Trung Quốc định lấy Việt Nam, Philippines làm “bia đỡ đạn”?
Hồng Lỗi định đẩy Việt Nam, Philippines ra làm bia đỡ cho Trung Quốc trước búa rìu dư luận thực sự chỉ là một trò hề của Bắc Kinh nhằm tới những người nhẹ dạ.
Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong cuộc họp báo ngày hôm qua.
Reuters ngày 29/4 đưa tin, sau khi phải đối mặt với những lời chỉ trích về hoạt động cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ngoài quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam – PV), hôm Thứ Tư, Trung Quốc quay ngoắt lại cáo buộc (chụp mũ trơ trẽn) Việt Nam, Philippines và một số bên “xây dựng bất hợp pháp” ở Trường Sa.
Hình ảnh chụp từ vệ tinh gần đây cho thấy Trung Quốc đã thúc đẩy nhanh chóng trong việc xây dựng các đảo nhân tạo với 1 đường băng (có nguồn tin cho là 3 đường băng ở Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi) tại quần đảo Trường Sa “thích hợp” cho việc sử dụng vào mục đích quân sự. Những động thái này cùng các hoạt động khiêu khích khác đã trở nên báo động với khu vực và Washington, trở thành vấn đề thống trị hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 26.
Trong cuộc họp báo thường ngày hôm qua, Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc liệt kê một số cái gọi là “công việc cải tạo bất hợp pháp” của một số quốc gia yêu sách khác ở Trường Sa mà Trung Quốc gọi là “Nam Sa”, trong đó chỉ (chụp mũ) đích danh Việt Nam và Philippines.
Hồng Lỗi rêu rao: “Trong một thời gian dài, Philippines, Việt Nam và các nước khác đã thực hiện công việc khai hoang trên các hòn đảo của Trung Quốc, xây dựng cơ sở hạ tầng sân bay và các hạng mục cố định khác, thậm chí triển khai tên lửa và các thiết bị quân sự khác. Trên đảo Thị Tứ, Philippines đang xây dựng một sân bay và mở rộng cầu tàu”?!
Ông Lỗi lu loa rằng Việt Nam đang xây dựng bến cảng, đường băng, trận địa tên lửa, doanh trại, nhà cao tầng, hải đăng và sân bay trực thăng trên 20 điểm đảo và bãi cát ngầm. Nói xong Hồng Lỗi lặp lại luận điệu sai trái quen thuộc: Trung Quốc kịch liệt phản đối!?
Động thái gắp lửa bỏ tay người, đánh lận con đen này của Hồng Lỗi và Trung Nam Hải không lòe bịp được ai, bởi một sự thật hiển nhiên là quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đã, đang bị Trung Quốc xâm lược, chiếm đóng và cải tạo bất hợp pháp thành tiền đồn quân sự. Trung Quốc chưa và không bao giờ chứng minh được cái gọi là “chủ quyền” của họ ở Biển Đông, đó là lý do tại sao Bắc Kinh lại sợ ra tòa đến thế.
Thứ hai, người Việt Nam đã thực thi chủ quyền một cách hòa bình, hợp pháp và liên tục với 2 quần đảo này ít nhất là từ thế kỷ 17. Đó là nơi người Việt thường xuyên lui tới tiến hành các hoạt động kinh tế, thực thi và bảo vệ chủ quyền. Nên việc gia cố các cơ sở sẵn có, tăng cường năng lực phòng thủ đối phó với dã tâm bành trướng, xâm lược của Bắc Kinh khi nó đã từng xảy ra năm 1974, 1988, 1995 và khiêu khích năm 2014 là việc hoàn toàn hợp pháp, đương nhiên.
Thứ ba, như nói ở trên, Trung Quốc là kẻ nhảy vào tranh đoạt, thôn tính, xâm lược lãnh thổ láng giềng và gây ra tranh chấp, hiển nhiên không thể so bì vị thế của kẻ cướp với nạn nhân đã đành, nay lại còn định đẩy Việt Nam, Philippines ra làm “bia đỡ đạn” trước búa rìu dư luận. Có lẽ Trung Quốc muốn lèo lái sự chú ý của dư luận đến điều khoản “giữ nguyên hiện trạng” trong DOC để ngụy biện theo lối “các anh xây thì tôi cũng xây, thậm chí xây to hơn”?
Đó chỉ là thủ đoạn lẻo mép của kẻ xâm lược. Bởi lẽ việc Việt Nam, Philippines nâng cấp các cơ sở sẵn có khác hoàn toàn với việc biến đổi cấu trúc các bãi ngầm, rặng san hô thành đảo nhân tạo, thay đổi địa hình địa mạo để biến nó thành một pháo đài quân sự. Việc Trung Quốc đã và đang làm mới thực sự là “thay đổi hiện trạng” đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông.
Video đang HOT
Lại nữa, Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC đã không được Bắc Kinh tuân thủ vì nó không có điều khoản nào ràng buộc. Trong khi ASEAN đã luôn sẵn sàng và hối thúc Trung Quốc đàm phán ký kết bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC thì Bắc Kinh dùng mọi thủ đoạn có thể để dây dưa, né tránh chầy bửa nhưng bây giờ lại muốn lấy DOC ra làm lá bùa lòe bịp dư luận.
Khi Trung Quốc đã không tuân thủ DOC, tìm mọi cách né tránh COC và tăng cường xây dựng, vũ trang bất hợp pháp ở Trường Sa mà các bên liên quan không lo phòng thủ và tìm giải pháp đối phó chỉ vì cái sự lẻo mép của Hồng Lỗi hay “lá bùa DOC” mà chính họ vi phạm ra dọa là đã trúng phải mưu hèn kế bẩn của Bắc Kinh, nhưng điều này không bao giờ xảy ra.
Bởi vậy phát ngôn của Hồng Lỗi định đẩy Việt Nam, Philippines ra làm bia đỡ cho Trung Quốc trước búa rìu dư luận thực sự chỉ là một trò hề của Bắc Kinh nhằm tới những người nhẹ dạ, nó không thể che lấp được bản chất âm mưu bành trướng và hành động leo thang gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông – PV.
Theo Giáo Dục
Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển
Báo The Wall Street Journal (WSJ) có bài viết về việc đề phòng Trung Quốc (TQ), Việt Nam xây dựng "địa đạo dưới biển", tức sử dụng tàu ngầm để đối phó. Một Thế Giới xin lược dịch:
Sử dụng tàu ngầm để TQ phải suy nghĩ kỹ
Các tàu ngầm này, cũng như địa đạo thời chống Mỹ, là ví dụ điểm hình về một cuộc chiến không cân xứng: chúng cho phép một lực lượng yếu hơn tạo sự bất ổn trong trí não của một đối thủ mạnh hơn.
Hợp đồng mua tàu ngầm của Việt Nam minh họa việc các nước trong khu vực Biển Đông không có hy vọng đương cự lại sức mạnh quân sự TQ, đang tìm những phương cách khác để đề phòng tham vọng mở rộng lãnh thổ của TQ.
Việc này làm tăng thêm nhiều động thái mới khó có thể lường trước vào những căng thẳng trên Biển Đông:
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã nói về "một cộng đồng chia sẻ quyền lợi chung" ở châu Á -Thái Bình Dương.
Việt Nam đón tàu ngầm lớp Kilo của Nga
Tại diễn đàn khu vực hôm 28.3, ông hứa sẽ xây dựng một "trật tự khu vực chung có lợi hơn cho châu Á và cho thế giới".
Nhưng Biển Đông là một lò lửa. Căn cứ tàu ngầm mới xây của TQ ở đảo Hải Nam nhìn thẳng vào một vùng biển kéo dài đến Indonesia, mà TQ ngày càng ngang ngược xem đó là "sân sau" của họ.
Với các nước ven biển như Việt Nam, Malaysia, hoặc quốc đảo như Indonesia, tàu ngầm là cách hiện quả nhất để đương cự sức mạnh TQ.
Tất cả đều cảm thấy bị TQ đe dọa, nhưng không nước nào đủ mạnh để đối đầu trực tiếp với quân sự TQ.
Giáo sư Carl Thayer của Học viện quốc phòng Úc, viết:
"Tàu ngầm lớp Kilo sẽ cho Việt Nam câu hồi âm "khiêm tốn nhưng hiệu nghiệm" với sự đe dọa của hải quân TQ.
Ở Đông Á, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có lực lượng tàu ngầm.
Úc dự tính chi 50 tỷ đô-la Úc (khoảng 40 tỷ USD) để có tàu ngầm mới, mạnh hơn.
Philippines, Thái Lan cùng Myanmar đang xem xét mua tàu ngầm.
Tất cả các nước này sẽ khiến tạo nên một vùng biển chật chội. Nhưng với tàu ngầm, tất cả có được một phương tiện thay thế sự cân bằng lực lượng.
Rất khó phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm, trong khi đòn tấn công từ tàu ngầm nhắm vào tàu nổi luôn có hậu quả tàn phá.
Kết hợp hai yếu tố này khiến tàu ngầm cũng rất bất ổn. Khi tàu ngầm bị phát hiện, chỉ huy của nó phải có những quyết định sống chết, lập tức, về việc nên nã đạn và tạo ra một cuộc xung đột quốc tế hay không ?
Hơn nữa, cuộc tranh đua tĩnh lặng này diễn ra dưới đáy một tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới.
Hơn một nửa khối lượng hàng hóa/năm của thế giới đi qua Biển Đông vốn nối phía tây Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Ai kiểm soát được tuyến đường biển này sẽ có thế lực kiểm soát kinh tế toàn cầu.
Cách phòng thủ tốt nhất: tàng hình và mưu mẹo
Việt Nam có bờ biển dài, đang ở giữa một cuộc tranh giành địa-chính trị đang hình thành. Dù quân đội Việt Nam mạnh nhất trong 10 nước thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), họ cũng phải chịu sức ép từ Bắc Kinh:
Nhưng nguy cơ dễ bị tấn công của Việt Nam cũng làm các cường quốc chú ý. Không phải tình cờ khi vào năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ lúc ấy là bà Hillary Clinton, đã dùng một cuộc họp về an ninh châu Á tại Hà Nội, để tuyển bố rằng một giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông là "quyền lợi quốc gia của Mỹ".
Đó cũng là lý do nhiều cường quốc ủng hộ chương trình tàu ngầm của Việt Nam:
Ấn Độ huấn luyện thủy thủ tàu ngầm Việt Nam, các bác sĩ Nhật bản cung cấp kinh nghiệm chuyên môn xử lý tình huống bị giảm áp suất cho thủy thủ Việt Nam.
Mỹ thì nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam, đang đề nghị giúp Việt Nam tăng cường khả năng do thám đường biển, điều sẽ khiến tàu ngầm Việt Nam hiệu quả hơn.
Trong thế kỷ trước, Mỹ tham chiến ở Việt Nam với học thuyết "domino", tức nếu Việt Nam rơi vào tay Cộng sản thì các nước khác cũng theo chân.
Nay, các nhà phân tích quốc phòng nói: một logic tương tự khiến các cường quốc giúp tăng cường khâu phòng thủ của Việt Nam:
Nếu Hà Nội rơi hẳn vào quỹ đạo TQ, thì việc chống Bắc Kinh trên Biển Đông sẽ càng khó hơn.
Nhưng Việt Nam biết rõ, rằng họ không thể trông vào sự giúp đỡ của Mỹ hoặc của bất kỳ quốc gia nào khác, nếu xảy ra chiến tranh với TQ.
Đó là lý do chính để Việt Nam mua tàu ngầm. Như trong cuộc chiến chống Mỹ xâm lược, Việt Nam biết rõ cách phòng thủ tốt nhất là tàng hình, là mưu mẹo, điều sẽ tạo nên nguy cơ tại một vùng biển đã nhiều bất ổn.
Theo Một Thế Giới
Cập nhật mới nhất tại Đá Vành Khăn: Tàu Trung Quốc tấp nập bồi đắp Những hình ảnh vệ tinh mới cho thấy Trung Quốc đang đẩy nhanh việc cải tạo đất ở Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa, với các đê biển và tàu hút bùn. Nhiều tàu Trung Quốc đã tấp nập đổ cát lấp biển nơi đây, với ý đồ biến đảo san hô này thành một đảo đất. Hình ảnh được chụp...