Trung Quốc định biến tất cả tàu dân sự thành tàu quân sự
Chính quyền Trung Quốc đã thông qua quy định mới yêu cầu tất cả hãng đóng tàu trong nước phải đảm bảo những tàu mới đóng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự trong tình huống khẩn cấp.
Một tàu chở container neo đậu tại cảng ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Sắp tới các tàu dân sự mới đóng phải được thiết kế lại để có thể chuyển sang mục đích quân sự khi cần thiết – Ảnh: Reuters
Quy định này sẽ giúp Trung Quốc có thể biến các đội tàu dân sự thành sức mạnh quân sự, tờ China Daily (Trung Quốc) ngày 18.6 dẫn tiết lộ của Hiệp hội ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc.
“Hải chiến thường đòi hỏi một lượng lớn tàu, trong khi đóng nhiều tàu hải quân lúc thời bình lại không hợp lý về mặt kinh tế. Chính vì thế, các hãng đóng tàu cần thay đổi một số thiết kế của tàu dân sự để chúng có thể phục vụ cho hải quân trong thời chiến”, nhà nghiên cứu Cao Weidong thuộc Viện nghiên cứu hải quân Trung Quốc nhận định.
Quy định này nằm trong văn bản Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với tàu dân sự nhằm đáp ứng yêu cầu quốc phòng, văn bản được đưa ra sau một dự án nghiên cứu kéo dài 5 năm của Hiệp hội ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc và quân đội Trung Quốc. Quy định áp dụng đối với 5 loại tàu: tàu chở container, tàu bốc dỡ hàng bằng cầu dẫn (tàu loại Ro-Ro), tàu đa chức năng, tàu chở hàng khô, tàu chở hàng rời, theo China Daily.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, chính quyền Trung Quốc cũng đang cân nhắc hỗ trợ kinh phí phát sinh cho hãng đóng tàu điều chỉnh thiết kế theo quy định, đồng thời cung cấp gói bảo hiểm cho chủ tàu trong trường hợp tàu của họ được quân đội trưng dụng và bị hư hại trong các hoạt động quân sự, theo báo Quân đội Trung Quốc.
Tính đến cuối năm 2014, Trung Quốc có khoảng 172.000 tàu dân sự, China Daily dẫn số liệu thống kê của Bộ Giao thông Trung Quốc.
Theo Reuters, một số nước trên thế giới từng sử dụng tàu dân sự để giúp quân đội trong những tình huống khẩn cấp, như Anh trong Chiến tranh Falkland năm 1982 với Argentina.
China Daily đưa ra thông tin trên giữa lúc Trung Quốc tăng cường hoạt động bành trướng, xây dựng đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước.
Hôm 26.5, Trung Quốc đã công bố sách trắng quốc phòng, trong đó nhấn mạnh chiến lược “chủ động phòng vệ”. Theo đó, Hải quân Trung Quốc sẽ đặt trọng tâm nhiều hơn vào “bảo vệ vùng biển xa” so với “bảo vệ vùng biển gần bờ”, Không quân Trung Quốc sẽ chuyển trọng tâm “từ phòng thủ sang cả phòng thủ và tấn công”.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Trung Quốc lệnh đóng tàu dân sự cho cả mục đích quân sự
Chính phủ Trung Quốc phê duyệt kế hoạch yêu cầu các nhà đóng tàu dân sự phải đảm bảo các tàu mới có thể sử dụng cho quân đội trong trường hợp khẩn cấp.
Một tàu Trung Quốc neo tại cảng Santos, Brazil hôm 19/5. Ảnh: Reuters
China Daily dẫn tin từ hiệp hội công nghiệp đóng tàu cho hay kế hoạch trên "sẽ giúp Trung Quốc chuyển đổi tiềm năng đáng kể của hạm đội tàu dân sự thành sức mạnh quân sự".
Khả năng hỗ trợ hàng hải và mục tiêu chiến lược của quân đội cũng được cải thiện.
"Chiến tranh hải quân hiện đại thường đòi hỏi sự huy động và triển khai một lượng lớn tàu, trong khi việc sản xuất hàng loạt tàu hải quân trong thời bình không hợp lý về mặt kinh tế", Cao Weidong, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc nói. "Do đó, thực tế chung là các nhà đóng tàu dành một số nền tảng ứng dụng quân sự trên các tàu dân sự để chúng có thể phục vụ hải quân trong thời chiến".
5 loại tàu nằm trong diện trên là tàu container, tàu đa năng, tàu chở xe cộ, tàu chở hàng rời và tàu chở hàng kiện.
Trung Quốc gần đây gia tăng ngân sách quốc phòng nhằm hiện đại hóa lực lượng quân đội lớn nhất thế giới, đặc biệt là hải quân.
Trong tài liệu chiến lược quốc phòng tháng trước, Trung Quốc tuyên bố tiếp tục "bảo vệ những vùng biển mở" của mình và chỉ trích các nước láng giềng "hành động khiêu khích" trên các rạn san hô và đảo mà nước này tự tuyên bố chủ quyền.
Những hành động ngày càng ngang ngược của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền ở biển Hoa Đông và Biển Đông khiến cả khu vực và Mỹ lo ngại, dù nước này không có tranh chấp ở đây.
Anh Ngọc
Theo VNE
Trung Quốc đua với Mỹ, chế tạo tàu đổ bộ cơ động Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang phát triển một tàu đổ bộ nửa nổi nửa chìm, giống loại Mỹ bắt đầu đóng từ 5 năm trước. Hình ảnh rò rỉ về tàu đổ bộ cơ động củaTrung Quốc. Ảnh: Sina Theo Sputnik, hình ảnh bị rò rỉ trên Sina tuần trước cho thấy Trung Quốc đang tự đóng tàu Đổ...