Trung Quốc: Điều chỉnh lịch nghỉ lễ tại các trường đại học
Bộ Giáo dục Trung Quốc yêu cầu các cơ quan giáo dục địa phương, các trường đại học điều chỉnh lịch nghỉ đông để bảo đảm sinh viên tại các trường đại học có thời gian nghỉ khác nhau.
Sinh viên Trường Đại học Hainan, Trung Quốc.
Quyết định trên được đưa ra nhằm ngăn chặn việc tập trung đông sinh viên về quê đón Tết Nguyên đán 2021. Lịch khai giảng của học kỳ mùa xuân tại các trường cũng phải đảm bảo không trùng đợt cao điểm du lịch Lễ hội mùa xuân. Từ đó, hạn chế đông người tụ tập tại các điểm di chuyển như bến tàu, sân bay.
Lu Mingjiang, nghiên cứu sinh tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, cho biết trường bắt đầu kỳ nghỉ đông từ ngày 11/1 và học kỳ mùa xuân khai giảng vào ngày 21/2. Trường đã yêu cầu sinh viên hạn chế đi du lịch trong kỳ nghỉ đông và báo cáo tình trạng sức khỏe cho trường mỗi ngày.
Sinh viên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, nơi từng là tâm dịch Covid-19 tại Trung Quốc, cũng bắt đầu kỳ nghỉ đông vào những thời điểm khác nhau. Học viện Công nghệ Vũ Xương bắt đầu kỳ nghỉ đông vào ngày 24/12, trong khi Đại học Công nghệ Vũ Hán từ ngày 9/1, Đại học Kinh tế và Luật Zhongnan từ ngày 16/1.
Video đang HOT
Sinh viên xin ở lại trường trong kỳ nghỉ đông không được phép rời khỏi khuôn viên trường trừ những trường hợp cần thiết. Các trường sẽ bảo đảm trang bị đầy đủ trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của sinh viên.
Tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, nơi ghi nhận hàng chục ca nhiễm nCoV không triệu chứng từ giữa tháng 12, sinh viên được yêu cầu không rời khỏi khuôn viên trường. Văn phòng Giáo dục thành phố khuyến khích các trường bắt đầu kỳ nghỉ đông sau khi các đợt lây nhiễm mới được kiểm soát. Nhân viên tiếp xúc trực tiếp với sinh viên như nhân viên nhà ăn, nhân viên tư vấn, phải ở lại trường. Các nhân viên khác có thể về nhà nhưng phải làm kiểm tra nCoV hàng tuần.
Giáo sư Trung Quốc cảnh báo thù địch Mỹ - Trung gia tăng
Giáo sư về quan hệ quốc tế Yan Xuetong cho rằng thù địch Mỹ - Trung sẽ gia tăng trong thời gian tới và thế giới sẽ hỗn loạn hơn.
"Khó lường và bất trắc sẽ vẫn là tính chất chủ đạo trong những năm tới. Thế giới chắc chắn sẽ trở lên hỗn loạn hơn", Giáo sư Yan Xuetong, Hiệu trưởng Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh nói tại Diễn đàn Hương Sơn, Bắc Kinh - sự kiện thảo luận về an ninh và quốc phòng châu Á -Thái Bình Dương ngày 2/12. Ông dự đoán thập niên tới sẽ là giai đoạn "hòa bình không dễ dàng".
Giáo sư Yan Xuetong. Ảnh: SCMP
Giáo sư Yan không lạc quan về chính sách của Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden đối với Trung Quốc, được dự đoán sẽ dịch chuyển từ chiến tranh thương mại sang những xung đột về chính trị và không giảm về quy mô, cường độ đụng độ.
"Biden sẽ có cách tiếp cận đa phương và áp lực lên Trung Quốc sẽ gia tăng chứ không giảm đi", Giáo sư Yan nói. Vấn đề nhân quyền và các giá trị ý thức hệ khác sẽ là một phần trong những mục tiêu chính trị Biden và đảng Dân chủ theo đuổi.
"Ông ấy sẽ theo đuổi chính sách cứng rắn hơn và đầu tư nhiều nguồn lực vào những vấn đề đó khiến xung đột trở nên nghiêm trọng hơn", ông nói.
Tuy nhiên, Giáo sư Yan cho rằng một vài quan chức Trung Quốc không muốn thừa nhận căng thăng Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn và đang nói quá nhiều về hợp tác. "Tôi nghĩ nhiều người vẫn ảo tưởng rằng chỉ cần đừng nói tới cạnh tranh là nó sẽ tự biến mất".
Giáo sư Yan khuyến nghị Trung Quốc cần đạt được đồng thuận với Mỹ, rằng cạnh tranh là điểm cốt lõi trong quan hệ Mỹ - Trung. Đồng thuận này giúp hai nước có được tiếng nói chung trong đàm phán nhằm kiểm soát và ngăn ngừa cạnh tranh leo thang thành chiến tranh.
"Khi không thể kiểm soát được cạnh tranh thì đề cập đến hợp tác là vô nghĩa", Giáo sư Yan nói.
Thù địch Mỹ - Trung hiện nay rấtkhác so với thù địch giữa Mỹ và Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh. Nó khiến thế giới trở nên kém an toàn hơn dù năng lực răn đe hạt nhân của hai bên vẫn đủ hiệu quả để ngăn ngừa chiến tranh nổ ra.
Giáo sư Yan cho rằng Trung Quốc và Mỹ đều không thể thống trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cả hai cũng không đủ nguồn lực và năng lực để duy trì trật tự hiện nay.
"Mỹ không chấp nhận Trung Quốc ở thế ngang hàng nhưng Trung Quốc lại đòi hỏi như vậy. Mỹ - Trung cùng lãnh đạo thế giới như Pháp - Đức cùng lãnh đạo châu Âu là bất khả thi", ông Yan nói.
Trong thế giới lưỡng cực đó các bên thứ ba sẽ phải theo đuổi chiến lược mạo hiểm là chọn bên, làm gia tăng bất ổn và thách thức niềm tin giữa những đồng minh truyền thống.
"Các chuẩn mực quốc tế sẽ bị vi phạm rất nhiều", Giáo sư Yan cảnh báo.
Mỹ sẽ không tiếp nhận tân sinh viên quốc tế học online Mỹ tuyên bố sẽ không tiếp nhận sinh viên quốc tế mới nếu chỉ học online, sau khi rút lại lệnh trục xuất người học trực tuyến mùa thu tới. Theo thông báo mới được Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) công bố hôm 24/7, các du học sinh chưa nộp đơn ghi danh trước ngày 9/3 sẽ...