diễn biến mới nhất, người đứng đầu quân đội Nhật, đô đốc Katsutoshi Kawano, ngày 25/6 khẳng định có thể sẽ điều lực lượng cùng Mỹ tuần tra trên Biển Đông, sau những hành động của Trung Quốc gây quan ngại gần đây trong khu vực.
Dù vậy, quan hệ Nhật-Trung cũng đang có chiều hướng xích lại gần nhau sau các cuộc hội đàm “phá băng” của Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Shinzo Abe vào năm ngoái.
Phát ngôn viên Dương Vũ Quân ngày 25/6 cho hay hai nước đã tiếp diễn các cuộc trao đổi vào tuần trước về việc thiết lập một cơ chế liên lạc trên không và trên biển nhằm “giảm nguy cơ xảy ra sự cố và hiểu nhầm”. Hai bên đã nhất trí tăng cường các cuộc trao đổi chuẩn bị cho việc thiết lập cơ chế này.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Nhật cân nhắc tuần tra Biển Đông
Nhật bắn tín hiệu cho thấy nước này có thể tham gia sứ mệnh tuần tra Biển Đông sau khi kết thúc cuộc tập trận với Philippines tại khu vực.
Chuyến bay của chiếc P-3C Nhật ở Biển Đông là tín hiệu về một vai trò lớn hơn của Nhật tại khu vực - Ảnh: AFP
Trả lời phỏng vấn tờ The Wall Street Journal, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Nhật, Đô đốc Katsutoshi Kawano, nhận định những động thái xây dựng đảo nhân tạo gần đây của Trung Quốc đã tạo ra "những quan ngại vô cùng sâu sắc" đối với phía Nhật, quốc gia phụ thuộc vào tuyến hàng hải xuyên qua khu vực này. "Chúng tôi hiện chưa có kế hoạch triển khai sứ mệnh trinh sát tại Biển Đông, nhưng dựa trên tình huống nhất định, tôi cho rằng chúng tôi sẽ cân nhắc làm điều đó", ông Kawano nói.
Tổng tham mưu trưởng Nhật bày tỏ hy vọng sẽ chứng kiến sự tăng cường hợp tác quân sự với Hàn Quốc một khi quan hệ song phương khởi sắc. Phía Nhật cũng đồng thời muốn triển khai thêm các cuộc tập trận chung với Úc và Ấn Độ.
Cuộc phỏng vấn của ông Kawano được tờ The Wall Street Journal đăng tải chỉ một ngày sau khi Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật kết thúc cuộc tập trận chung với Philippines ở Biển Đông từ ngày 22 - 24.6.
Trong cuộc tập trận, một máy bay giám sát biển P-3C của Nhật đã nhiều lần thực hiện các chuyến bay gần khu vực Trung Quốc tranh chấp chủ quyền. Chiếc P-3C được Đô đốc Kawano ca ngợi sở hữu "năng lực siêu đẳng có thể phát hiện tàu ngầm và các vật thể khác dưới nước".
Phản ứng trước cuộc tập trận trên, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Dương Vũ Quân hôm qua 25.6 cáo buộc Philippines muốn lôi kéo các quốc gia khác vào tranh chấp ở Biển Đông, theo Reuters. "Một số quốc gia nhất định muốn lôi kéo các quốc gia bên ngoài khu vực can dự vào vấn đề Biển Đông, biểu dương lực lượng, cố ý phóng đại không khí căng thẳng trong khu vực", ông Dương phát biểu.
Trong khi đó, cũng liên quan đến Biển Đông, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khép lại vòng Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung bằng cách nêu bật các quan ngại về những hành vi của Trung Quốc tại khu vực. "Tổng thống thúc giục Bắc Kinh thực thi những bước thiết thực để làm giảm căng thẳng", theo AFP dẫn thông báo của Nhà Trắng về cuộc gặp giữa ông Obama và phái đoàn Trung Quốc.
Đáp trả lo ngại của Mỹ về hoạt động bồi đáp phi pháp của Trung Quốc, Trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc, ông Trịnh Trạch Quang vẫn khăng khăng cho rằng "chẳng có khủng hoảng gì ở Biển Đông", và rằng hành vi của nước này chẳng hề đáng trách, đặc biệt khi Mỹ không phải là bên tham gia tranh chấp.
Bất chấp quan điểm khác nhau về an ninh biển và tấn công mạng, Mỹ - Trung ngày 24.6 khẳng định đang thúc đẩy hợp tác song phương về vấn đề biến đổi khí hậu và một số vấn đề khác.
Thụy Miên
Thei Thanhnien
Trung Quốc nổi đóa vì Mỹ đòi tập trận với Đài Loan Trung Quốc đã nổi đóa khi Mỹ muốn tập trận chung với Đài Loan, lãnh thổ mà Trung Quốc vẫn luôn coi là một phần của mình. Binh lính Đài Loan - Ảnh: AFP Ngày 25.6, Bộ Quốc phòng Trung Quốc giận dữ lên tiếng phản đối khi Thượng viện Mỹ thông qua một đạo luật cho phép Mỹ tăng cường hợp tác...