Trung Quốc điều 300 tiêm kích đến Hoa Đông làm gì?
Quân đội Trung Quốc đã điều 300 máy bay chiến đấu đến vùng biển Hoa Đông để đối phó với các hoạt động quân sự của Mỹ và Nhật.
Tờ Qianzhan dẫn lời phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc – ông Cảnh Nhạn Sinh xác nhận, gần đây nước này đã thành lập trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp Đông Hải (Đông Hải là cách Trung Quốc gọi biển Hoa Đông), thành lập cơ chế chỉ huy tác chiến liên hợp.
Ông Cảnh Nhạn Sinh chỉ ra, đây là yêu cầu cần thiết của tác chiến liên hợp trong điều kiện thông tin hóa, quân đội Trung Quốc tiến hành tích cực trong phương diện này.
Theo một số nguồn tin, trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp Đông Hải bao gồm không quân và hải quân thuộc các Đại quân khu và 300 máy bay chiến đấu thuộc sự quản lý của trung tâm chỉ huy này. Việc này là để giám sát hiệu quả cái gọi là vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông (ADIZ), mặt khác cũng để Nhật Bản không thể dễ dàng hành động các hoạt động quân sự.
Trung Quốc đột nhiên điều 300 máy bay đến Hoa Đông.
Video đang HOT
Các chuyên gia Trung Quốc tin rằng, sau khi trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp Đông Hải được thành lập, với việc hoàn thành hiệp đồng phối hợp lực lượng trên không, việc nắm quyền kiểm soát sẽ tăng đáng kể, cái ô bảo vệ do không quân xây dựng cũng sẽ bảo vệ tốt cho những hành động của tàu chiến Hải quân Trung Quốc.
Nhiều khả năng, việc điều 300 máy bay đến khu vực Hoa Đông có thể là hành động ngang ngược nhằm hiện thực hóa cái gọi là vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông (ADIZ).
Theo Kiến Thức
Báo Mỹ hé lộ "gây sốc" về chiến đấu cơ JF-17 Trung Quốc
Tờ Defense News vừa đưa tin, trái với suy đoán về việc JF-17, loại máy bay do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất, đã có khả năng tác chiến khá hoàn chỉnh, hiện chiến đấu cơ này vẫn tiếp tục cải tiến hệ thống điện tử, khả năng vận tải vũ khí cũng như việc thiết lập phi đội bay thử nghiệm thứ ba.
JF-17 còn đang dang dở chứ không như suy đoán đã đạt được khả năng chiến đấu hoàn chỉnh
Trả lời phỏng vấn Defense News, Phó Nguyên soái không quân Pakistan Marshal Javed Ahmed đồng thời là Giám đốc dự án Chương trình JF-17 cho biết, chương trình vẫn đang diễn ra "theo lịch trình và không có sự chậm trễ". Hiện phi đội bay thử nghiệm đã thực hiện được 10.000 giờ bay và hơn 13.500 phi vụ bay. Ông Ahmed cũng tiết lộ, phi đội bay thứ ba sẽ được thiết lập sau sự kiện Exercise High Mark 2014 vào cuối năm nay.
Đồng thời theo ông Ahmed, ưu tiên hàng đầu trong số những cải tiến hệ thống điện tử của JF-17 là nhằm cải thiện khả năng "nhận thức tình huống" và "hiệu suất cũng như khả năng sát thương của máy bay". Song công việc này vẫn đang tập trung vào hệ thống radar NRIET KLJ-7 để hỗ trợ hệ thống tên lửa không đối không SD-10.
Pakistan "khoe" JF-17 trong một dịp trưng bày xuất khẩu vũ khí. Ảnh: Defensenews
Nhưng ông Ahmed đã không đề cập tới một thực tế là JF-17 vẫn đang được tiến hành tích hợp một số vũ khí thông minh và phát triển thêm vũ khí nội địa. Trong đó có loại tên lửa không đối không tầm ngắn PL-5E II, một loại biến thể gần đây của loại tên lửa đã lâu năm.
Mặc dù vậy, theo nhà phân tích quân sự và là cựu quan chức không lực Pakistan Kaiser Tufail, Không quân Pakistan vẫn hài lòng với tên lửa Trung Quốc vì vấn đề giá cả cũng như tính năng có thể tích hợp chúng vào điều khiển hỏa lực bằng máy tính.
Một trong những vấn đề về tải trọng của JF-17 cũng được các nhà phân tích lưu ý. Lí do vì JF-17 thường được nhìn thấy với 3 thùng nhiên liệu cơ lớn và chạy bằng động cơ Klimov RD-93. Thế nhưng theo lập luận của ông Ahmed, cấu hình 3 thùng nhiên liệu chỉ dùng cho các hoạt động đào tạo/nhiệm vụ mở rộng, còn với các chuyến bay thường xuyên thì chỉ có một thùng duy nhất.
Trái với thông tin ông Ahmed cung cấp, chuyên gia Tufail cho rằng, dù JF-17 đã bay được 10.000 giờ với 13.500 phi vụ, tương đương với mỗi phi vụ 45 phút, đồng thời JF-17 cũng có khả năng tiếp nhiên liệu trên không (trong đó có những hạn chế về hoạt động và hậu cần), nhưng thời gian bay như vậy là ngắn có thể sẽ không hề tạo ra triển vọng người mua trong tương lai.
Theo chuyên gia Tufail, thùng nhiên liệu hòa nhập khí động (CFT), loại thùng mang thêm nhiên liệu cho máy bay, là hoàn toàn cần thiết cho loại máy bay đa chức năng JF-17 nhưng việc cài đặt nó không phải dễ dàng. Vì khí động học của máy bay bị thay đổi rất nhiều và nó đòi hỏi phải được bay thử nghiệm trong tất cả các chế độ.
Trong khi đó, ông Ahmed tiết lộ sẽ đưa ra các giải pháp khác nhau được xem xét dựa trên nhu cầu của khách hàng, bao gồm cả việc tích hợp giá kép mang theo bom và hệ thống phóng đa tên lửa. Ông Ahmed nhận mạnh tới JF-17 góp phần vào sự tăng trưởng thị trường công nghiệp quốc phòng của nước này.
Thậm chí ông Ahmed còn nhận mạnh rằng, JF-17 là một lựa chọn hấp dẫn nhất là trong thời đại thắt lưng buộc bụng vì nó cung cấp một giải pháp hiệu quả và không có máy bay chiến đấu nào có cùng khả năng tương tự lại có mức giá như JF-17.
Tuy nhiên, nhưng tuyên bố trên của ông Ahmed trái hẳn với nhận xét của nhiều nhà phân tích khi nhận thấy dù được công bố và quảng cáo công khai nhưng doanh thu xuất khẩu loại máy bay này vẫn khá thấp.
Theo Dân Việt
Myanmar muốn mua và sản xuất tiêm kích JF-17 Trung Quốc Không quân Myanmar đang muốn mua mẫu tiêm kích đa năng giá rẻ JF-17 do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất. Theo tờ Wantchinatimes đưa tin hôm 16/6 cho hay, lực lượng Không quân Myanmar sẽ là khách hàng tiếp theo sau Pakistan, mua các máy bay chiến đấu phản lực đa năng JF-17 do Tập đoàn công nghiệp hàng không...