Trung Quốc điều oanh tạc cơ, khu trục hạm ép Việt Nam không được kiện
Oanh tạc cơ và khu trục hạm tên lửa hiện đại Trung Quốc kéo ra vị trí giàn khoan 981 là để phản ứng trước tuyên bố đanh thép của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Khu trục hạm tên lửa lớp 052C của hải quân Trung Quốc lảng vảng bên cạnh giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam như một lời hăm dọa.
Tờ Đa Chiều của người Hoa hải ngoại ngày 10/6 đăng bài cổ súy luận điệu bịp bợm vu cáo Việt Nam của Bộ Ngoại giao Trung Quốc khi ban hành cái gọi là tài liệu về vụ giàn khoan Hải Dương 981. Tờ báo bình luận, hành động Bắc Kinh đưa vấn đề giàn khoan ra Liên Hợp Quốc (vu cáo trắng trợn Việt Nam – PV) là bất thường, và “Việt Nam khiêu khích bị phản ứng rắn quá nên phải tính bài rút”?!
Vụ việc một số kẻ xấu lợi dụng hoạt động biểu tình của người Việt Nam phản đối Trung Quốc kéo giàn khoan, máy bay, tàu chiến xâm phạm vùng biển Việt Nam đã ảnh hưởng đến một số doanh nghiệp nước ngoài (nhà nước Việt Nam đã nghiêm trị, hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp và công khai trước dư luận trong và ngoài nước – PV) lại bị tờ Đa Chiều bóp méo.
Đa Chiều xuyên tạc rằng biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam thực chất là do “mâu thuẫn trong nước”, việc nhà nước Việt Nam nghiêm trị những kẻ gây rối, hỗ trợ một số doanh nghiệp bị thiệt hại thì bị Đa Chiều nhào nặn thành “Việt Nam chuyển hóa mâu thuẫn ra bên ngoài”, một kiểu nói lấy được để ngụy biện cho tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh.
Thái độ kiềm chế, thiện chí hòa bình của Việt Nam tại Đối thoại Shangri-la lại một lần nữa bị tờ báo người Hoa hải ngoại xuyên tạc. Nó cho rằng mặc dù ngay sau khi xảy ra vụ “va chạm tàu cá Trung – Việt”, thực chất là tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở gần vị trí hạ đặt trái phép giàn khoan 981, Mỹ đã lập tức đứng về phía Việt Nam, Thủ tướng và Phó Thủ tướng của Việt Nam đã tới thăm Philippines, Nhật Bản liên hệ với những nước ủng hộ. Nhưng sau đó tại Đối thoại Shangri-la, “Việt Nam đã không gia nhập đội ngũ chống Trung Quốc cùng với Mỹ – Nhật.”
Lập trường, quan điểm nhất quán của Việt Nam đối với các hành vi gây hấn của Trung Quốc đã rõ ràng, công khai, minh bạch và đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi cả trong nước lẫn khu vực, cộng đồng quốc tế. Đối thoại Shangri-la là diễn đàn chia sẻ, đối thoại an ninh để giảm thiểu các nguy cơ xung đột, tính toán sai lầm, không phải Việt Nam cứ phải ăn miếng trả miếng với Trung Quốc từng lời để căng thẳng leo thang mới là thượng sách.
Video đang HOT
Ngược lại, Bắc Kinh sẽ lập tức huy động bộ máy tuyên truyền hùng hậu bù lu bù loa lên rằng Việt Nam hiếu chiến! Miệng lưỡi truyền thông Trung Quốc đen thành trắng, trắng thành đen như trở bàn tay. Trong khi đó, không phải vì Việt Nam mềm mỏng, thiện chí hòa bình mà Mỹ, Nhật Bản hay các nước khác giảm đi sự ủng hộ đối với chính nghĩa của Việt Nam trên Biển Đông.
Oanh tạc cơ Phi Báo (JH-7) của hải quân Trung Quốc quần đảo bất hợp pháp trên bầu trời Biển Đông khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981, một động thái uy hiếp bằng sức mạnh quân sự quá lộ liễu.
Trong khi Việt Nam đang xem xét mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền chủ quyền và quyền tài phán, lợi ích hàng hải hợp pháp của mình, trong đó có luật pháp quốc tế thì Đa Chiều cho rằng “Việt Nam đang chần chừ không kiện Trung Quốc đồng nghĩa với ý muốn giảm nhiệt ở Hoàng Sa”, tức vụ giàn khoan 981.
Có chính nghĩa, được ủng hộ rộng rãi, Việt Nam không lo sợ trước bất cứ đe dọa của thế lực nào, còn việc khởi kiện lúc nào, ở đâu và ra sao thì cần cân nhắc kỹ để đảm bảo tối đa hiệu quả và tránh tối đa những đòn bẩn gây hấn của Bắc Kinh, bởi đối phương lâu nay không từ một thủ đoạn nào, kể cả đâm sau lưng hàng xóm.
Cũng chính Đa Chiều thừa nhận, “đối kháng kịch liệt giữa Trung Quốc với Việt Nam trên Biển Đông đang tiếp tục, mặc dù đội tàu bán vũ trang Trung Quốc (Hải cảnh, Hải tuần, tàu cá vỏ sắt…) chiếm thế áp đảo về số lượng và kích cỡ so với Việt Nam, nhưng Bắc Kinh vẫn điều thêm chiến hạm và máy bay chiến đấu hiện đại nhất đến hiện trường để uy hiếp Việt Nam.
Đa Chiều cho rằng, từ những hình ảnh chụp ngoài hiện trường giàn khoan 981 gần đây cho thấy, Trung Quốc đã phái cả oanh tạc cơ JH-7 (Phi Báo) cho đến khu trục hạm mang tên lửa lớp 052C ra gần giàn khoan 981, tổ chức tập trận đổ bộ trên Biển Đông đều là gây sức ép buộc Việt Nam từ bỏ khả năng khởi kiện Trung Quốc.
Tờ báo của người Hoa hải ngoại đã nói toạc ra rằng, oanh tạc cơ và khu trục hạm tên lửa hiện đại Trung Quốc kéo ra vị trí giàn khoan 981 là để phản ứng trước tuyên bố đanh thép của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bao gồm cả biện pháp pháp lý.
Và trên thực tế, từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 cùng với việc điều động hơn 100 tàu các loại, bao gồm chiến hạm hiện đại nhất cùng máy bay ném bom uy hiếp, nhưng các lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam vẫn kiên trì đấu tranh đến cùng, bám biển và tránh những đòn vừa gây hấn, vừa ăn vạ của Trung Quốc.
Khu trục hạm mang tên lửa hay oanh tạc cơ Trung Quốc có hiện đại đến mấy cũng không làm lung lay ý chí các anh, những nhân viên Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam, bởi hơn ai hết các anh hiểu rằng, sau lưng là Tổ quốc, là dân tộc và bạn bè quốc tế đang ngày đêm ủng hộ.
Theo Giáo Dục
Chủ tịch Đại hội đồng LHQ ủng hộ Việt Nam về Biển Đông
Chủ tịch Đại hội đồng John Ashe bày tỏ và chia sẻ quan ngại của cộng đồng quốc tế về tình hình Biển Đông, ủng hộ chủ trương của Việt Nam nhằm tìm kiếm các biện pháp hòa bình để giải quyết căng thẳng.
Chủ tịch Đại hội đồng LHQ John Ashe
Ngày 10-6, tại trụ sở chính của Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ đã gặp Ngài John Ashe, Chủ tịch Đại hội đồng (ĐHĐ) LHQ khóa 68 để tiếp tục trao đổi ý kiến về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông.
Tại LHQ, tại cuộc gặp, Đại sứ Lê Hoài Trung đã nêu rõ, từ khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 ngày 1-5-2014, Trung Quốc sử dụng nhiều tàu và phương tiện, kể cả tàu quân sự, nhằm ngăn cản các cơ quan Việt Nam chấp pháp tại vùng biển của Việt Nam, thậm chí còn chủ động đâm húc, sử dụng vòi rồng tấn công tàu chấp pháp và tàu cá của Việt Nam, gây thương tích cho một số cán bộ kiểm ngư và mới đây nhất còn đâm chìm một tàu cá của Việt Nam đang hoạt động tại ngư trường truyền thống.
Đại sứ Lê Hoài Trung cũng khẳng định xuất phát từ chính sách nhất quán là giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế theo luật pháp quốc tế và mong muốn gìn giữ, phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, Việt Nam kiềm chế tối đa, nỗ lực giải quyết tình hình hiện nay thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình khác phù hợp luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS).
Đại sứ thông báo Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp song phía Trung Quốc không những không đáp ứng đề nghị của Việt Nam mà còn gia tăng những hành động gây căng thẳng nêu trên. Đại sứ Lê Hoài Trung cũng đề nghị LHQ và cộng đồng quốc tế tiếp tục quan tâm, ủng hộ những yêu cầu, đề nghị thiện chí của Việt Nam.
Chủ tịch ĐHĐ John Ashe bày tỏ và chia sẻ quan ngại của cộng đồng quốc tế về tình hình đang diễn ra tại Biển Đông, ủng hộ chủ trương của Việt Nam nhằm tìm kiếm các biện pháp hòa bình để giải quyết căng thẳng hiện nay theo Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế.
Ông cũng cho rằng các bên liên quan không nên có các hành động đơn phương làm căng thẳng gia tăng. Chủ tịch ĐHĐ cho biết văn phòng của ông theo dõi sát sao tình hình và khẳng định ông luôn sẵn sàng hỗ trợ các bên giải quyết tình hình hiện nay.
Cũng tại cuộc gặp, Đại sứ Lê Hoài Trung đã trình bày với Chủ tịch ĐHĐ John Ashe các cơ sở để khẳng định rõ hành động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế theo quy định của UNCLOS, đồng thời vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) cũng như thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước về vấn đề này, đe dọa hòa bình, ổn định khu vực cũng như an ninh, an toàn và tự do hàng hải.
Vì vậy, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan, các tàu và phương tiện ra khỏi vùng biển của Việt Nam, đề nghị Trung Quốc giải quyết các vấn đề trên biển cũng như liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.
Đại sứ Lê Hoài Trung cũng khẳng định rõ Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, đồng thời bác bỏ những lý lẽ trái với thực tế, không có cơ sở pháp lý quốc tế về các vấn đề trên trong các tài liệu Trung Quốc đã lưu hành tại LHQ, trong đó có những nội dung được đề cập tại Tuyên bố ngày 8-6-2014 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Theo Tuổi Trẻ
Vạch trần luận điệu theo đuôi Trung Quốc Hai nhà nghiên cứu Việt Nam đã đưa ra những lập luận chặt chẽ, thuyết phục về tính phi pháp của việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trước nhận định sai lầm của một chuyên gia nước ngoài. Các tàu hải cảnh của Trung Quốc gần khu vực hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 Sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép...