Trung Quốc diễu hành quân sự để “răn đe Nhật Bản”
Theo bài báo cáo giới quân sự đưa tin cho biết vào ngày 27 – 1, Trung Quốc dự kiến sẽ tổ chức một cuộc diễu hành quân sự quy mô lớn đầu tiên tại nước này kể từ năm 2009, nhằm “đe dọa Nhật Bản”
Trung Quốc thường tránh né việc phô diễn sức mạnh quân sự có tính chất rộng lớn nói trên. Song, nước này đã cho tổ chức diễu hành vào những dịp trọng đại như: kỷ niệm 50 và 60 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, lần lượt vào năm 1999 và 2009. Theo tờ Nhân dân Nhật báo, cuộc diễu hành năm nay sẽ được tổ chức để đánh dấu kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến 2.
Trong bài viết của mình, nhà phê bình về tài chính Trung Quốc và toàn cầu Hu Zhanhao nhận xét: Một lý do khác chính quyền muốn tiến hành cuộc duyệt binh là “để đe dọa Nhật Bản và tuyên bố cho cả thế giới biết về quyết tâm duy trì trật tự toàn cầu sau chiến tranh của Trung Quốc”.
Nữ quân sĩ thuộc lực lượng Nhân dân giải phóng quân Trung Quốc ( PLA) đang diễu hành trong ngày Quốc khánh tại Bắc Kinh (ảnh: AFP)
Video đang HOT
Ông lập luận: “Chỉ thông qua phô diễn khả năng quân sự thì Trung Quốc mới có thể cho Nhật Bản thấy thái độ và quyết tâm của mình. Đồng thời, cũng là để cho phía Nhật Bản biết rằng bất cứ ai dám thách thức kế hoạch giữ gìn trật tự thế giới sau chiến tranh và xâm phạm đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, nước đó sẽ trở thành kẻ thù và cần phải chuẩn bị tâm lý đề phòng Trung Quốc phản công”.
Các nguyên nhân khác dẫn đến phê duyệt diễu hành bao gồm việc phô bày sức mạnh quân sự và củng cố niềm tự hào của người dân Trung Quốc. Bài viết trên đã không thông báo ngày giờ cụ thể nhưng cho biết sự kiện sẽ không được tổ chức vào ngày Quốc khánh. Vào ngày hôm qua, một số hãng thông tấn Trung Quốc đã xác nhận tin tức của Nhân dân Nhật báo là có thật.
Tình hình tranh chấp lãnh thổ và lịch sử tại các hòn đảo không người ở trong vùng biển Hoa Đông Trung Quốc giữa Bắc Kinh và Tokyo đang ngày càng trở nên căng thẳng. Tháng 12 năm 2013, chính quyền Bắc Kinh đã “nổi giận” sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe viếng thăm đền thờ Yasukuni ở Tokyo để tưởng nhớ đến các binh sĩ Nhật Bản tử trận trong Thế chiến 2.
Hai bên đã có những bước tiến để làm giảm mối quan hệ căng thẳng, thông qua một thỏa thuận vào tháng 11 mở đường cho cuộc họp song phương chính thức đầu tiên giữa Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề diễn đàn các nhà lãnh đạo APEC châu Á-Thái Bình Dương tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, cuộc gặp mặt đã diễn ra trong bầu không khí “lạnh nhạt”.
Những ký ức về chiến tranh do Nhật Bản gây ra được Bắc Kinh sử dụng như một công cụ quan trọng để củng cố tình cảm dân tộc và làm tiêu tan bất kỳ sự bất mãn nào với chế độ cai trị của Đảng Cộng sản nước này. Mặt khác, Trung Quốc vẫn còn đề cao cảnh giác với các động thái của Tokyo và thường xuyên “nhắc nhở” đất nước láng giềng phải đối diện với sự thật lịch sử của chiến tranh và không được phép tái diễn chúng.
Theo Tri Thông
Pháp luật TPHCM
Chu Vĩnh Khang đã để lại di họa lớn
Đó là tuyên bố mới nhất của đại diện Ủy ban phòng chống tham nhũng tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) khi bày tỏ quyết tâm nhằm dọn dẹp ảnh hưởng tiêu cực của cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang, người đang bị bắt giam điều tra vì "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng".
Chu Vĩnh Khang (ảnh: China daily)
Theo Ủy ban này, Chu Vĩnh Khang đã để lại những ảnh hưởng tiêu cực đến các lãnh đạo và cán bộ ở Tứ Xuyên, đặc biệt trong thời gian ông Chu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy (1999 - 2002). Ủy ban kiểm tra kỷ luật Tỉnh ủy Tứ Xuyên sau phiên họp thứ 4 đã tuyên bố cách thức lãnh đạo và các hành động của ông Chu kéo theo một loạt quan chức của tỉnh vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật Đảng.
Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên Vương Đông Minh nhấn mạnh: "Tỉnh ủy nhận thấy rằng sự tham gia trực tiếp của Chu Vĩnh Khang trong vấn đề chính trị ở Tứ Xuyên đã có một ảnh hưởng độc hại. Đó là chủ nghĩa tôn thờ tiền bạc, lối sống xa hoa, cũng như sự gia tăng tham nhũng".
Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang bị bắt hồi tháng 12/2014, sau đó bị khai trừ khỏi Đảng và đang tiếp tục bị cơ quan tư pháp điều tra vì rất nhiều tội danh mà Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi là "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng", bao gồm tham nhũng, nhận hối lộ và tiết lộ bí mật quốc gia. Đây là quan chức cấp cao nhất của giới lãnh đạo Trung Quốc trở thành đối tượng của chiến dịch chống tham nhũng lớn nhất kể từ năm 1978 do Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bìnhkhởi xướng hai năm nay.
Theo một thông tin trên Nhân dân nhật báo, một nhóm các quan chức cấp cao ở Tứ Xuyên đã và đang bị điều tra tham nhũng từng làm việc trong bộ máy của tỉnh Tứ Xuyên trong thời kỳ Chu Vĩnh Khang đứng đầu địa phương này.
Theo đó, Lý Xuân Thành, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên và nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban tư vấn chính trị của tỉnh Tứ Xuyên thuộc Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc Lý Sùng Hy (cũng là Phó Bí thư Tỉnh ủy giai đoạn Chu nắm quyền) đều đã bị cách chức và điều tra.
Theo Nguyên Bảo/China daily
Thế giới và Việt Nam
Trung Quốc xây bãi đáp trực thăng quy mô lớn gần Senkaku/Điếu Ngư Những hình ảnh vệ tinh mới nhất đã xác nhận thông tin trước đó cho rằng Trung Quốc đang xây căn cứ quân sự gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện tranh chấp với Nhật Bản. Các hoạt động quân sự tại đảo Nanji (Ảnh: IHS Jane's) Theo tạp chí quân sự IHS Jane's hồi tuần trước đưa tin, các hình ảnh vệ tinh...