Trung Quốc điều tra, xét xử hàng loạt quan chức cấp cao
Ngày 12/9, trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc cho biết cơ quan này đã tiến hành điều tra đối với hai quan chức cấp cao của tỉnh Liêu Ninh.
Trung Quốc vẫn đang tiến hành chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn (Ảnh minh họa: AFP)
Theo đó, ông Lâm Cường, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, Thị trưởng thành phố Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh (Đông Bắc Trung Quốc) và Ủy viên Thường vụ Chính hiệp tỉnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Tài nguyên, Môi trường kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách tỉnh Liêu Ninh, và bà Trương Tiểu Phổ hiện đang bị lập án điều tra do các cáo buộc liên quan đến hành vi vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng.
Video đang HOT
Ông Lâm Cường, sinh 1969, người huyện Thanh Long, tỉnh Hà Bắc, làm Phó Bí thư Thành ủy, Thị trưởng thành phố Thiết Lĩnh từ tháng 7/2013. Trong khi đó, bà Trương Tiểu Phổ, sinh năm 1954, tham gia công tác năm 1970, vào Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1971, làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Tài nguyên, Môi trường kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách tỉnh Liêu Ninh từ tháng 1/2014.
Cùng ngày, tờ “Thời báo Kinh Hoa” đưa tin ngày 9/9, Toà án trung cấp vận tải đường sắt Quảng Châu đã tuyên phạt 10 năm tù giam đối với Vương Hồng Cường, nguyên Phó Giám đốc Công an thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, về tội tham ô và nhận hối lộ, đồng thời truy thu hơn 4,76 triệu NDT do nhận hối lộ và tịch thu một phần tài sản cá nhân trị giá 500.000 NDT.
Theo cáo trạng, trong thời gian đảm nhiệm các chức vụ như Trạm trưởng Trạm Quản lý Xe, Đội trưởng Đội Cảnh sát Giao thông, Phó Giám đốc Công an thành phố Phật Sơn từ năm 1997-2013, bị cáo Vương Hồng Cường đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi cá nhân, nhận hối lộ từ người khác với tổng giá trị hơn 4,65 triệu NDT, 40.000 đô la Hồng Công, 5.000 euro, 5.000 đô la Mỹ (tổng cộng hơn 4,76 triệu NDT).
Theo Vietnam
Macau trưng cầu dân ý không chính thức cải cách bầu cử
Ngày 24-8, người dân Macau thuộc Trung Quốc bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cải cách bầu cử tại đặc khu này.
20.000 người Macau biểu tình hồi tháng 5 để phản đối dự luật ưu đãi quan chức về hưu - Ảnh: Reuters
Macau với dân số 550.000 người, từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha và được trả về Trung Quốc vào năm 1999. Cũng giống như Hong Kong, Macau có thể chế luật pháp riêng. Đặc khu trưởng Macau do một ủy ban 400 thành viên chỉ định.
Theo AFP, cuộc trưng cầu dân ý do ba tổ chức phi chính phủ thực hiện sẽ kéo dài trong một tuần tới ngày 30-8, ngay trước ngày ủy ban trên bổ nhiệm đặc khu trưởng mới. Chỉ có đặc khu trưởng Fernando Chui là ứng cử viên duy nhất và chắc chắn sẽ tiếp tục nắm quyền.
Trong cuộc trưng cầu dân ý, người dân Macau được đề nghị đưa ra ý kiến về việc tổ chức bầu cử tự do đặc khu trưởng vào năm 2019 và liệu họ có niềm tin với đặc khu trưởng hiện tại Fernando Chui hay không.
Các tổ chức phi chính phủ ở Macau hi vọng số người đi bỏ phiếu sẽ vượt qua mức 10.000. Trong sáng nay đã có khoảng 750 người đi bỏ phiếu. Hồi tháng 5, khoảng 20.000 người Macau đã đi biểu tình phản đối một dự luật chi đậm cho các quan chức về hưu, buộc chính quyền Macau phải bỏ dự luật này.
Phản ứng lại, chính quyền Trung Quốc tuyên bố Macau không có quyền tổ chức trưng cầu dân ý. Hồi tháng 6, Hong Kong cũng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về cải cách bầu cử và hơn 790.000 người đã tham gia bỏ phiếu trong vòng 10 ngày.
Khi đó Bắc Kinh cũng mô tả kết quả trưng cầu dân ý ở Hong Kong là bất hợp pháp.
Theo Tuoitre
Người dân Thái Lan đặt kì vọng vào tân Thủ tướng Nhiều người kỳ vọng tân Thủ tướng Prayuth Chan-ocha sẽ thúc đẩy lộ trình cải cách theo đúng tiến độ, giúp chính trị, kinh tế Thái Lan ổn định và phát triển đồng thời khôi phục và tăng cường sự đoàn kết, hòa giải dân tộc. Tân Thủ tướng lâm thời Thái Lan Prayuth Chan-ocha Ngày 21/8 vừa qua, Hội đồng lập pháp...