Trung Quốc điều chuyển lãnh đạo tình báo quốc gia
Cảnh Huệ Xương, Bộ trưởng An ninh Quốc gia Trung Quốc, được điều chuyển làm thành viên Hội đồng tư vấn Hong Kong, Đài Loan khi đã đến tuổi nghỉ hưu.
Cảnh Huệ Xương khi còn giữ chức Bộ trưởng An ninh Quốc gia Trung Quốc. Ảnh: Sina.
Ông Cảnh Huệ Xương ( Geng Huichang) hôm 1/10 được bầu làm Phó chủ tịch Ủy ban phụ trách các vấn đề Hong Kong, Macau, Đài Loan, thuộc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc ( CPPCC), theo Xinhua. Ông Cảnh, 65 tuổi, sẽ về hưu vào năm nay theo luật pháp Trung Quốc.
CPPCC là cơ quan tư vấn chính trị hàng đầu tại Trung Quốc.
Video đang HOT
Vai trò mới của ông Cảnh được trông đợi sẽ dọn đường cho ông Trần Văn Thanh (Chen Wenqing), Bí thư đảng ủy Bộ An ninh Quốc gia sẽ nắm công việc như một bộ trưởng.
Bộ An ninh Quốc gia (MSS) được coi là cơ quan bí ẩn nhất ở Trung Quốc, nó không có trang web chính thức. MSS phụ trách vấn đề an ninh , bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Bắc Kinh cũng như thu thập thông tin tình báo trong và ngoài nước.
Ông Cảnh giữ chức Bộ trưởng An ninh Quốc gia kiêm Bí thư đảng ủy bộ này, được coi là người đứng đầu ngành tình báo Trung Quốc.
Năm ngoái, ông Cảnh chuyển giao chức vụ Bí thư đảng ủy cho ông Trần, cựu chỉ huy cảnh sát và là quan chức phụ trách kỷ luật.
Cảnh Huệ Xương sinh năm 1951 tại tỉnh Hà Bắc, từng là phó giám đốc Trung tâm Trao đổi Văn hóa Quốc tế Trung Quốc và Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia.
Văn Việt
Theo VNE
Anh lo ngại tình báo Trung Quốc dùng 'mỹ nhân kế' đánh cắp thông tin tại G20
Các quan chức Anh tới dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Trung Quốc đã được cảnh báo về việc bị đánh cắp thông tin bằng "mỹ nhân kế".
Nữ lễ tân Trung Quốc (Ảnh: Getty)
Phía an ninh Anh rất lo ngại việc tin tặc và tình báo Trung Quốc nhân dịp G20 thu thập thông tin mật từ chính phủ Anh.
Trung Quốc "có tiếng" về việc sử dụng công nghệ và cả những chiến thuật cũ như gắn máy nghe trộm trong khách sạn .
Để đối phó, các nhân viên được yêu cầu thay đồ dưới chăn màn nếu nghi ngờ bị quay trộm, sử dụng điện thoại và email tạm thời. Họ cũng không được phép giữ bất kỳ quà tặng nào từ chủ nhà Trung Quốc, ví dụ như USB và sạc điện thoại.
Ngoài ra, nhiều nước đều cáo buộc Trung Quốc sử dụng các nữ nhân viên xinh đẹp làm mồi nhử chính trị gia nước ngoài, và Anh không phải là ngoại lệ. Năm 2008, một thành viên đoàn tháp tùng ông Gordon Brown đã đưa một người phụ nữ về phòng khách sạn tại Thượng Hải. Sáng hôm sau ông này tỉnh dậy đã thấy toàn bộ tài liệu và điện thoại bị mất.
An ninh tại Hàng Châu cũng được thắt chặt trong thời gian diễn ra G20. Các công dân đều được đưa ra khỏi thành phố, hoặc đi du lịch với voucher từ chính quyền. Không khí tại đây cũng khá căng thẳng, sau vụ việc nhân viên an ninh Trung Quốc chặn đường cố vấn của tổng thống Mỹ Obama.
Theo Vnexpress
Nhân viên Air China bị cáo buộc buôn lậu cho quân đội Trung Quốc ở Mỹ Một cựu nhân viên hãng hàng không Air China hôm qua bị cáo buộc buôn lậu các kiện hàng từ Mỹ, cho quan chức quân đội Trung Quốc ở New York. Ying Lin ra khỏi tòa nhà sau một phiên tòa ở Brooklyn, New York, hôm 21/6. Ảnh:Reuters Ying Lin, 46 tuổi, bị cáo buộc vận chuyển những kiện hàng trên các chuyến...