Trung Quốc điều ụ nổi tới Biển Đông
Tờ Want Daily ngày 14/7 đưa tin, Hải quân của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã điều một ụ nổi do nước này sản xuất tới Hạm đội Nam Hải.
Ụ nổi Đông Hải Đảo. (Ảnh: CCTV)
Nhiệm vụ chính của ụ nổi nêu trên sẽ là hỗ trợ các hoạt động xây dựng hàng hải và vận chuyển quân. Đây là mẫu thiết bị có khả năng chở tàu đổ bộ lớp Zubr mà Trung Quốc đã mua từ Nga, qua đó cho phép Hải quân Trung Quốc tăng cường khả năng tấn công trong trường hợp cần phải “đánh phủ đầu” đối phương.
Trong khi đó, trang mạng của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc(CCTV) đưa tin ụ nổi vừa được điều tới Hạm đội Nam Hải có tên là Đông Hải Đảo. Đây là loại ụ nổi được đánh giá sẽ giúp tăng cường các hoạt động vận chuyển và các kế hoạch chiến lược của Hải quân Trung Quốc.
Ngoài ra, ụ nổi còn hỗ trợ các đơn vị trong trường hợp thực hiện các chiến dịch quy mô lớn, như đổ bộ vào đảo hay cho phép sửa chữa nhanh gọn các tàu chiến bị hư hỏng.
Mạng tin The National Interest cũng đánh giá ụ nổi Donghaido sẽ rất hữu dụng trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực.
Video đang HOT
Ụ nổi Đông Nam Hải dài 175,5 mét, rộng 32,4 mét và có lượng giãn nước 20.000 tấn. Đây là loại tàu sử dụng hệ thống chuyên dụng, cho phép hạ sàn ụ xuống nước. Ngoài ra, ụ nổi này có còn thể vận chuyển tàu đổ bộ, trực thăng, xuồng cao tốc và xe thiết giáp.
Tạp chí phòng vệ Hán Hòa đánh giá ụ nổi Đông Hải Đảo sẽ là sự bổ sung cần thiết cho tàu đổ bộ lớp Zubr. Đây là loại tàu đổ bộ có thể mang theo cả xe tăng và các thiết bị quân sự lớn khác lên bờ.
Với tốc độ lên tới 60 hải lý/giờ và hoạt động độc lập trong năm ngày liên tiếp, tàu đổ bộ lớp Zubr mà Trung Quốc mới mua lại của Nga có khả năng đi qua eo biển Đài Loan và quay trở lại vùng biển của Trung Quốc chỉ trong bốn giờ đồng hồ.
Ngọc Anh
Theo Dantri/ WantChinaTimes
Trung Quốc bắt 4 người "bán bí mật quân sự cho nước ngoài"
Chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ 4 công dân đang làm việc trong một công ty quốc phòng sau khi phát hiện họ tìm cách bán bí mật quân sự cho tình báo nước ngoài.
Trung Quốc bắt 4 người bán bí mật quân sự. (Ảnh minh họa: AFP)
Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc ngày 15/7 đưa tin 4 công dân làm việc tại một công ty quốc phòng đã bị bắt giữ vì bán bí mật quân sự, bao gồm hoạt động thử nghiệm, sản xuất và sử dụng vũ khí công nghệ cao, cho các cơ quan tình báo nước ngoài.
Dẫn nguồn từ cơ quan tình báo tỉnh Tứ Xuyên, đài trên cho hay 4 người này còn tìm các chuyên gia kỹ thuật quốc phòng để giới thiệu cho gián điệp nước ngoài. Tuy nhiên, dù làm chung trong một công ty nhưng những người này không biết về nhau.
Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc không cho biết lực lượng tình báo nào đã tìm cách mua bí mật quân sự từ 4 người nêu trên, nhưng cho biết cách thức tiếp cận của nước ngoài là thông qua mạng xã hội.
SCMP cho biết đây là động thái mới nhất trong một loạt vụ bắt giữ liên quan tới gián điệp. Trung Quốc thời gian gần đây bắt giữ nhiều công dân vì tội làm lộ bí mật quân sự.
Hồi tháng 3 năm nay, một người đàn ông Trung Quốc mang họ Zhang đã bị bắt trong một cuộc điều tra gián điệp do bánbán 500 bức ảnh chụp tàu Liêu Ninh - tàu sân bay đầu tiên của nước này, cho nước ngoài.
Ông Zhang đã bắt đầu chụp các bức ảnh về tàu sân bay Liêu Ninh sau khi được một cá nhân tự nhận là biên tập viên của một tạp chí liên hệ qua mạng. Kẻ tự nhận là biên tập viên này bị nghi là một điệp viên nước ngoài, theo SCMP.
Hồi tháng 11 năm ngoái, kênh truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin một người đàn ông Trung Quốc đã bị bắt tại thành phố ven biển Thanh Đảo vì bán hình ảnh các thiết bị quân sự của Trung Quốc cho các điệp viên nước ngoài.
Trước đó, hồi tháng 5/2014, một chủ cửa hàng ăn tại tỉnh Quảng Đông đã phải lĩnh án 10 năm tù "vì tiết lộ bí mật quân sự cho các cơ quan tình báo nước ngoài, bao gồm các tài liệu và ảnh về vũ khí quân sự", theo CCTV.
Hồi tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh đã ban hành luật mới chống các hoạt động tình báo nước ngoài, nhằm "đảm bảo an ninh toàn diện cho đất nước". Ông Tập hồi năm ngoái nhấn mạnh rằng "hiện Trung Quốc đang phải đối mặt với các thách thức đa dạng hơn bao giờ hết trong công cuộc bảo bệ an ninh quốc gia, minh chứng là các diễn biến phức tạp cả ở trong và ngoài nước".
Hồi tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh đã ban hành luật mới chống các hoạt động tình báo nước ngoài, nhằm "đảm bảo an ninh toàn diện cho đất nước". SCMP cũng nhận định luật về bí mật nhà nước Trung Quốc có phạm vi tương đối rộng. Trong một số trường hợp, người vi phạm có thể còn phải nhận án tù chung thân hoặc tử hình.
Bạch Trúc
Theo SCMP
Chính phủ Mỹ thông qua hợp đồng quân sự 2,5 tỉ USD với Hàn Quốc Chính phủ Mỹ vừa đồng ý hợp đồng quân sự trị giá 2,5 tỉ USD cung cấp thiết bị quân sự, vũ khí cho Hàn Quốc để giúp nâng cấp phi đội tiêm kích đang ngày một "già cỗi" của Seoul, hàng tin Yonhap (Hàn Quốc) cho hay. Chiến đấu cơ KF-16 của Hàn Quốc - Ảnh: Không lực Mỹ Phi đội tiêm...