Trung Quốc điều máy bay chiến đấu tới biên giới với Myanmar
Máy bay Trung Quốc sẽ theo dõi, giám sát, cảnh báo và xua đuổi máy bay quân sự Myanmar tới gần biên giới chung giữa hai nước.
Trung Quốc đã điều máy bay chiến đấu đến tuần tra khu vực biên giới với Myanmar sau khi một máy bay chiến đấu của Myanmar đã thả bom xuống phần lãnh thổ Trung Quốc khiến 4 thường dân thiệt mạng và 9 người khác bị thương.
Máy bay chiến đấu của Trung Quốc ()
“Trung Quốc đã gửi một số chiến đấu cơ để theo dõi, giám sát, cảnh báo và xua đuổi máy bay quân sự Myanmar tới gần biên giới chung giữa hai nước, phát ngôn viên không quân Trung Quốc, Đại tá Shen Jinke cho biết hôm 14/3.
Ông Shen cũng cho biết thêm rằng, Bắc Kinh sẽ giám sát toàn bộ không phận dọc theo biên giới với Myanmar.
Trước đó hôm 13/3, máy bay chiến đấu Myanmar đã thả bom xuống một cánh đồng mía tại tỉnh Vân Nam, phía tây nam Trung Quốc.
Vụ việc này diễn ra khi chính phủ Myanmar đang tăng cường cuộc chiến chống lại phiến quân tại khu vực Kokang thuộc tiểu bang Shan ở phía Đông Bắc nước này có chung đường biên giới của Trung Quốc.
Hàng ngàn người Myanmar gần đây đã buộc phải vượt qua biên giới vào Trung Quốc do bùng phát bạo lực.
Hôm 14/3, một chỉ huy quân sự của Trung Quốc đã cảnh báo “đưa ra phản ứng mạnh mẽ” trừ khi Myanmar ngăn chặn cuộc chiến với phiến quân tràn vào lãnh thổ Trung Quốc.
Video đang HOT
“Các tướng lĩnh hàng đầu của quân đội Myanmar phải kiểm soát chặt chẽ và kiềm chế lực lượng quân đội của họ để không lặp lại sự cố như vậy”, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Fan Changlong đã yêu cầu như vậy khi đàm thoại với Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, Đại tướng Min Aung Hlaing.
“Nếu không, quân đội Trung Quốc sẽ có biện pháp kiên quyết và dứt khoát để bảo vệ cuộc sống và tài sản của người Trung Quốc,” ông Fan nhấn mạnh./.
Nguyễn Hùng Theo PressTV
Theo_VOV
Hoa Đông "dậy sóng" khi Nhật liên tục phải chặn chiến đấu cơ Trung Quốc
Các tư lệnh Lực lượng phòng vệ trên không của Nhật (ASDF) mới đây tiết lộ mỗi ngày, ít nhất một lần máy bay chiến đấu F-15 của Nhật phải cất cánh từ căn cứ ở đảo Naha để chặn đầu máy bay nước ngoài, phần lớn là Trung Quốc trên không phận biển Hoa Đông.
Các máy bay của Nhật trong một cuộc diễn tập. (Ảnh: NYT)
New York Times (NYT) ngày 9/3 dẫn lời các phi công người Nhật cho hay họ thường xuyên phải đối đầu với các máy bay do thám bay sát không phận Nhật Bản trước khi quay đầu. Thậm chí, với tần suất chính xác được giữ bí mật, họ phải đối mặt với những thử thách nguy hiểm về khả năng lái và tự kiềm chế trong các lần chặn đầu các chiến đấu cơ hiện đại của Trung Quốc.
"Đánh chặn máy bay chiến đấu luôn là nhiệm vụ khiến thần kinh căng thẳng", NYT dẫn lời trung tá Hiroyuki Uemura, chỉ huy đội bay gồm 20 chiếc chiến đấu cơ F-15 đóng ở căn cứ không quân Naha, cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền khoảng 20 phút bay.
Trung tá Uemura cũng nói thêm: "Chúng tôi không bao giờ khiêu khích mà chỉ giữ vững vùng biển và vùng trời của mình".
Trong vài năm qua, Trung Quốc liên tục điều tàu tuần tra và máy bay tới tiếp cận khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Để đối phó, Nhật thường xuyên triển khai máy bay chiến đấu và máy bay radar hiện đại E-2 để ngăn chặn.
Lực lượng không quân Nhật tại căn cứ Naha phải liên tục tập luyện để đối phó với sự khiêu khích thường xuyên. Gần đây nhất, 2 chiếc F-15 của Nhật đã tham gia tình huống giả lập bay chặn sự xâm nhập của 3 chiếc F-15 khác.
Các chiến đấu cơ Trung Quốc xuất hiện thường xuyên đến nỗi, căn cứ Naha dự tính sẽ tăng cường thêm một đội bay F-15 nữa trong năm nay. Tính từ tháng 4 đến tháng 12-2014, chiến đấu cơ Nhật đã được triển khai để chặn máy bay Trung Quốc 379 lần, cao gấp sáu lần năm 2010.
Những vụ chạm trán trên không ở biển Hoa Đông khiến cho vùng trời của khu vực chiến lược này luôn ở trong tình trạng vô cùng căng thẳng. Chỉ một sơ suất cũng có thể dẫn đến một cuộc chiến Trung-Nhật và kéo cả Mỹ vào vòng xoáy chiến tranh.
Sự kiên trì không lui bước của Nhật sau hàng tháng trời đối đầu trên không cũng thể hiện sự cứng rắn về quân sự của đất nước này dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe.
Nhật Bản sở hữu sức mạnh hải quân nổi trội
Tàu Izumo là một phần của lực lượng cơ động của hải quân Nhật nhằm bảo vệ các đảo xa trước sự đe dọa của Trung Quốc. (Ảnh: Asahi)
Giới quân sự Mỹ đánh giá đội ngũ mạnh nhất của SDF là Lực lượng phòng vệ biển (MSDF). MSDF được đánh giá là lực lượng hải quân hùng mạnh thứ hai thế giới, chỉ sau hải quân Mỹ với hàng loạt tàu chiến hiện đại, bao gồm các tàu khu trục được trang bị hệ thống phong thủ tên lửa Aegis.
Các chỉ huy hải quân Mỹ nhận định MSDF là lực lượng hải quân duy nhất có thể phối hợp tác chiến "không một kẽ hở" với hải quân Mỹ. Khả năng này của MSDF đã được thể hiện rõ trong cuộc tập trận hải quân hồi tháng 11/2014 với sự tham gia của gần 30 tàu chiến Mỹ và Nhật.
Dù Trung Quốc đã có tàu sân bay đầu tiên từ năm 2012, Nhật vẫn được đánh giá là có lợi thế sức mạnh hải quân cách xa Trung Quốc hàng thập niên.
Ngoài lợi thế về công nghệ, MSDF còn có kinh nghiệm vận hành tàu chiến lớn, sở hữu trong tay nhiều tàu khu trục cực kỳ hiện đại với khả năng hoạt động vùng biển khơi, đồng thời có hạm đội tàu ngầm thuộc vào loại chạy êm nhất thế giới.
Cuối năm ngoái, Nhật bắt đầu đưa vào sử dụng tàu sân bay Izumo có khả năng chở máy bay chiến đấu trực thăng. Tàu Izumo là một phần của lực lượng quân đội cơ động Nhật đang xây dựng nhằm bảo vệ các đảo xa trước sự đe dọa của Trung Quốc.
Tuy vậy, mới đây, tờ USA Today dẫn lời các nhà phân tích nhận định theo thời gian, Trung Quốc sẽ dần chiếm được lợi thế trong tương quan với hải quân Nhật, bởi tiềm năng kinh tế của nước này sẽ cho phép gia tăng hơn nữa chi tiêu quốc phòng. Trong khi ngân sách quốc phòng của Tokyo chỉ tăng 2,8% lên khoảng 42 tỷ USD trong năm 2015, Bắc Kinh vừa tuyên bố tăng chi tiêu cho quân sự 10,1% lên đến 145 tỷ USD trong năm nay.
Thoa Phạm
Theo Dantri/NYT, USA Today
Trung Quốc nghiên cứu máy bay ném bom mới bán kính 7.500 dặm Anh "Gấu" Bắc Cực liên tiếp hành động, "Thiên nga trắng" sống lại; Mỹ không chiếm ưu thế, trong khi Trung Quốc đang phát triển máy bay ném bom mới dựa trên Y-20. Tờ "Tuyền Châu vãn báo" Trung Quốc ngày 25 tháng 2 đăng bài viết "Báo chí nước ngoài: Trung Quốc nghiên cứu máy bay ném bom mới, bán kính bay lớn...