Trung Quốc điều 25 máy bay áp sát đảo tranh chấp với Đài Loan
Nhóm oanh tạc cơ và tiêm kích Trung Quốc hôm 12/4 thực hiện đợt hoạt động lớn nhất từ trước tới nay trong vùng nhận diện phòng không Đài Loan.
Nhóm máy bay quân sự Trung Quốc tiến vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) phía tây nam đảo Đài Loan hôm 12/4 gồm 14 tiêm kích đa năng J-16, bốn tiêm kích J-10, bốn oanh tạc cơ chiến lược H-6K, hai máy bay săn ngầm Y-8 và một máy bay cảnh báo sớm KJ-500, cơ quan phòng vệ hòn đảo ra thông cáo cho hay.
Toàn bộ lực lượng này đều hoạt động ở vùng trời giữa đảo Đài Loan với quần đảo Đông Sa do Đài Bắc quản lý. Đây là đợt hoạt động trong ADIZ Đài Loan lớn nhất từ trước tới nay của máy bay quân sự Trung Quốc.
Tiêm kích Đài Loan kèm oanh tạc cơ Trung Quốc đại lục hồi năm 2020. Ảnh: Cơ quan phòng vệ Đài Loan .
Đài Bắc đã triển khai tiêm kích chặn máy bay của Bắc Kinh, trong khi các hệ thống tên lửa phòng không cũng được kích hoạt để giám sát.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa bình luận về thông tin.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Loạt chuyến bay diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh cùng nhiều máy bay quân sự Trung Quốc gần đây tổ chức diễn tập quanh đảo Đài Loan, được nhận định là nằm trong chiến thuật “siết gọng kìm” hòn đảo khi có xung đột nổ ra.
Hình ảnh được vệ tinh của Cơ quan Vũ trụ châu Âu chụp hôm 10/4 cho thấy nhóm tàu sân bay Liêu Ninh vượt eo biển Luzon nằm giữa đảo Đài Loan và Philippines, tiến vào Biển Đông và xuất hiện ngoài khơi quần đảo Đông Sa. Lực lượng này gồm tàu sân bay Liêu Ninh, một tàu khu trục phòng không Type-052D, một tàu hộ vệ tên lửa Type-054A và một tàu hậu cần Type-901.
Khu trục hạm hạng nặng Type-055 và một tàu khu trục phòng không Type-052D trước đó tách nhóm, di chuyển theo hướng bắc về phía eo biển Đài Loan.
Vị trí quần đảo Đông Sa (đánh dấu đỏ). Đồ họa: Google .
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 11/4 cảnh báo Bắc Kinh sẽ mắc sai lầm nếu thay đổi trạng thái đảo Đài Loan bằng vũ lực, khẳng định chính quyền Tổng thống Joe Biden cam kết bảo đảm đảo Đài Loan “có khả năng tự phòng vệ”. Tuy nhiên, ông từ chối trả lời liệu Mỹ có xem xét hành động quân sự nhằm vào Trung Quốc nếu Bắc Kinh sử dụng vũ lực với Đài Bắc hay không.
Quần đảo Đông Sa, hay còn gọi là quần đảo Pratas, nằm cách thành phố cảng Cao Hùng của Đài Loan khoảng 450km về phía tây nam, là một trong các thực thể tại Biển Đông do Đài Loan kiểm soát, nhưng Trung Quốc đại lục cũng tuyên bố chủ quyền.
Tiêm kích Trung Quốc liên tiếp diễn tập sát đảo Đài Loan
Hàng chục máy bay quân sự cùng tàu chiến Trung Quốc diễn tập hai ngày liên tiếp gần quần đảo Đông Sa, khiến Đài Loan điều tiêm kích đối phó.
Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết 11 máy bay quân sự của Trung Quốc đại lục gồm 8 tiêm kích, hai oanh tạc cơ H-6 cùng một máy bay tuần thám săn ngầm ngày 20/2 diễn tập gần quần đảo Đông Sa do Đài Bắc kiểm soát. Hải quân Trung Quốc cũng tham gia cuộc diễn tập, song cơ quan phòng vệ Đài Loan chưa nêu chi tiết về lực lượng tàu chiến.
Đây là ngày thứ hai liên tiếp không quân Trung Quốc điều lực lượng diễn tập gần quần đảo Đông Sa. Quân đội Trung Quốc điều 9 máy bay quân sự, gồm 4 tiêm kích J-16, 4 tiêm kích bom JH-7 và một máy bay tác chiến điện tử áp sát quần đảo Đông Sa và bay vào khu vực phía tây nam hòn đảo hôm 19/2.
Lực lượng phòng vệ Đài Loan đã phát cảnh báo cho máy bay của quân đội Trung Quốc, yêu cầu các phi công rời khỏi khu vực và triển khai hệ thống tên lửa cũng như điều tiêm kích để giám sát.
Trung Quốc chưa bình luận về thông tin trên, song trước đó tuyên bố các cuộc diễn tập gần đảo Đài Loan nhằm phản ứng với "sự thông đồng" giữa Đài Bắc và Washington, đồng thời nhằm "bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc". Mỹ là bên cung cấp vũ khí và hậu thuẫn chính cho giới chức đảo Đài Loan.
Tiêm kích F-16 của phòng vệ Đài Loan (dưới) bay gần oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc (trên), tháng 2/2020. Ảnh: Reuters .
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 20/2 nhắc lại lời kêu gọi Trung Quốc "ngừng gây áp lực quân sự, ngoại giao và kinh tế" đối với đảo Đài Loan, đồng thời "tham gia đối thoại có ý nghĩa" với đại diện của chính quyền hòn đảo.
Quần đảo Đông Sa nằm ở khu vực phía bắc Biển Đông, do Đài Bắc kiểm soát song Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền tại đây. Đông Sa nằm giữa đảo Đài Loan và Hong Kong, nơi Đài Bắc triển khai lực lượng đồn trú quy mô nhỏ. Giới chuyên gia quân sự đánh giá Đông Sa dễ bị quân đội Trung Quốc tấn công do nằm cách đảo Đài Loan hơn 400 km.
Các đợt áp sát đảo Đài Loan của máy bay Trung Quốc diễn ra sau khi hòn đảo công bố cuộc cải tổ các quan chức an ninh cấp cao, bao gồm việc bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan phòng vệ và cơ quan an ninh mới. Đài Loan đang tìm cách hiện đại hóa lực lượng phòng vệ và tình báo trong bối cảnh nguy cơ quân đội Trung Quốc tấn công ngày càng tăng.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, tuyên bố có thể sử dụng vũ lực nếu cần. Quân đội Trung Quốc tổ chức nhiều cuộc diễn tập với khí tài tối tân ở eo biển Đài Loan. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 28/2 cảnh báo việc đảo Đài Loan độc lập "đồng nghĩa với chiến tranh".
Trung Quốc diễn tập siết gọng kìm đảo Đài Loan Quân đội Trung Quốc điều 15 máy bay quân sự, gồm 12 tiêm kích, tiến vào vùng nhận dạng phòng không của đảo Đài Loan. Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết nhóm máy bay quân sự Trung Quốc tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của hòn đảo ngày 7/4 bao gồm 4 tiêm kích đa năng J-16, 8 tiêm...