Trung Quốc điều 3 tàu xâm nhập Senkaku
Ngày 8/12, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, 3 tàu hải cảnh Trung Quốc lại xâm nhập vào khu vực gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Biên đội tàu cảnh sát biển Trung Quốc
Ba tàu cảnh sát biển Trung Quốc là Hải Cảnh 2166, Hải Cảnh 2350 và Hải Cảnh 2506 đã đi vào vùng lãnh hải này vào khoảng 9h sáng ngày 8/12 (giờ địa phương), cách một trong những hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 12 hải lý trong khoảng 3 giờ.
Đây là lần đầu tiên các tàu chấp pháp biển Trung Quốc được phát hiện đi vào vùng biển tranh chấp này, sau khi Bắc Kinh tuyên bố thiết lập khu vực nhận diện phòng không hôm 23/11, gây căng thẳng với các nước láng giềng trong khu vực.
Video đang HOT
Theo một quan chức thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, kể từ hôm 22/11, các tàu hải giám và hải cảnh của Trung Quốc vẫn hoạt động tại các vùng biển lân cận xung quanh quần đảo này nhưng không đi vào vùng lãnh hải của họ.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tuyên bố sẽ không thỏa hiệp về chủ quyền đối với quần đảo này và đã tăng cường chi phí quốc phòng, vì ông cho rằng Trung Quốc đang cố làm thay đổi hiện trạng tại khu vực này thông qua việc tăng cường các hoạt động xâm nhập trên biển.
Căng thẳng giữa Nhật và Trung ngày càng gia tăng sau khi chính quyền Tokyo mua lại ba hòn đảo từ một chủ sở hữu tư nhân người Nhật hồi tháng 9/2012.
Theo Xahoi
B-52 Mỹ bay vào vùng xác định phòng không của TQ
Ngày 26/11, Lầu Năm Góc cho biết hai máy bay quân sự của Mỹ tối 25/11 đã bay quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
"Pháo đài bay" của Không quân Mỹ đã bay qua quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư mà không gặp sự cố nào. (Ảnh: spacemankind.com)
Động thái của Mỹ đã không thông báo trước cho phía Trung Quốc, bất chấp tuyên bố của Bắc Kinh cho rằng khu vực này nằm trong Vùng Xác định Phòng không (ADIZ) mới được thiết lập.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steve Warren cho biết: "Chúng tôi đã tiến hành các hoạt động trong khu vực thuộc quần đảo Senkaku. Chúng tôi vẫn tiếp tục làm theo các thủ tục thông thường, trong đó có việc không thông báo trước kế hoạch bay, hoặc gửi thông tin bằng radio hay đăng ký tần số trước... Chúng tôi đã thực hiện cuộc diễn tập huấn luyện được lên kế hoạch từ lâu. Nó bao gồm hai máy bay bay khứ hồi từ đảo Guam".
Theo ông Warren, hai máy bay này đã hiện diện tại ADIZ trong vòng "chưa đầy một giờ đồng hồ" và "không gặp sự cố nào". Ông Warren còn cho biết hiện vẫn chưa có phản ứng từ phía Trung Quốc.
Trong khi đó, một quan chức quốc phòng giấu tên của Mỹ đã xác nhận rằng hai máy bay trên là máy bay ném bom B-52.
Cũng trong ngày 26/11, tờ "Wall Street Journal" đưa tin hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay vào vùng ADIZ mới được Trung Quốc thiết lập trên biển Hoa Đông mà không thông báo trước cho Bắc Kinh.
Theo báo trên, trong một "động thái thách thức trực tiếp Trung Quốc", hai máy bay ném bom B-52 đã rời đảo Guam và "bay trên một chuỗi đảo tranh chấp". Thông tin này dường như ám chỉ tới quần đảo Senkaku do Nhật Bản Kiểm soát mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư. Báo trên còn dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết hai máy bay B-52 "đã bay vào ADIZ của Trung Quốc vào khoảng 19h ngày 25/11 theo giờ Washington".
Hôm 23/11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã khẳng định rằng thông báo thiết lập ADIZ của Trung Quốc "không hề ảnh hưởng đến cách thức Washington tiến hành các hoạt động quân sự trong khu vực".
Theo Xahoi
55 hãng hàng không quốc tế báo lịch bay cho Trung Quốc 55 hãng hàng không từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đã thông báo lịch bay cho Trung Quốc, trước khi đi vào vùng phòng không gây tranh cãi mà Bắc Kinh lập ra. Một máy bay quân sự của Nhật Bản bay qua quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh minh họa: Kyodo Thông tin trên được phát ngôn viên...