Trung Quốc điều binh chủng tên lửa diễn tập cùng tàu sân bay gần căn cứ Mỹ
Hôm nay 10.5, Đài CCTV đưa tin Binh chủng Tên lửa quân đội Trung Quốc (PLA) gia nhập nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông diễn tập gần căn cứ hải quân Mỹ trên đảo Guam.
Máy bay chiến đấu J-15 xuất kích khỏi tàu sân bay Sơn Đông. Ảnh TÂN HOA XÃ
Theo giới phân tích, việc binh chủng tên lửa phối hợp diễn tập với nhóm tác chiến tàu sân bay là động thái phô diễn sức mạnh của quân đội Trung Quốc.
Đài CCTV đưa tin nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông vừa khép lại gần 30 ngày diễn tập ở vùng biển Tây Thái Bình Dương, với sự tham gia và phối hợp tác chiến chưa từng có giữa hải quân với Binh chủng Tên lửa PLA và các không đoàn của hàng không mẫu hạm.
Hoạt động diễn tập được tổ chức cách đảo Guam khoảng 740 km về hướng tây bắc trong tháng 4. Cơ quan Phòng vệ Nhật Bản cho biết các tàu tham gia bao gồm tàu sân bay Sơn Đông, một tàu khu trục Type 055, hai tàu khu trục Type 052D, hai tàu hộ vệ Type 054A và một tàu vận tải tổng hợp Type 901.
Trong khi việc Hải quân Trung Quốc diễn tập gần Guam không phải là chuyện gì mới mẻ, một số nhà phân tích cho rằng việc tiết lộ binh chủng tên lửa tham gia hoạt động phản ánh cái gọi là “chiến lược răn đe” của quân đội Trung Quốc, theo báo South China Morning Post hôm 10.5.
Theo các nhà phân tích, điều này nhằm nhấn mạnh PLA đã củng cố được năng lực tấn công chính xác nhằm vào các mục tiêu di động trên biển hoặc căn cứ quân sự nằm ngoài chuỗi đảo phòng thủ thứ nhất.
Chuỗi đảo thứ nhất, thường dùng để chỉ các quần đảo chạy dài từ Okinawa (Nhật Bản), Đài Loan và Philippines, được một số chiến lược gia quân sự gọi là vành đai phòng thủ của PLA nhằm ngăn chặn và phong tỏa hoạt động xâm nhập hoặc rời khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương.
Tổng thống Philippines: Mỹ được tiếp cận căn cứ quân sự, nhưng không phải để tấn công
Theo ông Châu Thần Minh, nhà nghiên cứu của tổ chức chính sách về khoa học và công nghệ quân sự tại Bắc Kinh, cuộc diễn tập nhằm thử nghiệm năng lực tấn công chính xác của loạt tên lửa đối hạm Đông Phong trong điều kiện biển xa.
“Binh chủng tên lửa đối mặt thách thức lớn hơn khi cần định vị chính xác mục tiêu nằm ngoài chuỗi đảo thứ nhất”, ông Châu nhận định.
“Bản tin của Đài CCTV đề cập tiêm kích J-15D được lắp các thiết bị đối kháng điện tử (ECM) có thể trở thành “mắt thần” của binh chủng tên lửa, cho phép lực lượng này tấn công chính xác mục tiêu ở khoảng cách vài ngàn km”, theo chuyên gia Châu.
Thế giới tuần qua: Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa; bão lũ hoành hành nhiều nơi
Trong tuần qua thế giới có nhiều sự kiện đáng chú ý, nổi lên là căng thẳng gia tăng tại bán đảo Triều Tiên và tác động của biến đổi khí hậu gây ra bão, lũ tại nhiều nơi.
Triều Tiên đã tiến hành phóng tên lửa liên tiếp trong tuần qua. Ảnh: KCNA
Các bên tăng cường hoạt động quân sự
Theo hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc, Triều Tiên ngày 1/10 đã bắn các tên lửa đạn đạo không xác định về phía bờ biển phía Đông, đánh dấu vụ phóng thứ 4 của Bình Nhưỡng trong vòng một tuần, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.
Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, họ đã phát hiện các vụ phóng này xuất phát từ vùng Sunan ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên. JCS nêu rõ: "Trong khi tăng cường giám sát và cảnh giác, quân đội chúng tôi đang duy trì tư thế sẵn sàng cao nhất và hợp tác chặt chẽ với Mỹ".
Trước đó ngày 29/9, Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa đạn đạo từ bãi thử gần thành phố Sunchon ở tỉnh Nam Phyongan. Hàn Quốc cho biết các tên lửa đã bay được khoảng 350 km, đạt độ cao khoảng 50 km, với tốc độ tối đa Mach 5, tức là gấp 5 lần tốc độ âm thanh.
Hồi năm 2019, Triều Tiên đã bắn 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ bãi thử gần thành phố Sunchon. Bình Nhưỡng gọi là "rocket siêu lớn". Theo hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc, xét về khoảng cách bay và độ cao, các tên lửa đã phóng ngày 29/9 có thể cùng loại tên lửa mà Triều Tiên đã phóng hồi năm 2019.
Các vụ phóng trên diễn ra sau khi Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tới Hàn Quốc và thăm khu phi quân sự ngăn cách 2 miền Triều Tiên. Đây có thể là động thái phản đối việc bà Harris đã chỉ trích mạnh mẽ Bình Nhưỡng.
Vụ phóng mới nhất cũng diễn ra sau khi Mỹ và Hàn Quốc tổ chức cuộc tập trận quân sự chung lớn nhất trong khoảng 5 năm, mang tên Lá chắn Tự do Ulchi. Trong cuộc tập trận này, Mỹ đã điều động tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Ronald Reagan tham gia tập trận cùng Hải quân Hàn Quốc.
Phản ứng về các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ thông báo quân đội nước này đã biết về vụ phóng 2 tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên và đánh giá vụ phóng này không gây ra mối đe dọa trực tiếp đối với lực lượng hoặc lãnh thổ của Mỹ hoặc các đồng minh của Mỹ. Tuyên bố cũng nêu rõ Mỹ vẫn duy trì vững chắc các cam kết bảo vệ Hàn Quốc và Nhật Bản.
Hãng tin Reuters dẫn lời của Leif-Eric Easley, giáo sư các vấn đề quốc tế tại Đại học Ewha ở Seoul nhận định: "Bình Nhưỡng có thể phô trương sức mạnh trong khi tàu sân bay Mỹ đang thăm Hàn Quốc để tập trận quốc phòng. Nhưng các cuộc thử nghiệm lớn của Triều Tiên, trên hết, là một phần của chiến dịch dài hạn nhằm nâng cao năng lực quân sự tấn công".
Các tàu Hải quân Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ tham gia cuộc tập trận chống tàu ngầm chung ngày 30/9/2022. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, kênh truyền thông NHK WORLD-JAPAN (Nhật Bản) ngày 30/9 đưa tin, Hải quân Mỹ và Nhật Bản đã tiến hành cuộc tập trận chống ngầm trên biển Nhật Bản. Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, cuộc tập trận chống ngầm có sự tham gia của tàu khu trục Nhật cùng với 5 tàu hải quân Mỹ, trong đó có tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Ronald Reagan và một tàu ngầm, cùng với một tàu khu trục của Hải quân Hàn Quốc. Giới quan sát cho rằng cuộc tập trận dường như nhằm nhấn mạnh hợp tác ba bên liên quan đến các vấn đề Triều Tiên, Trung Quốc và Nga.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản lưu ý thêm rằng tính đến ngày 30/9, các tàu của hải quân Nga và Trung Quốc đã đi qua Thái Bình Dương và eo biển Osumi ở phía Tây Nam Nhật Bản, sau đó tiến vào Biển Hoa Đông.
Bão lũ hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới
Biến đổi khí hậu đã khiến lượng mưa do các cơn bão gây ra nhiều hơn, dẫn đến tình trạng lũ lụt nghiêm trọng ở nhiều khu vực trong tuần qua.
Tại châu Mỹ, hôm 27/9, bão Ian đổ bộ vào Cuba khiến 2 người thiệt mạng và gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống điện quốc gia, nhà cửa và ngành nông nghiệp, chủ yếu ở tỉnh cực Tây Pinar del Río. Hiện các cơ quan chức năng vẫn tiếp tục nỗ lực khôi phục mạng lưới điện quốc gia.
Một ngày sau, bão Ian đã đổ bộ vào bờ biển bang Florida của Mỹ với sức mạnh của một cơn bão cấp 4. Trung tâm Dự báo bão quốc gia Mỹ cho biết cơn bão đã gây lũ lụt, triều cường và gió mạnh đe dọa tính mạng người dân ở các bang North Carolina và South Carolina.
Theo kết quả của một nghiên cứu mới nhất vừa được công bố tại Mỹ, bão Ian - một trong những cơn bão mạnh nhất từng ghi nhận ở Mỹ, đã khiến lượng mưa tăng thêm hơn 10%. Tổng thống Mỹ Joe Biden nhận định bão Ian có thể là "cơn bão gây thương vong lớn nhất trong lịch sử bang Florida", sau khi gây mưa xối xả và gió mạnh, làm ngập lụt nghiêm trọng, cuốn trôi nhà cửa và cướp đi nhiều sinh mạng.
Bên cạnh đó, lũ lụt tại Venezuela ngày 30/9 khiến nhiều người thiệt mạng và mất tích. Nhà chức trách Venezuela cho biết đã tìm thấy 8 thi thể nạn nhân thiệt mạng sau nhiều ngày mưa lớn khiến nước sông dâng cao tràn bờ và gây lũ quét. Hiện lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục tìm kiếm 3 người còn mất tích.
Lực lượng cứu hộ Venezuela tìm kiếm người mất tích trong trận lũ lụt mới nhất tại nước này. Ảnh: AFP/TTXVN
Các trận mưa lớn đã trút xuống nhiều khu vực ở miền Tây và miền Trung Venezuela trong ít nhất một tuần qua. Tại thành phố Barquisimeto, miền Tây Bắc, nhiều tuyến đường ngập lụt khiến người điều khiển phương tiện di chuyển khó khăn trong "biển nước".
Tại Nam Á, lũ lụt do mưa gió mùa kỷ lục và sông băng tan chảy ở các vùng núi phía Bắc Pakistan đã cướp đi sinh mạng của gần 1.600 người và ảnh hưởng đến hơn 33 triệu người kể từ giữa tháng 6. Lũ lụt đã cuốn trôi nhiều nhà cửa, khiến hàng chục nghìn người mắc kẹt trên đường mà không có thức ăn, nước sạch để uống. Lũ lụt cũng khiến nông nghiệp và hạ tầng của Pakistan chịu thiệt hại nghiêm trọng.
Ở Đông Nam Á, cơn bão nhiệt đới Noru quét qua hàng loạt tỉnh ở Thái Lan từ rạng sáng 29/9 đã gây mưa lớn và lũ quét ở nhiều khu vực. Trong số các tỉnh bị ảnh hưởng có Nakhon Ratchasima, Surin, và Nakhon Nayok, nằm ngay phía Đông thủ đô Bangkok. Tại các tỉnh khác cũng ở Đông Bắc Thái Lan bao gồm Ubon Ratchathani, Amnat Charoen, Si Sa Ket, Roi Et, Yasothon, Kalasin và Maha Sarakham đã có mưa lớn từ đêm hôm trước.
Bão Noru 2022 được đánh giá là một trong những cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm qua, tuy nhiên đã không gây thiệt hại về người khi đổ bộ vào Việt Nam. Điều này là do Việt Nam chủ động hơn trong công tác dự đoán và phòng, chống thiên tai.
Tóm lại, biến đổi khí hậu do phát thải khí nhà kính đang khiến Trái Đất và các đại dương ấm lên, làm tăng độ ẩm trong khí quyển và là nguyên nhân gây ra các cơn bão. Mặc dù số cơn bão nhiệt đới, hoặc xoáy thuận, có thể không tăng, nhưng các nhà khoa học cho rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu đang tạo ra nhiều xoáy thuận mạnh hơn, gây gió dữ dội hơn và lượng mưa nhiều hơn.
Mỹ tăng cường cạnh tranh với Nga và Trung Quốc ở khu vực Trung Á Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Nam và Trung Á Donald Lu đang trong chuyến thăm Kyrgyzstan và Tajikistan. Đây là sự tiếp nối của chuyến thăm Kazakhstan, Turkmenistan và Uzbekistan năm ngoái, cho thấy Mỹ ngày càng quan tâm với việc gia tăng ảnh hưởng ở khu vực này. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn...