Trung Quốc điều tàu hải cảnh, vội vã thay đổi hiện trạng Trường Sa
Philippines tuyên bố sẽ gửi công hàm phản đối lên tòa án quốc tế khi nhận thấy rõ sự vội vàng của Bắc Kinh trong việc thay đổi hiện trạng ở Trường Sa.
Tờ Inquirer ngày 19/8 đưa tin, không quân Philippines theo dõi và phát hiện có 10 đến 12 tàu Hải cảnh Trung Quốc hoạt động trái phép ở Biển Đông, khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam và đang là đối tượng tranh chấp của một số nước).
Manila cảm nhận thấy rõ sự vội vàng của Bắc Kinh trong việc thay đổi hiện trạng ở Trường Sa, buộc Philippines tìm kiếm một phán quyết nhanh chóng từ Tòa án Quốc tế về Luật Biển xung quanh đường lưỡi bò bất hợp pháp của Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines Charles Jose hôm 18/8 đã thông báo về công hàm phản đối Trung Quốc, một ngày sau khi truyền hình Philippines phát sóng cuộc phỏng vấn trong đó Tổng thống Benigno Aquino báo động về sự hiện diện của các tàu Trung Quốc gần Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Philippines cũng tuyên bố chủ quyền
“Chúng tôi phản đối các tàu Trung Quốc tiến hành tuần tra chủ quyền tại Bãi Cỏ Rong”, ông Jose tuyên bố trước báo giới.
Ông Jose cho hay các cuộc tuần tra chủ quyền trái phép của Trung Quốc nằm trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, vi phạm Công ước quốc tế về Luật Biển.
“Sự xuất hiện thường xuyên của các tàu Trung Quốc tại Bãi Cỏ Rong không phải là hành động tự do hàng hải đơn thuần, mà thực chất được thực hiện trong khuôn khổ các cuộc tuần tra chủ quyền trái phép, nhất quán với nỗ lực đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông”, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines nói thêm.
Video đang HOT
Tàu Hải cảnh Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp ở khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
Cuối ngày hôm qua, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết, các hoạt động gia tăng của Trung Quốc “trong vùng biển tranh chấp” đã leo thang căng thẳng trong khu vực.
“Những gì chúng tôi muốn làm là, bởi vì Trung Quốc không tham gia phiên tòa và bởi tình hình đang trở nên tồi tệ hơn mỗi ngày trên Biển Đông, tôi chỉ đạo luật sư của chúng tôi tại Mỹ có thể đưa ra yêu cầu đến tòa án thúc đẩy nhanh tiến trình tố tụng của phiên tòa này”, ông Rosario nói với các phóng viên.
Tàu nạo vét của Trung Quốc được hộ tống bởi các tàu Hải cảnh để tránh sự can thiệp của các bên yêu sách khác.
“Chúng tôi đã tăng cường số lượng các chuyến bay trong khu vực để phát hiện sự hiện diện của các tàu Trung Quốc cũng như sự thay đổi, phát triển của các đảo nhỏ.” Trung tá Enrico Canaya – người phát ngôn Không quân Philippines cho biết.
Các cuộc tuần tra của không quân Philippines đã quan sát thấy hoạt động nạo vét (bất hợp pháp) của Trung Quốc trên các bãi đá, đảo nhỏ và các rặng san hô ở Trường Sa. Lần nào tuần tra Manila cũng phát hiện các hoạt động này.
Hành động vội vàng của Trung Quốc thúc đẩy yêu sách chủ quyền (vô lý, bất hợp pháp) của họ ở Biển Đông được xem như một nỗ lực đánh bại kết luận của bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC mà ASEAN đang thúc đẩy Bắc Kinh đàm phán, ký kết), đồng thời thách thức phán quyết (trong tương lai) của Tòa án Liên Hợp Quốc về Luật Biển trong vụ Philippines kiện đường lưỡi bò.
Theo_Thể Thao Việt Nam
Trung Quốc tức giận vì Mỹ chỉ trích bản đồ mới
Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines cảnh báo Washington nên đứng ngoài cuộc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
Bản đồ mới của Trung Quốc bị chỉ trích
"Đại sứ quán Trung Quốc bày tỏ quan ngại về những phát ngôn của đại sứ Mỹ Philip Goldberg tại Hiệp hội Hiến pháp Philippines về vấn đề Biển Đông",Manila Standard dẫn lời phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila, Zhang Hua.
"Mỹ không phải là một bên liên quan trong tranh chấp ở Biển Đông. Nước này cũng chưa phê chuẩn UNCLOS", ông Zhang nói thêm. UNCLOS, viết tắt Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển, là thỏa thuận được ký kết vào năm 1982 mà Trung Quốc và Philippines cũng là các bên tham gia, nhằm quản lý việc sử dụng các vùng biển ngoài khơi và thiết lập giới hạn về lãnh thổ cho các quốc gia ven biển.
Ông Zhang nhấn mạnh rằng Mỹ, trong đó có cả đại sứ Goldberg, đã nhiều lần tái khẳng định quan điểm không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Do đó, thay vì đưa ra những phát ngôn như trên, ông Goldberg "nên đi theo lập trường lâu dài của Mỹ".
"Hy vọng của chúng tôi là Mỹ có thể làm nhiều hơn để thúc đẩy hòa bình và ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương chứ không phải là làm ngược lại", ông Zhang nói.
Trước đó, hôm 27/6, phát biểu tại Hiệp hội Hiến pháp Philippines ở thành phố Makati, đại sứ Goldberg lên án rằng bản đồ 10 đoạn mà Trung Quốc mới phát hành không có căn cứ lịch sử và cơ sở luật pháp quốc tế.
Ông Goldberg khẳng định Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ nhưng bày tỏ hy vọng rằng các bên liên quan sẽ giải quyết vấn đề một cách hòa bình thông qua đàm phán, theo Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) và tòa án quốc tế.
Ông ủng hộ quyết định của Philippines khi đưa tranh chấp với Trung Quốc ra tòa án trọng tài, cho rằng đây là "phương pháp tiếp cận lý tưởng".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho rằng những phát biểu của ông Goldberg "phản ánh sự đồng thuận của Philippines và Mỹ trong việc giải quyết các tranh chấp theo luật pháp quốc tế".
Trung Quốc lời qua tiếng lại với Philippines và Mỹ sau khi nhà xuất bản Bản đồ tỉnh Hồ Nam phát hành một bản đồ dọc về lãnh thổ Trung Quốc. Bản đồ này cho thấy rõ ngoài phần lục địa của Trung Quốc, phạm vi mà nước này gọi là "chủ quyền" còn mở rộng ra khắp Biển Đông, kéo dài đến tận bờ biển của Malaysia và Philippines, ôm trọn cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đường ranh giới hình lưỡi bò nuốt trọn Biển Đông được thể hiện bằng 10 đoạn màu đỏ chạy liền nhau, thay vì 9 đoạn như Trung Quốc tự vẽ ra trước đây. Đoạn thứ 10 này nằm gần Đài Loan, hòn đảo mà Trung Quốc xem là một phần lãnh thổ của mình.
Bắc Kinh biện bạch rằng mục đích chính của việc phát hành bản đồ là "phục vụ công chúng Trung Quốc" và cho rằng không nên diễn giải quá sâu về tài liệu này.
Cả Việt Nam và Philippines đều cực lực phản đối việc Trung Quốc phát hành bản đồ phi lý trên, khẳng định đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.
Theo Xahoi
Trung Quốc sẽ ép Việt Nam, Philippines đến mức Mỹ không thể giúp Áp lực hiện nay với Trung Quốc dường như không có tác dụng răn đe khi những hành vi bắt nạt của Trung Quốc cho đến hiện nay vẫn không bị trả giá. VOA ngày 14/8 bình luận, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng Washington muốn tránh "một cái bẫy đối đầu chiến lược với Trung Quốc", nhưng Bắc Kinh cuối tuần...