Trung Quốc điều giàn khoan thứ 2 tới vùng giàu dầu mỏ nhất ở Biển Đông?
Có một sự trùng hợp đáng chú ý. Ngày 18/6, đúng thời điểm Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì tới Hà Nội, có các cuộc thảo luận ở cấp cao nhất với các nhà lãnh đạo Việt Nam kể từ sau vụ giàn khoan Hải Dương 981, thì một số nguồn tin từ Cơ quan Hải sự Hải Nam thuộc Cục Hải sự Trung Quốc tiết lộ: nước này đang triển khai một giàn khoan nước sâu khác ở Biển Đông.
Giàn khoan này có tên gọi Nam Hải 9 (Nanhai Jiuhao), được Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mua từ Transocean Ltd. – tập đoàn chuyên chế tạo giàn khoan nước sâu có trụ sở tại Thụy Sỹ. Theo trang web deepwater.com, đây là giàn khoan nửa chìm, có khả năng tác nghiệp tại những vùng biển sâu 1.500m, với khả năng khoan sâu 15.000m.
Bãi Cỏ Rong – nơi Trung Quốc tính hạ đặt giàn khoan Hải Nam 9? Ảnh: Invisionfree
Giàn khoan Nam Hải 9 này đang di chuyển với tốc độ 4 hải lý/giờ, hoàn toàn có khả năng tiến đến khu vực Hải Dương 981 đang hạ đặt trong 3 ngày tới và đây là một khả năng. Thế nhưng nó có thể sẽ tiến xa hơn, hướng xuống bãi Cỏ Rong (Reed Bank) nằm ở phía Tây Palawan, Philippines trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Địa điểm mà giàn khoan Hải Dương 981 đang hạ đặt trái phép trên vùng biển nước sâu thuộc chủ quyền Việt Nam gần bể Phú Khánh (Việt Nam) – khu vực rất có triển vọng dầu khí sau khi tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) đã cho công bố các kết quả thăm dò gần đây. Thế nhưng, Phú Khánh chỉ là bể giàu tiềm năng dầu khí thứ hai ở Biển Đông, sau khu vực bãi Cỏ Rong. Chính quyền Manila đã giao quyền cho tập đoàn dầu khí Philex Petroleum của nước này bắt đầu tiến hành khoan thăm dò tại vùng biển quanh bãi Cỏ Rong từ năm 2015.
Phải chăng Bắc Kinh coi đây là động thái “khiêu khích” và quyết có bước đi “chặn đầu” bằng cách triển khai trước giàn khoan nước sâu Nam Hải 9?
Theo HT
Video đang HOT
Báo tin tức/AsiaSentinel
Mỹ quan ngại về các giàn khoan dầu Trung Quốc
Mỹ đã bày tỏ các lo ngại về việc Trung Quốc triển khai thêm 4 giàn khoan dầu tại Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực đang leo thang vì các tranh chấp chủ quyền.
Giàn khoan Hải Dương-981 mà Trung Quốc triển khai trái phép trong vùng lãnh hải Việt Nam kể từ đầu tháng 5.
Bộ ngoại giao Mỹ cho hay Washington chưa có đầy đủ thông tin về việc triển khai các giàn khoan dầu của Trung Quốc nên chưa vội đưa ra đánh giá, nhưng nhắc lại quan điểm lâu nay của Mỹ rằng đó sẽ là điều đáng quan ngại nếu các giàn khoan nằm trong các vùng biển tranh chấp.
"Nếu một giàn khoan được đưa vào vùng biển tranh chấp, điều đó sẽ gây quan ngại", phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói trong cuộc họp báo ở Washington ngày 20/6. "Chúng ta chắc chắn có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và sự ổn định trong khu vực".
Trước đó, Trung Quốc đã thông báo về việc di chuyển 4 giàn khoan dầu ở Biển Đông, ngoài giàn khoan Hải Dương-981 mà Bắc Kinh triển khai sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Thông báo trên trang web của Cục hải sự Trung Quốc cho hay, các giàn khoan Nam Hải số 2 và số 5 đã được triển khai tại vùng biển giữa tỉnh Quảng Đông và quần đảo Đông Sa, hiện do Đài Loan kiểm soát. Còn giàn khoan Nam Hải số 4 được kéo tới vùng biển gần bờ biển Trung Quốc.
Cục hải sự Trung Quốc cũng thông báo về việc di chuyển giàn khoan một giàn khoan khác - Nam Hải số 9 - tới gần vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày 20/6.
Phát biểu trong một cuộc họp báo thường ngày ở Bắc Kinh hôm 20/6, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc đã ngang nhiên gọi việc di chuyển các giàn khoan là "hoạt động bình thường".
"Đối với các hoạt động bình thường như thế này, không cần phải nói quá nhiều hoặc đưa ra bất kỳ liên hệ cụ thể nào. Xin đừng lo lắng, sẽ không có vấn đề gì", phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nói.
Tất cả 4 giàn khoan trên đều được đăng ký là do Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ giàn khoan Trung Quốc (COSL), đơn vị trực thuộc Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), vận hành, theo báo cáo thường niên 2013 của COSL.
3 trong số đó là các giàn khoan nước sâu và chiếc còn lại là giàn khoan tự nâng, được sử dụng trong vùng nước nông.
Scott Darling, từ Trung tâm nghiên cứu dầu mỏ và khí đốt châu Á của ngân hàng JPMorgan tại Hồng Kông, cho rằng không quá bất ngờ khi Trung Quốc triển khai thêm nhiều giàn khoan ở Biển Đông, đặc biệt là vào mùa hè, mùa cao điểm của hoạt động khoan dầu.
Hiện tại, khoảng 60% sản xuất của CNOOC tại Trung Quốc là từ các giàn khoan dầu cũ ở vịnh Bột Hải.
Ngoài 4 giàn khoan dầu nói trên, Trung Quốc còn đang vận hành một giàn khoan dầu khác ở Biển Đông - Hải Dương-981. Từ đầu tháng 5, Bắc Kinh đã trái phép hạt đặt Hải Dương-981 sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Obama hối thúc Trung Quốc tránh leo thang tranh chấp
Tổng thống Obama trong cuộc hội đàm với Thủ tướng John Key ngày 20/6.
Liên quan tới các căng thẳng ở Biển Đông, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 20/6 đã kêu gọi Trung Quốc và các quốc gia láng giềng giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và tránh leo thang căng thẳng.
"Điều quan trọng là chúng ta phải giải quyết các tranh chấp như các tranh chấp hàng hải theo luật pháp quốc tế và hối thúc tất cả các bên liên quan duy trì một khung pháp lý để giải quyết các vấn đề, đồng thời phản đối nguy cơ làm leo thang căng thẳng, vốn có thể gây ảnh hưởng tới thương mại và hàng hải", ông Obama nói.
Nhà lãnh đạo Mỹ đưa ra các bình luận trên sau cuộc gặp tại Nhà Trắng với Thủ tướng New Zealand John Key, người cũng bày tỏ những lo ngại tương tự về các tranh chấp biển đảo trong khu vực.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Giàn khoan Nam Hải 9 nằm ở đâu? Đối chiếu trên bản đồ thì vị trí giàn khoan Nam Hải 9 mà Cục Hải sự TQ thông báo thuộc vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, là nơi VN và TQ đang đàm phán phân định ranh giới biển, nhưng chưa đạt thỏa thuận. Trong số 4 giàn khoan được TQ lên lịch "ra Biển Đông" sau giàn khoan 981, 3...