Trung Quốc điều 60.000 lính áp sát biên giới Ấn Độ
Theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Trung Quốc đang triển khai hàng chục nghìn binh lính ở biên giới phía Bắc của Ấn Độ trong bối cảnh căng thẳng Trung – Ấn tiếp diễn.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Trung Quốc đã triển khai hàng chục nghìn binh sĩ ở biên giới phía Bắc của Ấn Độ, nhấn mạnh rằng dấu hiệu này cho thấy cuộc xung đột quân sự giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới còn lâu mới hạ nhiệt.
“Người Ấn Độ nhìn thấy 60.000 binh sĩ Trung Quốc ở biên giới phía Bắc”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trên Fox News vào cuối hôm 9/10. Đồng thời, Ngoại trưởng Pompeo cho biết, nền dân chủ của các nước trong nhóm “Bộ tứ kim cương” (QUAD) ở Thái Bình Dương gồm Ấn Độ, Australia và Nhật Bản đang bị Trung Quốc đe dọa.
Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết Trung Quốc đã triển khai 60.000 binh sĩ ở biên giới phía Bắc của Ấn Độ. (Ảnh: PTI)
Ông Pompeo tiếp tục chỉ trích phản ứng của Trung Quốc đối với đại dịch COVID-19, cáo buộc Bắc Kinh ăn cắp tài sản trí tuệ và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông cho mục đích xấu.
“Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ nghiêm túc xem xét mối đe dọa từ Trung Quốc và chúng tôi sẽ không còn cho phép họ dễ dàng áp đặt các giá trị của nước này cho tương lai phương Tây”, ông Pompeo nói.
Video đang HOT
Bình luận của ông Pompeo được đưa ra sau cuộc họp cấp bộ trưởng lần thứ hai nhóm QUAD ở Tokyo vào tuần trước, trong đó ông Pompeo kêu gọi các nước cùng hợp tác chống lại sức ép từ Trung Quốc. Chính quyền Trump đã chỉ trích Bắc Kinh về nhiều chủ đề, từ chính sách thương mại đến đại dịch COVID-19, trong khi Ấn Độ ngày càng cảnh giác với ảnh hưởng kinh tế và quân sự của Trung Quốc ở Nam Á.
Ấn Độ đang nỗ lực thúc đẩy mở rộng quan hệ hợp tác song phương với Nhật Bản, Mỹ và Australia trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương trong bối cảnh căng thẳng Trung – Ấn leo thang.
Hàng nghìn binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc hiện đang tập trung dọc theo dải biên giới tranh chấp ở khu vực Ladakh, giáp với Tây Tạng. Hồi tháng 6, sau nhiều tuần căng thẳng, một cuộc đụng độ đẫm máu giữa binh sĩ hai nước xảy ra khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Phía Trung Quốc không công bố con số thương vong.
Trung Quốc và Ấn Độ hôm 22/9 đã đồng ý ngừng gửi thêm binh sĩ tới điểm nóng trên dãy Himalaya dọc theo biên giới đang tranh chấp giữa hai nước. Tuy nhiên, căng thẳng vẫn ở mức cao, tại nhiều điểm, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc chỉ cách nhau vài trăm mét. Cả hai bên liên tục tăng cường quân tiếp viện và tiếp tế đến khu vực tranh chấp.
Ấn Độ và Trung Quốc không thể thống nhất về đường biên giới dài 3.488 km giữa hai nước, mặc dù đã có nhiều vòng đàm phán trong nhiều năm qua. Đã từng xảy ra một cuộc chiến tranh biên giới ngắn nhưng đẫm máu vào năm 1962.
Ấn - Trung 'đấu khẩu' về đường phân định biên giới
Trung Quốc chỉ trích việc Ấn Độ coi Ladakh là lãnh thổ liên bang, trong khi New Delhi bác tuyên bố của Bắc Kinh về Đường Kiểm soát Thực tế.
"Trung Quốc không công nhận cái gọi là khu vực chính quyền trung ương Ladakh do Ấn Độ thành lập bất hợp pháp", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói trong buổi họp báo ngày 29/9, đề cập đến khu vực tranh chấp nằm giữa biên giới hai nước.
Ấn Độ năm ngoái tuyên bố Ladakh là vùng lãnh thổ liên bang tách biệt với khu vực Jammu và Kashmir. Ông Uông không nêu lý do Trung Quốc tới nay mới đưa ra tuyên bố bác bỏ động thái này của Ấn Độ, hay lý do họ coi quyết định này là điều "bất hợp pháp".
Giới quan sát cho rằng việc Trung Quốc phản ứng với quyết định lập khu vực chính quyền trung ương Ladakh của Ấn Độ liên quan đến những cuộc đụng độ nổ ra giữa hai bên gần đây dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) chạy qua khu vực này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn phản đối việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chiếm đóng và kiểm soát bằng lực lượng quân sự ở các khu vực biên giới tranh chấp, khẳng định bất cứ công trình mới nào được xây dựng ở Ladakh cũng đều vi phạm cam kết của lãnh đạo hai bên.
Ông cho rằng các thông tin về những căn cứ quân sự mới mới được Trung Quốc xây dựng trong khu vực là "hoàn toàn không đúng sự thật và có động cơ ngầm". Ông Uông tuyên bố lực lượng biên phòng Trung Quốc hoạt động dọc LAC "tuân thủ nghiêm ngặt các thỏa thuận liên quan".
Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ trong cuộc diễn tập chung tại bang Meghalaya, Ấn Độ, tháng 12/2019. Ảnh: PLA.
Ấn Độ sau đó "phản đối kịch liệt" tuyên bố cách diễn giải của Trung Quốc về LAC dọc đường biên giới 3.500 km giữa hai nước.
"Ấn Độ chưa bao giờ chấp nhận cái gọi là Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) năm 1959 được xác định đơn phương. Lập trường này là nhất quán và được nhiều bên biết đến, kể cả phía Trung Quốc", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Shrivastava nói.
Shrivastava nhắc lại ba hiệp định ký năm 1993, 1996 và 2005, nhấn mạnh hai nước "đã cam kết làm rõ và xác định LAC để đạt được hiểu biết chung về vị trí đúng đắn của đường này". "Vì thế, việc Trung Quốc khăng khăng cho rằng chỉ có một LAC là trái với cam kết của nước này trong các hiệp định đã ký", Shrivastava nói.
Các hiệp định được Ấn Độ và Trung Quốc ký bao gồm Hiệp định Duy trì Hòa bình và Yên tĩnh dọc theo LAC năm 1993, Hiệp định về Các biện pháp Xây dựng lòng tin (CBM) trong lĩnh vực quân sự năm 1996, Nghị định thư về Thực hiện CBM và Thỏa thuận về Các giới hạn chính trị và nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới Ấn - Trung 2005.
Vị trí binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đụng độ những tháng qua. Đồ họa: Telegraph.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc leo thang dọc biên giới chưa phân định giữa hai nước từ đầu tháng 5 với đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người hôm 15/6. Quân đội hai nước triển khai hàng nghìn binh sĩ dọc theo LAC sau lần đụng độ đẫm máu nhất nhiều thập kỷ.
Các quan chức quốc phòng cao cấp của Ấn Độ và Trung Quốc ngày 21/9 gặp nhau để thảo luận về biên giới tranh chấp và nhất trí "tránh gây hiểu nhầm và đánh giá sai", đồng thời "tránh đơn phương thay đổi tình hình thực địa", đồng nghĩa với việc không triển khai thêm quân đến biên giới. Tuy nhiên, thông cáo chung của quân đội Ấn Độ và Trung Quốc không nhắc đến việc rút bớt lực lượng ở khu vực tranh chấp.
Ấn Độ và Trung Quốc đang gấp rút chuyển lương thực, nhiên liệu, trang phục vùng cực và nhiều loại vật tư khác lên khu vực biên giới, chuẩn bị cho giai đoạn thời tiết khắc nghiệt vào mùa đông sắp tới. Các binh sĩ Ấn - Trung đóng dọc theo LAC sẽ phải chống chịu điều kiện khắc nghiệt khi khu vực này gần như bị cô lập trong mùa đông.
'Đội quân' thồ hàng tiếp tế lính Ấn Độ gần biên giới Trung Quốc Ở độ cao gần 4.600 mét, người làng Chushul băng qua những sườn đồi hoang vắng ở bang Ladakh, vận chuyển đồ tiếp tế cho lính Ấn Độ ở biên giới. Khoác những túi vải thô chứa bao gạo, can xăng nặng cùng chiếc gậy tre buộc sau lưng, họ lê bước lên Đỉnh Đen, một đỉnh núi trên dãy Himalaya, nơi có...