Trung Quốc điều tra quan chức cấp cao tỉnh Hà Bắc
Ủy ban giám sát kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) ngày 28/1 đã thông báo điều tra Giám đốc Sở Dân chính tỉnh Hà Bắc do nghi “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, cụm từ thường được dùng để ám chỉ tội danh tham nhũng.
Giám đốc Sở Dân chính tỉnh Hà Bắc Cổ Hoài Phác. (Ảnh: CCDI)
Theo China News, trang web chính thức của Ủy ban giám sát kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc(CCDI) ngày 28/1 đăng thông báo: “Được sự phê chuẩn của tỉnh Hà Bắc, cơ quan kỷ luật Trung Quốc đã chính thức tiến hành điều tra Giám đốc Sở Dân chính tỉnh Hà Bắc Cổ Hoài Phác do nghi vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.
Cụm từ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng thường được Trung Quốc dùng ám chỉ hành vi tham nhũng.
Video đang HOT
China News cho hay ông Cổ Hoài Phác (sinh năm 1956) là người dân tộc Hán. Ông sinh ra ở Sơn Đông, tham gia công tác năm 1970 và đã tốt nghiệp tại Đại học Hà Bắc chuyên ngành quản lý kinh tế.
Ông Cổ đã xây dựng sự nghiệp của mình tại tỉnh Hà Bắc. Ông từng đảm nhiệm các chức vụ: Trưởng ban Thư ký văn phòng tỉnh Hà Bắc, Chủ nhiệm văn phòng tiếp khách tỉnh Hà Bắc, Phó bí thư tỉnh Hà Bắc. Từ tháng 3/2008-1/2015 đảm nhiệm làm Giám đốc Sở Dân chính tỉnh Hà Bắc.
Ông Cổ là quan chức mới nhất bị điều tra trong chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Kể từ khi lên nắm quyền từ năm 2010, ông Tập đã chỉ thị “sờ gáy” nhiều quan chức cả trung ương và địa phương trên khắp Trung Quốc.
Hương Giang
Theo dantri/China News
Trung Quốc: Nông dân giả tướng lĩnh lừa tiền
Ba nông dân Trung Quốc đã giả làm một thứ trưởng quốc phòng, thượng tá và tướng thuộc Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) để thu phí của 19 doanh nghiệp muốn xây dựng căn cứ giáo dục quốc phòng ven biển.
Các nông dân trên đến từ tỉnh Thiểm Tây và Sơn Đông. Họ giả làm các quan chức quân đội cấp cao, lừa đảo chiếm đoạt 34 triệu nhân dân tệ từ 19 công ty xây dựng thông qua "dự án quân sự bí mật" giả. Theo đó, Trương Kiệt, Trương Tiểu Toàn và Thiếu Thôn Lý lần lượt mạo danh là thứ trưởng quốc phòng, thượng tá và tướng trong PLA.
Cả 3 nói với chủ sở hữu các doanh nghiệp rằng nếu họ chịu bỏ ra một khoản phí thì sẽ thắng thầu trong dự án xây dựng 6 "cơ sở giáo dục quốc phòng ven biển" mà Trung Quốc đang xây dựng ở ven biển Liêu Ninh và Quảng Tây.
"Tổng hành dinh" của các quan chức quốc phòng giả mạo ở Sơn Đông. Ảnh: SCMP
Các chủ doanh nghiệp đã đưa một khoản phí "bí mật" từ hàng chục ngàn đến hàng triệu nhân dân tệ để trở thành nhà thầu phụ cho "dự án hàng trăm triệu nhân dân tệ", tờ Tin tức Bắc Kinh đưa tin. Nhóm người này sử dụng một văn phòng cho thuê ở thành phố Bồng Lai, tỉnh Sơn Đông làm "Sở chỉ huy của dự án quốc phòng ven biển".
Họ tuyên bố văn phòng này là một bộ phận quân sự chính thức phụ trách xây dựng "dự án quân sự bí mật". Ở Trung Quốc, cơ cấu và nhân sự của nhiều cơ quan quân đội, quốc phòng không được công khai. PLA cũng khá nổi danh về những dự án xây dựng bí mật.
Các nạn nhân tin 3 người đàn ông trên là quan chức sau khi họ trình ra những tài liệu chính phủ chính xác và được tới thăm "văn phòng đại diện", nơi mà "đội ngũ nhân viên" mặc quân phục và cư xử như những binh lính. Cảnh sát bắt giữ 3 kẻ tình nghi và đột kích vào "tổng hành dinh" của nhóm người này.
Các tài liệu giả được đưa ra để lấy lòng tin của nạn nhân. Ảnh: SCMP
Theo Tin tức Bắc Kinh, các nghi phạm thực hiện mưu đồ này sau khi đã từng trở thành nạn nhân của một vụ việc tương tự vài năm trước. Khi đó, họ bị những người giả làm quan chức chính phủ lừa hàng chục ngàn nhân dân tệ. Thế nhưng, thay vì báo cảnh sát, họ lại bắt chước mánh khóe này để đi lừa người khác.
Theo Vietbao
Cuộc đấu trí nghẹt thở giữa Hòa Thân và Lưu Dung Vụ được điều tới Sơn Đông để điều tra là lần đối đầu đầu tiên và duy nhất của Lưu Dung với Hòa Thân khi Hòa Thân đang tại chức. Vụ được điều tới Sơn Đông để điều tra là lần đối đầu đầu tiên và duy nhất của Lưu Dung với Hòa Thân khi Hòa Thân đang tại chức. Không thể phủ...